Phường 13, Quận Bình Thạnh(TP.HCM): Vì sao tệ nạn buôn bán "quay vòng" chim, các, phóng sinh vẫn còn tiếp diễn?
Thế nhưng, việc chim, cá, rùa…phóng sinh bị buôn bán, đánh bắt “quay vòng” (người bán –> người thả –> người bắt –> người bán) như hiện nay tại một số ngôi chùa trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung vô cùng phản cảm. Tạo nên một vòng lẩn quẩn và nghịch lý! Người phóng sinh có tâm mà chẳng trọn.
Cá, chim phóng sinh “quay vòng” như thế nào?
Vào ngày 24/7/2018 và ngày 26/7/2018, phóng viên đến chùa Diệu Pháp (tọa lạc tại 188 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM) – một ngôi chùa nổi tiếng tại TP.HCM, nằm sát bên bờ sông Sài Gòn, có đường dẫn xuống bờ sông nên rất thuận tiện để người dân phóng sinh. Bên cạnh người dân địa phương, rất nhiều khách thập phương thường tìm về đây để dâng hương, cúng bái, phóng sinh.
Đến nơi, đối diện cổng chùa có các sạp chất nhiều thùng đựng cá, rùa, ba ba, lươn…lồng chim và buôn bán trên vỉa hè. Thấy chúng tôi, một người phụ nữ độ chừng hơn 40 tuổi tại sạp Dũng Loan mời gọi mua cá, chim để phóng sanh với nhiều mức giá khác nhau. Đồng thời, sạp Vân bên cạnh cũng liên tục mời gọi mua thêm các loại cá chép, baba, lươn... Qua quan sát, cứ mỗi đoàn xe đến chùa là tiếng rao từ các sạp cất lên: “mua cá, chim phóng sanh đi em ơi/chị ơi/anh ơi…” và việc buôn bán trên khiến cho nước cá đổ tràn xuống đường, gây mùi hôi tanh rất khó chịu.
Ngoài ra, tại mép bờ sông phóng sinh, người dân vừa thả cá lúc sau xuất hiện đối tượng ngang nhiên dùng điện chích bắt cá. Theo nhiều người phản ánh, thậm chí khi chùa cho xuồng chở các Phật tử, người dân ra giữa sông để phóng sinh thì có 2 – 3 chiếc xuồng khác đuổi theo, họ vừa thả cá xuống ngay lập tức bị những đối tượng này bắt lấy. “Lúc trước có một người ra giữa sông thả cá 3 lần, mua lại 3 lần đều bị bắt lại đúng 3 lần…” một người dân địa phương kể lại.
Bên cạnh đó, những chú chim phóng sinh cũng rơi vào tình cảnh tương tự như bị cắt cánh, đặt bẫy dụ bắt ở khu vực xung quanh. Cuối cùng, tất cả các loại cá, chim trên đều được đem bán cho các hộ kinh doanh trước cổng chùa. Nhiều Phật tử, người viếng chùa bức xúc lên tiếng nhưng vẫn không thể làm gì được. “Thả cá ở đây hay bị chích điện, con nào sống thì bán mà sống cũng lờ đờ…Còn chim thì đừng thả ở khu vực này, nó cũng bay lại đây rồi bị bắt tiếp, hoặc rớt xuống nước bị người bắt cá vớt luôn…” Phật tử tại chùa Diệu Pháp cho biết.
Tình trạng thu mua lộ liễu lại cá, chim,… vừa phóng sinh trước đó khiến cho Phật tử lẫn người viếng chùa vô cùng bất mãn và phẫn nộ. Có thể nói, hiện tại chứng kiến hành vi trên, những người có mặt tại chùa lúc này chỉ biết lắc đầu ngán ngẫm.
Chùa Diệu Pháp lên tiếng
Để làm rõ sự việc, PV đã liên hệ với Ban hộ tự chùa Diệu Pháp. Đại đức Thích Nguyên Bình – phó trụ trì chùa Diệu Pháp cho biết: Các chư tăng trong chùa rất bức xúc và phiền muộn về vấn đề này. Những năm qua, nhiều Phật tử và người dân cũng đã liên tục gửi đơn kiến nghị đến, tuy nhiên sự việc lại không nằm trong phạm vi giải quyết của Chùa. Chúng tôi đã nhiều lần làm việc và yêu cầu những hộ kinh doanh chim, cá…phóng sinh dời đi nơi khác đồng thời gửi đơn kiến nghị đến chính quyền địa phương nhưng vẫn không giải quyết được.
Được biết, tình trạng này bắt nguồn từ 10 năm trước, ban đầu chỉ có một hộ bán cá, chim…phóng sinh, do cô tên Vân làm chủ và thuê mảnh đất đối diện Chùa. Đến năm 2014, xuất hiện thêm 02 hộ bán, từ đó tình trạng buôn bán phá giá, cự cãi, lôi kéo khách hàng diễn ra thường xuyên gây ồn ào, mất trật tự và ô nhiễm môi trường. Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt tu học của các chư tăng, giờ giấc nghỉ ngơi của các cụ già ở Mái ấm tình người và việc chiêm bái của Phật tử. Đồng thời, lại xuất hiện thêm nhiều đối tượng sử dụng thuyền có động cơ, rà điện chích bắt cá trên sông, trước mặt phật tử ngay khu vực thả cá phóng sinh để bán lại cho các hộ kinh doanh chim, cá trước cổng. Hiện tại, mỗi ngày trung bình có 3 hộ kinh doanh, lúc tối đa là 6 hộ.
“Nỗi lòng của Chùa, Phật tử, người viếng chùa là sự việc có thể giải quyết nhanh chóng, dứt điểm. Và rất mong một ngày nào đó Chùa sẽ được trả lại sự trang nghiêm, thanh tịnh!” Đại Đức Thích Nguyên Bình chia sẻ.
Vừa qua, Văn phòng UBND TP.HCM có gửi công văn số 5664/VP-KT về việc xử lý đối tượng dùng điện đánh bắt cá và cấm kinh doanh cá, rùa trước cổng chùa Diệu Pháp chỉ đạo UBND quận Bình Thạnh thực hiện kiểm tra và xử lý nghiêm các đối tượng theo nội dung kiến nghị của Chùa Diệu Pháp. Tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn còn tiếp tục như chưa có gì xảy ra.
Với thực trạng trên, chúng tôi sẽ tiếp tục liên hệ đến chính quyền địa phương các cấp để làm rõ, theo dõi diễn biến vụ việc và có thông tin sớm nhất đến bạn đọc.
Bài: An Yên
Ảnh: Vũ Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 | 14/11/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 | 03/10/2024 Bạn đọc và tòa soạn
VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh
15:00 | 13/09/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá
10:11 | 06/03/2024 Bạn đọc và tòa soạn
Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra
10:30 | 04/10/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng
10:41 | 14/09/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Tin khác
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”
16:34 | 04/05/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc
11:31 | 29/04/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
13:46 | 09/03/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023
09:38 | 21/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023
10:35 | 16/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
15:43 | 07/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?
15:30 | 31/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Xuân biên cương
10:33 | 17/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?
14:56 | 10/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn
14:17 | 29/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023
14:11 | 26/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề
15:43 | 19/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023
15:01 | 18/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản
14:34 | 16/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023
14:54 | 26/10/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 Nông thôn mới
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 OCOP
Hiệu quả thiết thực chương trình khuyến công ở Sóc Trăng
09:32 Khuyến công
Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 Khuyến công