Nghệ thuật điêu khắc tranh gỗ của nghệ nhân Cơ Tu
Tuy trải qua những biến động, thay đổi của thời gian, không gian sống và những phong tục, tập quán trong lao động, sản xuất nhưng những tác phẩm điêu khắc gỗ có giá trị về đời sống sinh hoạt, lao động-sản xuất, tâm linh-tín ngưỡng của người Cơ-tu vẫn được bảo lưu và giữ gìn qua các thế hệ... Ngày nay, ở các xã vùng cao các huyện Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam và huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng vẫn còn giữ được loại hình Gươl (ngôi nhà sinh hoạt chung của cộng đồng làng) truyền thống. Có rất nhiều làng, thôn, bản người Cơ-tu đã khôi phục được Gươl của làng theo đúng kiểu dáng kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, hội họa truyền thống. Tuy các nghệ nhân Cơ-tu chưa từng học qua một lớp hội hoạ hay điêu khắc nào nhưng đã tạc, đã tạo nên những bức tượng, bức tranh điêu khắc trên gỗ rất đa dạng và sống động. Với những bức tượng và những tấm tranh điêu khắc gỗ, những người nghệ nhân đã làm cho Gươl trở thành một biểu tượng, là niềm tự hào của người Cơ- Tu, là nơi thể hiện những tinh túy của nghệ thuật điêu khắc, hội họa và tri thức bản địa. Già Alăng Nhấp (xã Gari, huyện Tây Giang) cho biết: “Nghệ thuật điêu khắc gỗ của người Cơ-tu đã có từ xa xưa đến nay và được các thế hệ nối tiếp gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Người Cơ-tu có truyền thống trang trí bằng điêu khắc đủ các thể loại từ hình tượng con người đến các loài vật gần gũi trong cuộc sống và chuyển tải cả những sinh hoạt cộng đồng, hoạt động lao động sản xuất trên các Gươl của làng. Những bức tranh, bức tượng điêu khắc gỗ được tạo nên từ những nghệ nhân Cơ-tu là niềm tự hào của chúng tôi”.
Đến các huyện miền núi Quảng Nam nơi đồng bào Cơ-tu sinh sống, khi hỏi về những nghệ nhân điêu khắc Cơ-tu không ai là không biết đến tay nghề khoé léo, tài hoa của những người nghệ nhân như Bhriu Pố (xã Lăng, huyện Tây Giang), Katíc (thôn Kanoong 2, xã A Xan, huyện Tây Giang), Clâu Blao (xã Tr’hy, huyện Tây Giang), Ađa Nhắt (xã A Vương, huyện Tây Giang), Calâu Nhím, Alăng Bleu (thôn Gừng, thị trấn P’rao, huyện Đông Giang)... Và không khó để bắt gặp các tác phẩm điêu khắc của họ bởi chúng hiện diện khắp nơi trong từng nếp nhà, trong các Gươl hay các khu nhà mồ... Các tác phẩm điêu khắc gỗ của những nghệ nhân này là những nét phát họa đơn giản, với những nhát gọt, đẽo không cầu kỳ về đường nét, màu sắc... nên những tác phẩm tạo ra cũng rất mộc mạc, nguyên sơ từ chất liệu, ý tưởng, đường nét, bố cục. Song điều cái độc đáo nhất của các tác phẩm là đã phản ánh được nhân sinh quan, thế giới quan của người Cơ-tu về vũ trụ, trời đất, vạn vật cũng như phong tục, tập quán, sinh hoạt, lao động, sản xuất... của dân tộc mình.
Thay vì dùng cọ, bút, sơn... các nghệ nhân Cơ-tu - những người nghệ nhân Cơ-tu chỉ bằng kinh nghiệm, bằng sự tiếp nối truyền thống, bằng khả năng quan sát thực tiễn với những dụng cụ đơn sơ tự tạo như con dao, cái rựa, cái rìu, cái đục và những sắc màu tự tạo từ thiên nhiên... đã khéo léo đục đẽo nên những bức tượng, bức tranh gỗ đầy màu sắc và cực kỳ sinh động. Đó có thể là những bức tranh gỗ diễn tả những sinh hoạt, lao động, sản xuất, vui chơi thường ngày của người Cơ-tu như: uống rượu, sàng gạo, giã gạo, múa tung tung-ya yá, đánh chiêng, đánh trống, thổi kèn... trên những bức tranh điêu khắc gỗ dài; Hoặc những bức tranh đặc tả các công đoạn của nghề truyền thống của người Cơ-tu như nghề rèn chẳng hạn; Hay diễn tả một buổi đi săn của các chàng trai Cơ-tu... Đặc biệt, trong các bức tranh điêu khắc gỗ của mình, người Cơ-tu rất thích thể hiện về đề tài chiến cách mạng để truyền tải những thông điệp về lòng yêu nước của người Cơ-tu, về khát vọng hòa bình, độc lập, tự do... hay thể hiện sự gan dạ, dũng cảm, mưu trí trong việc đối mặt và chống trả lại sự hung bạo của kẻ thù... hoặc thể hiện tình quân dân khắt khít nơi núi rừng “che bộ bội, vây quân thù” của đồng bào Cơ-tu trong những năm tháng kháng chiến ác liệt.
Hai màu chủ đạo, người Cơ-tu rất hay sử dụng để tô lên những bức trang điêu khắc là màu chàm đen - là màu của đất (Abhuyh-Catiếc) và màu đỏ - là màu của mặt trời (Abhuyh-plêếng). Đây là hai màu sắc của hai vật thiêng không thể thiếu trong đời sống của người Cơ-tu. Màu đỏ lấy từ củ nâu, màu chàm từ cây tà râm, màu nâu từ củ ma rớt để trang trí trên tượng gỗ...
Ngày nay, đến các bản làng của người Cơ-tu, hình ảnh những già làng, những nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ về cách cầm dao, rìu, đục... cách pha màu, chọn gỗ để thể hiện những tác phẩm điêu khắc đã trở nên quá quen thuộc. Và điều đáng mừng là hiện nay trong các hội thi văn hoá - thể thao các dân tộc miền núi ở các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang thường có nội dung thi điêu khắc gỗ. Đây cách làm hay cần nhân rộng và tổ chức thường xuyên nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của nghệ thuật điều khắc Cơ-tu đồng thời tôn vinh những nghệ nhân dân gian. Từ những hội thi cũng với sự nhiệt huyết truyền dạy các nghệ nhân và sự đam mê kế thừa của lớp trẻ người Cơ-tu, hy vọng ngày sẽ càng có nhiều những “hoạ sĩ” của núi rừng tiếp tục gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá đặc sắc của đồng bào Cơ-tu nói chung và nghệ thuật điêu khắc, trang trí trên gỗ nói riêng.
Bài, ảnh: Lâm Đăng Khoa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 Xúc tiến thương mại

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP