Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường
![]() |
Trong quan niệm truyền thống, thổ cẩm là biểu tượng của sự giàu có, ấm no và sung túc. Số lượng và chất lượng các sản phẩm thổ cẩm trong gia đình thể hiện địa vị và sự thành đạt của gia chủ. Với người phụ nữ Mường, kỹ năng dệt và sở hữu các sản phẩm thổ cẩm tinh xảo được xem như thước đo giá trị, sự khéo léo và đảm đang.
Sản phẩm thổ cẩm thường hiện diện trong các nghi lễ quan trọng như cưới hỏi, tang ma, lễ hội, và các sự kiện cộng đồng, mang đậm yếu tố tâm linh. Các họa tiết trên thổ cẩm, như hình chim, hoa, cây cỏ, thể hiện sự gắn bó với thiên nhiên và triết lý sống hài hòa của người Mường. Mỗi tấm thổ cẩm không chỉ là một sản phẩm mà còn chứa đựng tâm tư, tình cảm và nghệ thuật của người Mường. Qua đôi tay khéo léo của người thợ dệt, từng họa tiết, từng mũi chỉ đều phản ánh nét đẹp tâm hồn, sự sáng tạo và tình yêu quê hương.
Trải qua những thăng trầm của thời gian, nghề dệt thổ cẩm của người Mường từng đối mặt với nguy cơ mai một, khi chỉ còn rất ít người trong các bản làng nắm giữ kỹ thuật quay bông, dệt vải. Nhận thấy giá trị văn hóa đặc sắc của nghề dệt và tầm quan trọng của việc bảo tồn, các cấp chính quyền và cộng đồng đã chung tay thực hiện nhiều giải pháp thiết thực nhằm phục hồi và phát huy nghề truyền thống này. UBND huyện Tân Sơn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở các lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm tại xã Kim Thượng và Xuân Đài. Các nghệ nhân người Mường, với kinh nghiệm và kỹ thuật tinh xảo, trực tiếp tham gia giảng dạy, truyền đạt bí quyết dệt và thiết kế hoa văn độc đáo.
Huyện đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề tỉnh tổ chức các khóa học dành cho thanh niên và phụ nữ địa phương, giúp nâng cao kỹ năng dệt và khả năng sáng tạo. Dự án thí điểm chương trình dân tộc do cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha tài trợ đã mang lại cơ hội học tập, nâng cao tay nghề cho nhóm học viên yếu thế ở Phú Thọ. Chương trình không chỉ giúp bảo tồn nghề truyền thống mà còn tạo động lực kinh tế, nâng cao vị thế xã hội cho người tham gia, đặc biệt là phụ nữ.
Hiện, còn 2 xã còn duy trì nghề dệt thổ cẩm, xã Kim Thượng hiện có trên 50 hộ còn dệt thổ cẩm, trên 50 nghệ nhân độ tuổi từ 50 - 70 tuổi, nắm giữ bí quyết, kỹ năng thực hành, có thể truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho cộng đồng; xã Xuân Đài hiện có 1ha trồng bông phục vụ dệt vải, có khoảng 173 hộ còn dệt thổ cẩm và 1 câu lạc bộ dệt thổ cẩm khu Vượng với 26 thành viên. Năm 2008, làng nghề dệt thổ cẩm Làng Chiềng đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống, mở ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển du lịch cộng đồng cho người dân nơi đây.
Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường ở huyện Tân Sơn không chỉ được duy trì mà còn phát triển, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và kinh tế của địa phương. Những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo và độc đáo đã và đang khẳng định giá trị, thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và du khách.
Tin liên quan

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thanh Hoá: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch
15:11 | 13/08/2024 Nông thôn mới
Tin mới hơn

Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí
08:27 | 31/03/2025 Du lịch làng nghề

Phú Yên: “Biển rừng hòa một” và thông điệp “Đi Phú Yên đi”
10:19 | 20/03/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Du khách nô nức lên suối Tà Má thưởng ngoạn hương sắc hoa Trang
14:31 | 10/03/2025 Du lịch làng nghề

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Làng chài Nhơn Hải vào mùa rêu xanh
11:38 | 01/03/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Vượt đèo Truông Gia Vấn thưởng ngoạn vẻ đẹp hồ Hội Khánh
09:19 | 24/02/2025 Du lịch làng nghề
Tin khác

Phú Thọ: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch
15:03 | 14/02/2025 Du lịch làng nghề

Chùa Bối Khê xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
19:23 | 13/02/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Sắc hồng khoe thắm nơi cổng trời Vĩnh Sơn
09:54 | 10/02/2025 Du lịch làng nghề

Vĩnh Thạnh thu hút du khách dịp đầu xuân với sự kiện Ngày hội hoa anh đào
12:00 | 03/02/2025 Du lịch làng nghề

Quảng bá di sản làng nghề Hà Nội
11:10 | 31/01/2025 Du lịch làng nghề

Lượng tìm kiếm đặt phòng từ khách quốc tế tăng 139%
10:21 | 09/01/2025 Du lịch làng nghề

Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê
10:37 | 08/01/2025 Du lịch làng nghề

TP. Hồ Chí Minh: Du lịch gắn với quảng bá sản phẩm OCOP
08:53 | 07/01/2025 Du lịch làng nghề

Thời điểm vàng để kích cầu du lịch cuối năm
08:52 | 07/01/2025 Du lịch làng nghề

Phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống ở miền núi Nghệ An
09:10 | 23/12/2024 Du lịch làng nghề

Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025
09:46 | 17/12/2024 Du lịch làng nghề

Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
09:24 | 09/12/2024 Du lịch làng nghề

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề

Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường
08:00 | 22/11/2024 Du lịch làng nghề

Tổ chức gặp mặt hội đồng hương Gia Lai tại Thành phố Hồ Chí Minh
11:10 Tin tức

Hà Nam: Các hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn
08:30 Tin tức

Trưng bày hơn 1.000 tài liệu Bình Định - 50 năm xây dựng và phát triển
08:30 Văn hóa - Xã hội

Long An: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thạnh Hóa
08:29 Tin tức

Trình UNESCO ghi danh “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:28 Văn hóa - Xã hội









