Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

LNV - Với định hướng phát triển nông nghiệp trở thành 1 trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh, trọng tâm phát triển là nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có sức cạnh tranh. Tuy nhiên, so với đề án, kế hoạch đề ra, việc phát triển này chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có của địa phương.

z3829983844794_2b8354b2813fca6949977bcef18e8d1c.jpg

Thanh long - cây trồng chủ lực của Bình Thuận.

Nhân rộng các mô hình có hiệu quả

Ngày 10/8/2018, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 2059/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án thành lập vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, diện tích khoảng 2.155 ha được đầu tư xây dựng tại huyện Bắc Bình. Mục tiêu của dự án là xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Từ đó nâng tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt 6 - 7% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Năng suất cây trồng tăng gấp từ 1,5 đến 2 lần so với sản xuất truyền thống. Các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đạt các tiêu chí VietGAP hoặc GlobalGAP. Quy trình công nghệ sản xuất phải tiên tiến nhất tại thời điểm đầu tư...

vuon-thanh-long-o-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-.jpg

Thanh long canh tác theo các tiêu chuẩn an toàn.

Kết quả đến nay, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã và đang nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả. Toàn tỉnh có 27.243 ha cây trồng áp dụng biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; 100% diện tích thanh long áp dụng bóng đèn compact, đèn led để xử lý ra hoa trái vụ; 42.090 ha lúa áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến, tiết kiệm nước (SRI, ướt khô xen kẽ, 1 phải 5 giảm); 9.050 ha thanh long canh tác theo các tiêu chuẩn an toàn (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ). Ngoài ra, ngành nông nghiệp đã triển khai mô hình truy xuất nguồn gốc sản phẩm thanh long bằng công nghệ 1 chạm tại HTX Thanh long sạch Hòa Lệ; HTX Thanh long Hàm Minh 30; Trang trại Trịnh Anh… Tất cả quá trình sản xuất của trang trại, hợp tác xã được minh bạch hóa, kết hợp tem nhãn để nhận diện thương hiệu qua ghi chép nhật ký điện tử trên phần mềm chuyển đổi số nông nghiệp Bình Thuận.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh không mới, chưa có gì nổi bật, chủ yếu thực hiện trên các cây trồng chủ lực của tỉnh (lúa, thanh long) với các ứng dụng như: sản xuất trong nhà màng/nhà lưới, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước tự động hóa, sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, sử dụng đèn Led xử lý ra hoa trái vụ trên cây thanh long, áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến SRI…

van_0700.jpg

Trồng dưa lưới trong nhà màn ở Bắc Bình.

Đa dạng mô hình nhưng chưa lớn

Trong những năm gần đây, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã được áp dụng trên nhiều loại cây trồng với quy mô, diện tích lớn. Điển hình như sản xuất trong nhà màng, nhà lưới kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm trên nhiều loại cây trồng (cây táo, dưa lưới, rau các loại…) ngày càng được mở rộng với diện tích 274 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Bắc Bình, Tuy Phong. Ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước theo hướng tự động hóa trên các loại cây trồng khác nhau như cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh không hạt…) với diện tích 409,5 ha; các loại cây ăn trái khác (xoài, mít, nhãn…) với diện tích 3.218 ha; cây dược liệu (đinh lăng, bạc hà) với diện tích 56,1 ha.

san-xuat-lua-theo-cong-nghe-moi-canh-dong-khong-dau-chan-anh-n.-lan-2-.jpg

Sản xuất lúa sử dụng hệ thống phun thuốc bằng máy bay không người lái. Ảnh: N. Lân.

Ngoài ra, nhiều hộ dân còn áp dụng các giống cây trồng mới đáp ứng nhu cầu thị trường, điển hình như Tuy Phong đã chuyển đổi sang trồng các giống nho chủ yếu như nho xanh (NH01- 48), NH 01-152, nho ngón tay đen (NH 04-102), nho kẹo (NH01-26) và nho mẫu đơn (NH 01 - 209) với diện tích 42,4 ha; Tánh Linh có 673,58 ha diện tích gieo trồng lúa sử dụng các giống mới như OM4900, OM5451, OM1, NVP79, Cửu Long 666, Hương Cửu Long… Bên cạnh đó, huyện Tánh Linh còn áp dụng đồng bộ máy móc vào sản xuất lúa với diện tích 183 ha từ khâu gieo sạ bằng máy cấy, máy sạ cụm đến quá trình chăm sóc sử dụng hệ thống phun thuốc bằng máy bay không người lái.

vuon-nho-cong-nghe-cao-o-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-.jpg

Trồng nho công nghệ cao. Ảnh: N. Lân.

Trước đây, các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn được triển khai thực hiện chủ yếu trên cây thanh long, lúa, các loại rau. Trong 2 năm trở lại đây, các mô hình này được mở rộng áp dụng trên các loại cây ăn quả, như: Mô hình trồng thâm canh cam xoàn theo VietGAP, quy mô 1 ha tại xã Tiến Thành, TP. Phan Thiết; mô hình trồng, thâm canh sầu riêng theo VietGAP, 2 ha tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam; mô hình thâm canh bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, 2 ha ở xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc; mô hình ứng dụng giá thể trồng dưa lưới đạt tiêu chuẩn VietGAP, 0,2 ha tại xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc; mô hình trồng, thâm canh vú sữa theo tiêu chuẩn Viet GAP, 1,7 ha tại xã Hàm Phú và Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc; mô hình trồng, thâm canh mãng cầu dai theo tiêu chuẩn VietGAP, 4,5 ha tại xã Thuận Hòa, Hồng Sơn; mô hình trình diễn trồng mít Thái theo hướng VietGAP, 1 ha tại xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình; mô hình trồng, thâm canh chanh leo theo VietGAP, quy mô 1 ha tại xã Hàm Minh…

Vì nhiều mô hình chưa triển khai rộng như trên nên tăng trưởng nông nghiệp trong ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh vẫn chưa thật bền vững. Việc liên kết, hợp tác sản xuất trong nông nghiệp chưa phát huy tối đa hiệu quả, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn khó khăn. Do đó, đã khiến việc ứng dụng công nghệ cao tại địa phương vẫn chưa có bước phát triển đột phá.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 253 dự án nông nghiệp, trong đó có 14 dự án nông nghiệp công nghệ cao. Mặc dù tỉnh vẫn chưa ban hành chính sách riêng, cụ thể để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhưng địa phương sẽ nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư. Bằng việc tạo điều kiện để doanh nghiệp hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Một khi thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào thực hiện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng được các vùng chuyên canh kết hợp giữa sản xuất và chế biến bảo đảm số lượng, chất lượng… lúc ấy ngành nông nghiệp mới thực sự phát triển tương xứng với tiềm lực hiện có của Bình Thuận.

Minh Vân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

LNV - Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, Hợp tác xã Dược liệu Phú Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng và chiết xuất tinh dầu từ cây mùi già, húng quế.
Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

LNV - Nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã số vùng trồng...
Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

LNV - Hiện thời tiết rét kèm theo mưa phùn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, người dân tập trung các biện pháp phòng, chống, hạn chế dịch bệnh phát sinh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng thời gian tới.
Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

LNV - Những năm gần đây, Thiện Nghiệp đã có một số mô hình chăn nuôi được triển khai tại các hộ dân trong xã. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và xã nói riêng. Trong đó có mô hình nuôi dê sinh sản.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

LNV - Tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ và dòng sông Hồng chảy qua địa bàn, HTX Nông - Ngư nghiệp phát triển Kim Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã xây dựng mô hình trồng rau VietGAP và nuôi cá lồng bè, mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên.
9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

LNV - Ngày 17-2, các tổ chức thủy lợi thành phố Hà Nội đã lấy và cấp đủ nước cho hơn 94% diện tích gieo cấy vụ xuân 2025, trong đó 9 quận, huyện đã cơ bản hoàn thành.

Tin khác

Ở vùng rau VietGAP Phú Long

Ở vùng rau VietGAP Phú Long

LNV - Ông Trần Văn Cảnh – 1 trong số gần 50 hộ dân tại thị trấn Phú Long tham gia mô hình sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP cho biết, gia đình có 4 sào, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cải tạo nền đất bằng phân bón hữu cơ vi sinh, nên hiệu quả sản xuất cao hơn so với thời gian trước. Đáng mừng nhất là chất lượng rau được đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, được thị trường ưa chuộng hơn.
Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

LNV - Trưa 4/2, Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi 11 tỉnh thành khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) về việc chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa Xuân 2025.
Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

LNV - Với hơn 600 gốc nho đang trĩu quả, vườn nho của anh Lê Thanh Bình (28 tuổi, ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, check-in.
Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

LNV - “Ngô leo lên núi, núi ngả cúi đầu”, đó là câu nói truyền miệng về cây ngô ở Sơn La, là cây trồng chủ lực bao phủ khắp các đồi, núi của tỉnh miền núi phía bắc.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

LNV – Nhờ sự chuyển đổi từ phương thức nuôi cá chim vây vàng quảng canh sang thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ dân ở xã Hộ Độ (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thành công phát triển mô hình cho lợi ích kinh tế cao.
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

LNV - Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, huyện Mê Linh đã triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương, thành phố cũng như của huyện. Hiện tại, huyện đang duy trì và phát triển các vùng trồng trọt chuyên canh ổn định có quy mô từ 20ha/vùng trở lên, như sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thanh Lâm; cây ăn quả ở các xã Hoàng Kim, Chu Phan...
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

LNV - Ca Organic Farm của anh Võ Vinh Ca ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định xây dựng và thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quy trình khép kín. Đặc biệt mô hình du lịch canh nông này đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch và học sinh, sinh viên đến tham quan, trải nghiệm.
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

LNV - Không chỉ giúp người dân chủ động chuyển dịch cơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng, việc hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ còn tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

LNV - Đối với ngành NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố có hơn 195.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 20-70% nhu cầu tiêu dùng của khoảng 10 triệu người dân sinh sống, học tập, công tác trên địa bàn thành phố. Do đó, nông nghiệp Hà Nội thời gian tới sẽ tập trung vào quy hoạch sản xuất theo quy hoạch chung vùng huyện và quy hoạch vùng Thủ đô. Ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội chia sẻ.
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

LNV - Sáng ngày 31/10/2024, tại hội trường Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mê Linh, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu, qua đó giúp người nông dân nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc,tình hình thiệt hại trên toàn địa bàn thành phố cập nhật 15h30 ngày 22/9/2024: Cây bị gẫy, đổ trên 100.000 cây (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); lúa bị gẫy, đổ, dập nát 22.848 ha; lúa bị ngập 13.832 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng 10.830 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng 9.045 ha, thủy sản bị ảnh hưởng 4.212 ha; gia súc chết 3.299 con; gia cầm chết, thất lạc 453.104 con;…
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Ngày 8/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì

Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì

LNV – Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Ba Vì theo hướng tích cực, bền vững, nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, 250-350 triệu đồng/ha.
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Nhằm giúp bà con nông dân nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão số 3 (Yagi), Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống.
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

LNV - Sau 3 tháng triển khai, Dự án “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” được triển khai ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có hiệu quả, mô hình có nhiều tiềm năng mở rộng để phát triển kinh tế.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025

(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025

LNV - Sáng 19/3/2025, tại sân tượng đài Hoàng Thái hậu Ỷ Lan, UBND xã Dương Xá tổ chức Lễ hội truyền thống đền, chùa Bà Tấm - Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn

LNV - Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có hơn 70 làng nghề ổn định hoạt động, chủ yếu theo quy mô gia đình, với gần 7.000 hộ, 25 doanh nghiệp và 11 hợp tác xã, tạo việc làm cho gần 17.000 lao động. Tổng doanh thu từ các làng nghề ước đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm. Các làng nghề đang tích cực sản xuất, hứa hẹn tạo ra sản phẩm chất lượng, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, phấn đấu không còn xã dưới 15 tiêu chí, các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đi liền với đô
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động