Nông thôn Hải Phòng phải là miền quê đáng sống
Hải Phòng triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi 139 xã thuộc 07 huyện, với dân số trung bình trên 1.070 nghìn người, chiếm 58% dân số thành phố (1,85 triệu người, năm 2010), trên diện tích tự nhiên gần 126.000 ha, chiếm khoảng 82% diện tích đất thành phố.
Từ đồng ruộng đến làng mạc, thôn xóm, tất cả đều khoác lên mình một “tấm áo mới” khang trang, tươi sáng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Cơ cấu sản xuất có sự chuyển dịch đúng hướng; nền nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, tiến tới nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp, dịch vụ nông thôn có sự phát triển đáng kể…
Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng có những bước phát triện mạnh mẽ. |
Hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển
Giai đoạn 2010-2020, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, thành phố đã đầu tư phát triển sơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, hiện đại từng bước phát triển kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, từng bước thu hẹp khoảng cách với đô thị.
Theo kết quả Điều tra Nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ năm 2020 của Cục Thống kê Thành phố Hải Phòng, tính đến thời điểm tháng 7/2020, 100% số thôn, xã có điện lưới quốc gia, hệ thống hạ tầng điện nông thôn luôn được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây mới, xóa bỏ việc cắt điện luân phiên tại khu vực nông thôn trong những tháng cao điểm. Cùng với đó 100% số thôn đã có đường ô tô đến UBND xã và 100% tuyến giao thông ô tô từ UBND xã đến trụ sở UBND huyện được nhựa và bê tông hóa (trừ 01 xã đảo trên biển). Hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao, thông tin liên lạc và các dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng tiện ích, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của cư dân nông thôn.
Ngành nghề nông thôn thay đổi tích cực
Khu vực nông thôn của thành phố hiện có 350.966 hộ, trong đó 87.749 hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 25% (năm 2011 là 42,85%) còn lại là hộ phi nông, lâm nghiệp và thủy sản và có 496 hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tiêu chí trang trại; như vậy cơ cấu ngành nghề của hộ khu vực nông thôn đã có sự thay đổi khá rõ nét theo hướng tích cực: Tỷ trọng hộ sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm.
Cụ thể Hộ nông nghiệp toàn Thành phố có 82,7 nghìn hộ, chiếm tỷ trọng 90,98% tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 2,58 điểm %; Hộ lâm nghiệp: chiếm 0,02% và giữ ở mức ổn định; Hộ thủy sản có 5,4 nghìn hộ chiếm tỷ trọng 6,04% giảm 0,37 điểm % so với năm 2011. Điều này đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất tại khu vực nông thôn đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của thành phố trong thời gian qua. Năm 2010 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt trên 6,3 nghìn tỷ đồng chiếm 9,05% cơ cấu GRDP toàn thành phố, sau 5 năm (2015) đạt trên 9,8 nghìn tỷ đồng chiếm 7,52% cơ cấu, giảm 1,5 điểm %; sơ bộ năm 2020 đạt 12,7 nghìn tỷ đồng (tăng gấp 2 lần so với năm 2010) và cơ cấu chiếm 4,6% tổng GRDP toàn thành phố, giảm 2,9 điểm %.
Trong giai đoạn gần đây, dưới tác động của tốc độ đô thị hóa, diện tích đất sản xuất nông nghiệp liên tục giảm, dịch chuyển cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ, tỷ trọng đầu tư từ xã hội vào nông nghiệp giảm; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng ngành nông, lâm, thủy sản vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm. Từ năm 2010 đến nay, giá trị sản xuất (GTSX) tăng bình quân 2,1%/năm; GRDP bình quân đạt 2,84%/năm. GTSX năm 2010 toàn ngành đạt trên 12,6 nghìn tỷ đồng với cơ cấu nội bộ nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản lần lượt là 75,01% - 0,36% và 24,24%; năm 2020 sơ bộ đạt trên 24,7 nghìn tỷ với cơ cấu tương ứng là 55,95% - 0,17% - 33,61%. Như vậy sau 10 năm, cơ cấu trong nội bộ nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã chuyển dịch đúng hướng theo tiềm năng và lợi thế của địa phương, đó là tăng nhanh tỷ trọng ngành thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt trong GTSX.
Để ngành trồng trọt phát triển cân đối bền vững với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, trước sức ép của đô thị hóa (diện tích gieo trồng bình quân mỗi năm giảm 2,23 nghìn ha) Thành phố thực hiện các chính sách tiếp sức cho nông dân như cung cấp tín dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá, đến nay năng suất lúa đạt 6,42 tấn/ha tăng 7% (tương ứng tăng 4 tạ/ha) so với năm 2010; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt năm 2019 đạt 121,9 triệu đồng/ha, theo đúng mục tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra.
Đối với ngành chăn nuôi, hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại đang dần thay thế mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình, tiếp tục đẩy nhanh phát triển theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng.
Đối với ngành thủy sản, nghề khai thác xa bờ phát triển nhanh. Hoạt động khai thác tiếp tục xu hướng xa bờ, sử dụng các phương tiện, máy móc hiện đại như: Máy tầm ngư, định vị nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó với vị trí địa lý ven biển, ngành nuôi trồng có nhiều lợi thế về đa dạng hóa các khu vực sản xuất nước mặn, lợ và nước ngọt; đẩy mạnh xu hướng nuôi trồng đa loài, đa loại hình và thân thiện với môi trường, tập trung phát triển vào những sản phẩm có tiềm năng thế mạnh như ngao, tôm thẻ, cá vược, thủy sản lồng bè,... Đến nay sản lượng thủy sản ngày càng gia tăng không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn cung cấp nguyên liệu chế biến xuất khẩu.
Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn dân, cùng với việc đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành, đơn vị.
Tính đến năm 2019, thành phố đã có 100% số xã (139/139 xã) hoàn thành xây dựng nông thôn mới, vượt trước một năm so với kế hoạch của thành phố và chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, (bình quân toàn quốc là 50,26% và vùng Đồng bằng sông Hồng là 83,69%).
Đặc biệt, ngày 8/10/2020 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1531/QĐ-TTg công nhận huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Hải Phòng hiện có 5/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 137/137 xã đạt chuẩn NTM, trong đó 42 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao và 22 xã hoàn thành tiêu chí NTM kiểu mẫu.
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X (về nông nghiệp, nông dân, nông thôn); nông thôn, nông nghiệp Hải Phòng đã đạt được những kết quả vượt bậc, tạo ra sự gắn kết, liên kết chặt chẽ giữa đô thị, cảng biển hiện đại với nông thôn. Nông thôn Hải Phòng thực sự đổi thay, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, hiệu quả sản xuất được nâng cao; người nông dân đã thực sự trở thành chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, thụ hưởng những thành quả của đổi mới mang lại.
Để “Nông thôn Hải Phòng phải là miền quê đáng sống”, tiếp tục xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu thúc đẩy, nâng cao chất lượng toàn diện, gắn với giảm nghèo bền vững, đời sống vật chất khá giả, môi trường sống an toàn, đời sống tinh thần phong phú, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hải Phòng phấn đấu đến hết năm 2025, 100% số xã đạt xã NTM kiểu mẫu. 100% các tuyến đường giao thông (đường xã, thôn, ngõ xóm) đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp. 100% trường học các cấp (mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là Trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1; mỗi xã có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2. Thu nhập bình quân đầu người đạt tối thiểu 85 triệu đồng/người/năm, không còn hộ nghèo (trừ đối tượng thuộc diện bảo trợ). Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tối thiểu 85%, trong đó ít nhất 30% lao động có bằng cấp, chứng chỉ; 100% các xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả, có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn, có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa; 95% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý...
Hành trình xây dựng những miền quê đáng sống Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023. Hà Nội: Phát triển du lịch nông nghiệp sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới |
Tin liên quan
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 | 25/12/2024 Nông thôn mới
Hải Phòng: Tổ chức chương trình tuần hàng Việt Nam
09:28 | 29/11/2024 Khuyến công
Lạng Sơn: Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới
09:27 | 11/11/2024 Nông thôn mới
Tin mới hơn
Thừa Thiên Huế: Phát huy tiềm năng du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
11:21 | 30/12/2024 Tin tức
Đà Nẵng: Tất bật làng nghề bánh khô mè vụ Tết
11:20 | 30/12/2024 Tin tức
10 nhà xưởng bị thiêu rụi trong vụ cháy ở làng nghề Liên Hà
10:09 | 30/12/2024 Tin tức
Hơn 30 tỉnh, thành công bố lịch nghỉ Tết của học sinh
09:55 | 30/12/2024 Tin tức
Ấn tượng Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường với chủ đề “Ngôi trường xanh”
21:02 | 29/12/2024 Tin tức
Hơn 1000 sản phẩm có mặt tại Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3
22:00 | 27/12/2024 Tin tức
Tin khác
Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu
16:12 | 27/12/2024 Tin tức
Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024
15:37 | 27/12/2024 Tin tức
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 | 26/12/2024 Tin tức
Ứng phó sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Các giải pháp “cứng” và “mềm”
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
Xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ: Cơ hội và thách thức
20:29 | 26/12/2024 Tin tức
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 | 25/12/2024 Tin tức
Bình Định: giữ gìn nghề truyền thống hướng đến du lịch cộng đồng
08:49 | 25/12/2024 Tin tức
Đặc sắc Phiên chợ nông sản Bình Định lần thứ III năm 2024
10:56 | 23/12/2024 Tin tức
Tạp chí xác định được Vị thế Bản sắc và nâng Chất lượng
09:12 | 23/12/2024 Tin tức
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 | 20/12/2024 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 | 20/12/2024 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
13:54 | 18/12/2024 Tin tức
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 Văn hóa - Xã hội
Thừa Thiên Huế: Phát huy tiềm năng du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
11:21 Tin tức
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 Kinh tế
Đà Nẵng: Tất bật làng nghề bánh khô mè vụ Tết
11:20 Tin tức