Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: Không để bùng phát dịp cuối năm
Tiêm phòng vắc xin là một trong những biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia cầm.
Từ nguy cơ dịch bệnh…
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch cúm gia cầm, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện nhỏ lẻ ở các hộ chăn nuôi của 268 xã thuộc 95 huyện của 29 tỉnh, thành phố với số lợn tiêu hủy là 15.769 con.
Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo, thời gian tới, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có thể tiếp tục xảy ra, nhất là chăn nuôi nông hộ.
Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, hiện tại dịch bệnh vẫn xảy ra nhỏ lẻ ở các địa phương là do tình trạng kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm không đúng nơi quy định, thậm chí nhiều nơi giết mổ gia cầm ngay ở các chợ dân sinh. Không ít tỉnh, thành phố chưa có những cơ sở, điểm giết mổ bảo đảm quy định nên khó kiểm soát trước và sau khi giết mổ, làm phát tán dịch bệnh...
Ở góc độ địa phương, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn ra lẻ tẻ trên địa bàn thành phố với các bệnh thông thường như: Tụ huyết trùng, tiêu chảy, viêm phổi... Bệnh Dịch tả lợn châu Phi không xảy ra dịch lớn, song gần đây đã xuất hiện trở lại ở một số huyện như: Chương Mỹ, Đông Anh, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng nêu trên là do chăn nuôi nhỏ lẻ ở Hà Nội còn chiếm tới 60% nên luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm, chưa kể, Hà Nội có 738 cơ sở giết mổ nhưng có tới 673 cơ sở giết mổ thủ công trong khu dân cư. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh rất cao từ các nơi về cũng như trên địa bàn thành phố.
Phó Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Chương Mỹ Hoàng Lê Đại Thắng cho rằng, nguyên nhân xảy ra ổ bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại một số xã ở huyện Chương Mỹ mới đây là do nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tận dụng, sử dụng thức ăn thừa, chưa thực hiện tốt việc khai báo khi nhập đàn, tái đàn và người dân chủ quan với dịch bệnh.
Như vậy có thể thấy, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương trên cả nước. Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là các địa phương, người chăn nuôi cần quyết liệt các biện pháp để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
… đến giải pháp phòng tránh
Thời điểm hiện tại có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi để giữ và tăng tổng đàn, cung cấp nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Để chủ động kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, giảm thiệt hại kinh tế, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến yêu cầu, các địa phương tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y; đồng thời theo dõi chặt chẽ, giám sát dịch bệnh ngay từ hộ chăn nuôi, phát hiện và xử lý kịp thời, không để lây lan.
Mặt khác, các cơ quan chức năng của địa phương cần hướng dẫn thú y cơ sở cũng như người chăn nuôi theo dõi đàn gia súc, gia cầm; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Huy Đăng thông tin, ngành Nông nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ vắc xin, hóa chất, vật tư để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới.
Từ nay đến cuối năm 2020, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện 2 đợt tiêu độc môi trường; đồng thời duy trì hoạt động 5 chốt kiểm dịch gia súc, gia cầm vào thành phố, kiểm soát chặt chẽ phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, đặc biệt là kiểm soát các cơ sở giết mổ lớn như: Vạn Phúc (huyện Thanh Trì); Hải Bối, Minh Hiền (huyện Thanh Oai)…
Vấn đề cốt lõi là người chăn nuôi cùng vào cuộc, áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh phát sinh. Bà Trần Thanh Hiền (ở xã Thụy An, huyện Ba Vì) cho biết: “Hiện nay, với quy mô tổng đàn 1.000 con gia cầm, để bảo đảm an toàn dịch bệnh, trang trại đã tiến hành tổng vệ sinh môi trường xung quanh khu vực chuồng trại, tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định… Tôi cũng mong muốn các trang trại, gia trại cùng chung sức bảo vệ đàn vật nuôi để dịch bệnh không phát sinh và lây lan ra diện rộng”.
Với những giải pháp cụ thể cùng sự vào cuộc của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm sẽ có chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 sắp tới.
Theo Ngọc Quỳnh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Tin khác
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 | 18/12/2024 Kinh tế
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
09:21 | 17/12/2024 Kinh tế
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt
09:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh
15:43 | 16/12/2024 Kinh tế
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 | 12/12/2024 Kinh tế
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 | 11/12/2024 Kinh tế
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế
09:23 | 09/12/2024 Kinh tế
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
15:00 | 30/11/2024 Kinh tế
HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững
13:00 | 30/11/2024 Kinh tế
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”
09:08 | 28/11/2024 Kinh tế
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 OCOP
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 Làng nghề, nghệ nhân