Phát triển sản xuất tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu
Nhiều lao động địa phương có việc làm ổn định tại các cơ sở sản xuất bánh đa nem ở thôn Văn Châu, xã Đông Văn (Đông Sơn).
Chỉ cách TP Thanh Hóa hơn 5 km, nên hàng trăm lao động trong độ tuổi của xã Đông Văn làm việc tại TP Thanh Hóa và các khu công nghiệp, hằng tháng mang về tổng nguồn thu không nhỏ. Trong phát triển kinh tế nội tại, xã đã tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Từ những năm trước, địa phương đã xây dựng mô hình vùng sản xuất lúa tập trung chuyên canh tác lúa nếp cái hoa vàng và Bắc Thơm số 7, với tổng diện tích 105 ha. 2 doanh nghiệp chế biến lúa gạo là Công ty TNHH Nông sản An Thành Phong và Công ty CP Thương mại Sao Khuê, đã ký kết bao tiêu sản phẩm lúa thương phẩm, với giá gấp 2 lần các sản phẩm lúa đại trà. Những năm gần đây, xã còn chuyển đổi thành công gần 7 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả giá trị kinh tế cao hơn như dưa vàng, bưởi da xanh, ổi không hạt, thanh long... Đến nay, toàn xã có hơn 40.000m2 nhà lưới sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại, xã Đông Văn cũng là một trong những điển hình của tỉnh với 29 doanh nghiệp, gần 280 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể và thương mại, dịch vụ, 500 hộ kinh doanh đá ốp lát và đá mỹ nghệ. Trên địa bàn xã có 2 HTX hoạt động hiệu quả, trong đó HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Văn có vai trò tổ chức sản xuất, liên kết, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp và HTX sản xuất và chế biến nông sản Văn Châu kết nối các gia đình, doanh nghiệp sản xuất bánh đa nem và làm miến trong xã.
Tại thôn Văn Châu, cơ sở sản xuất bánh đa nem An Chi có quy mô lớn nhất trong xã, hiện giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động địa phương. Đây là cơ sở được đầu tư nhiều máy móc hiện đại nhờ “ông chủ” Nguyễn Huy Thảo, sinh năm 1987. Tốt nghiệp đại học tại Hà Nội và đi làm, nhưng năm 2015, anh vẫn quyết tâm trở về quê để vực dậy nghề làm bánh đa nem truyền thống, mà nhiều đời nay vẫn lắt lay vì sản xuất thủ công, quy mô nhỏ lẻ, ít người biết đến. Qua nhiều thất bại trong tìm kiếm thị trường cũng như huy động vốn khởi nghiệp, nhưng đến nay, mỗi năm cơ sở sử dụng khoảng 60 tấn gạo làm nguyên liệu, thị trường sản phẩm đi khắp các tỉnh trong nước. Liên tục thay đổi mẫu mã, đăng ký để được công nhận sản phẩm an toàn thực phẩm, đầu tư công nghệ sấy để không phụ thuộc thời tiết nên sản lượng duy trì đều, mỗi năm cho doanh thu tới 2 tỷ đồng. Nhiều lao động dù hết tuổi đi làm công nhân, vẫn được tạo việc làm tại đây, với thu nhập tới 7 – 8 triệu đồng/người/tháng. Hiện chủ cơ sở đang tiếp tục đầu tư mở rộng khu sản xuất, dự kiến sẽ giải quyết thêm việc làm cho 30 lao động địa phương.
Bà Mai Thị Ngọc Linh, Chủ tịch UBND xã Đông Văn, cho biết: Tuy đã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nhưng xã vẫn chú trọng phát triển các mô hình sản xuất theo chiều sâu, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân. Sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2020, xã tiếp tục hỗ trợ kinh phí để các hộ xây dựng thêm 10 vườn mẫu, nâng tổng số vườn lên 21. Với các hộ sản xuất bánh đa nem và làm miến, xã khuyến khích 5 triệu đồng nếu áp dụng máy móc, kỹ thuật hiện đại hoặc bảo đảm các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo các quy chuẩn. Hiện tại, địa phương đang xây dựng bánh đa nem An Chi thành sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa. Nhờ phát triển sản xuất, đến nay thu nhập bình quân của xã đã đạt gần 70 triệu đồng/người/năm và xã không còn hộ nghèo.
Xã NTM kiểu mẫu thứ 2 của tỉnh là Định Tân lại phát huy được lợi thế đất nông nghiệp để phát triển các mô hình sản xuất. Nông dân địa phương cũng khá năng động, phát triển được 4 mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao trong nhà lưới. Hiện xã có 2 khu sản xuất rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 6 ha. Khoảng 40 hộ dân tham gia mô hình đã được hỗ trợ tham gia các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản. 2 HTX nông nghiệp trên địa bàn cũng thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức sản xuất, cung ứng giống và vật tư nông nghiệp, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Thống kê từ UBND xã Định Tân, giá trị sản xuất của vùng rau an toàn tập trung trong xã đạt hơn 200 triệu đồng/ha/năm, góp phần đưa giá trị trồng trọt trung bình trong xã đạt khoảng 140 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, địa phương còn phát triển được 70 trang trại, gia trại cá – lúa, tổng hợp và chăn nuôi..., với lợi nhuận mỗi mô hình từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tại thôn Yên Hoành, mô hình trang trại sinh thái kết hợp du lịch của nông dân Phạm Quang Vọng đang trở thành điển hình trong phát triển kinh tế ở địa phương. Cách làm kinh tế mới của ông Vọng đã khơi dậy được tiềm năng sẵn có của vùng quê thanh bình, thiên nhiên tươi đẹp nơi đây, lại được đánh giá là hợp xu thế phát triển. Với tổng diện tích 4,5 ha, gia đình ông Vọng đã xây dựng các tiểu cảnh, đào ao, trồng 500 cây dừa xiêm, dành 2 – 3 ha chuyên trồng các loại hoa... để đón khách tham quan.
Hiện nay, địa phương còn có 12 doanh nghiệp đang hoạt động, hơn 300 hộ kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm thường xuyên cho 300 lao động. Hơn 100 lao động trong xã đang đi xuất khẩu lao động cũng gửi về nguồn ngoại tệ trị giá hàng tỷ đồng mỗi tháng, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Định Tân cũng đạt gần 70 triệu đồng/người/năm.
Theo Lê Đồng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 | 08/07/2025 Nông thôn mới

Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024
09:17 | 07/07/2025 Nông thôn mới

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 | 04/07/2025 Nông thôn mới

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 | 03/07/2025 Nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới
14:08 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02
14:07 | 02/07/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 | 01/07/2025 Nông thôn mới

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững
10:30 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”
09:41 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước
22:09 | 29/06/2025 Nông thôn mới

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.
17:16 | 28/06/2025 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
09:11 | 26/06/2025 Nông thôn mới

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch
15:29 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
10:36 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh
10:06 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm
21:00 | 22/06/2025 Nông thôn mới

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 | 21/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:00 | 18/06/2025 Nông thôn mới

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức