Nghề thêu truyền thống: Giữ ‘chất’ để vươn xa
Không khí làm việc khẩn trương tại các xưởng thêu những ngày giáp Tết - Ảnh: VGP/Bích Phương
Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống, trong đó, nổi bật nhất phải kể đến nghề thêu, tập trung nhiều ở huyện Thường Tín. Các làng nghề thêu ở đây được phân bố khắp các xã Quất Động, Dũng Tiến, Thắng Lợi,... Mặc dù có giá trị cao về kinh tế, văn hóa nhưng cũng như nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ khác, những năm gần đây, nghề thêu đang phải đối mặt với không ít khó khăn, đòi hỏi có những giải pháp để gìn giữ và phát triển.
Có dịp về xã Dũng Tiến (Thường Tín, Hà Nội), chúng tôi được các nghệ nhân nơi đây cho biết, nghề thêu trong xã có cách đây khoảng gần 400 năm. Từ đó đến nay, nghề thêu đã phát triển và có mặt khắp nơi trong cả nước với những sản phẩm được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, trở thành một phần trong văn hóa của người Việt.
Ngoài thời gian làm nông thì người dân nơi đây đều ngồi thêu, từ các em nhỏ đến người lớn tuổi. Người thợ Dũng Tiến bằng đôi bàn tay khéo léo đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động nhất. Chỉ cần vẽ phác những đường mẫu trên vải bằng phấn mờ là có thể cầm kim thêu một cách dễ dàng.
Chị Đặng Thị Hằng, chủ một cơ sở sản xuất may mặc thời trang (áo dài, áo thời trang,...) thôn Cổ Chất, xã Dũng Tiến, chia sẻ: Lứa tuổi của các chị khi lên 8, lên 9, đều được ông bà, bố mẹ dạy cho cách thêu. Thế hệ nọ truyền thế hệ kia, giúp nghề thêu trong xã ngày càng phát triển.
“Nhiều mặt hàng thêu may thời trang như áo dài cách tân, áo dài truyền thống và trang phục biểu diễn… của cơ sở chị được sản xuất với số lượng lớn, đa dạng mẫu mã và kiểu cách đã được xuất đi nhiều nơi trong nước như chợ đầu mối Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân, các cửa hàng thời trang...”, chị Hằng cho biết.
Lãnh đạo UBND xã Dũng Tiến cho biết, trong phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, nghề thêu được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã; người dân nơi đây tuy coi nghề thêu là nghề phụ nhưng cũng chẳng khác nào nghề chính, vì lúc nông nhàn, bà con lại bắt tay vào thêu. Thu nhập bình quân đầu người của dân trong xã đạt 35 triệu đồng/người/năm. Với những thợ thêu chuyên nghiệp, thu nhập bình quân đạt khoảng 6-7 triệu đồng/người/tháng.
Rời xã Dũng Tiến, chúng tôi đến với xã Thắng Lợi, thấy rõ không khí làm việc khẩn trương tại các xưởng thêu. Tranh thêu của làng nghề Thắng Lợi mang nét đặc trưng riêng, được làm hoàn toàn bằng tay, phản ánh chân thực các đề tài phong phú và đa dạng của cuộc sống như những mẫu tranh thêu từ hoa quả, cây cối đến các bức tranh thêu truyền thần,...
Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự, một "tay kim" lão luyện của làng nghề cho biết, nghề thêu phải làm kỳ công, cho thật đúng và trúng, đặc biệt là tranh chân dung. Làm tranh thêu tay không khó, nhưng làm ra bức tranh có hồn thì không đơn giản.
Cũng chính vì những yêu cầu kỹ thuật tỉ mỉ, tốn thời gian và công sức, việc duy trì và phát triển nghề thêu truyền thống gặp khó khăn không nhỏ bởi thiếu đội ngũ lao động kế cận lành nghề. Trong khi đó, nhiều lao động có tay nghề đang dịch chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác, địa phương khác. Ngoài ra, số ít các chủ hộ sản xuất được đào tạo về quản trị kinh doanh và nắm được kiến thức về kinh tế thị trường. Điều này dẫn đến làng nghề cũng như sản phẩm làng nghề thiếu sức cạnh tranh… Do đó, hoạt động đào tạo chuyên sâu, truyền nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà những nghệ nhân tâm huyết, thế hệ đi trước của các làng nghề đặt lên hàng đầu.
Nhận thức được điều đó, xã Thắng Lợi đã tập trung nguồn lực cho việc đào tạo tay nghề cho lớp thợ thêu tay mới, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại để bán sản phẩm với thu nhập cao bên cạnh việc đào tạo, hướng dẫn nghề cho lớp thợ trẻ, từ đó góp phần thúc đẩy nghề thêu ngày một phát triển mạnh mẽ hơn.
Còn tại xã Dũng Tiến, cũng đã có chủ trương tạo điều kiện để các hộ kinh doanh làm nghề vay vốn phục vụ sản xuất, bảo đảm an ninh trật tự và tạo điều kiện về pháp lý cho các chủ hàng giao thương sản phẩm. Bên cạnh đó, phối hợp với Phòng Kinh tế huyện tổ chức các chương trình khuyến công, đẩy mạnh công tác nhân cấy nghề, đào tạo nghề mới, duy trì và phát huy các ngành nghề sẵn có của địa phương nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.
Có thể thấy rằng, nghề thêu tay truyền thống chỉ thực sự “sống” được và đi lên khi bảo tồn những tinh túy của hồn Việt và phù hợp với thị hiếu đời sống hiện đại của người tiêu dùng, như vậy mới tạo ra lợi ích kinh tế, lợi thế cạnh tranh để duy trì và phát triển.
Theo Báo Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân