Ngành tôm cần có sách lược kịp thời để duy trì vị thế cạnh tranh
Tại thị trường Mỹ nói riêng và Bắc Mỹ nói chung, hiện con tôm Việt Nam phải đương đầu với 3 đối thủ lớn là: tôm Ấn Độ giá rẻ, tôm Indonesia không thuế chống bán phá giá và đặc biệt là tôm Ecuador giá vừa rẻ, cự ly vận chuyển lại ngắn và diện tích nuôi đạt chuẩn cao. Riêng năm nay, Ecuador được đánh giá là rất trúng mùa và đang cạnh tranh mạnh với con tôm Việt Nam và các nước không chỉ ở thị trường Bắc Mỹ mà còn cả Tây Âu và Trung Quốc. Điều này khiến cho con tôm Việt Nam ngày càng khó cạnh tranh hơn ở 3 thị trường lớn này, theo dự báo, trong tương lai còn có khả năng gặp khó ở cả thị trường Nhật và Hàn Quốc.
Trao đổi về những bất lợi trên, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (Công ty Sao Ta) cho biết, ngành tôm Việt Nam cũng đã dự báo được tình hình này từ năm 2020 khi sản lượng tôm Ecuador tăng trưởng đều đặn với tốc độ cao. Nguyên nhân theo ông Lực là nhờ Ecuador thành công trong việc gia hóa con giống đạt kết quả tốt; giá thức ăn tôm thấp do gần vùng cung ứng nguyên liệu (đậu nành, bột cá nhập từ các nước Nam Mỹ); chính quyền trợ giá xăng dầu… Ông Hồ Quốc Lực cho biết thêm: “Hiện Ecuador có diện tích nuôi quy mô trang trại đạt chuẩn ASC khoảng 20% nên tôm của họ sẽ dễ thâm nhập thị trường Tây Âu hơn. Mặt khác, các nhà đầu tư trong lĩnh vực con tôm là các gia tộc có vốn lớn, có doanh nghiệp doanh số xuất khẩu tôm lên đến 1 tỉ USD, nên họ có điều kiện cơ giới hóa, tự động hóa từ khâu nuôi, thu hoạch, bảo quản, chế biến, giúp giảm đáng kể giá thành, tăng sức cạnh tranh”.
Trở lại với ngành tôm Việt Nam sẽ rất dễ nhận thấy giá thành nuôi tôm của ta còn cao so với các đối thủ, mà nguyên nhân chính được các doanh nghiệp, hộ nuôi tôm chỉ ra tại hội thảo “Gỡ khó để thủy sản Việt Nam vươn lên top đầu thế giới” tổ chức tại Sóc Trăng (ngày 12-10-2022) là do tỷ lệ nuôi thành công còn thấp, chỉ khoảng 40% đối với tôm thẻ, còn tôm sú thì chưa đến 20%. Phân tích thêm vì sao tỷ lệ nuôi thành công của chúng ta thấp hơn so với các nước, ông Hoàng Thanh Vũ, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật, người có hơn 10 năm gắn bó với trang trại nuôi tôm của Công ty Sao Ta cho rằng, đó là do chất lượng con giống và nguồn nước nuôi. Ông Hoàng Thanh Vũ dẫn chứng: “Hầu hết các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL đều chịu ảnh hưởng của nguồn nước thượng nguồn sông Mekong khiến cho rủi ro nghề nuôi lớn và chi phí xử lý cao. Trong khi đó, hệ thống thủy lợi vùng nuôi đến nay vẫn chưa được đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ do vẫn còn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, tự phát quá nhiều”. Còn về con giống, chúng ta chưa tự chủ được nguồn giống bố mẹ có chất lượng, nên dù vẫn có con giống tốt từ doanh nghiệp FDI cung ứng nhưng độ phủ chưa rộng và đặc biệt là hiện có đến hơn 2.000 cơ sở sản xuất, cung ứng tôm giống nên rất khó kiểm soát chất lượng đầy đủ.
Chế biến tôm tại Công ty Sao Ta.
Cần sách lược kịp thời, đúng đắn
Theo ông Hồ Quốc Lực, lạm phát khiến sức tiêu thụ giảm; khủng hoảng khí đốt và năng lượng khiến chi phí lưu kho ở Tây Âu tăng cao. Những bất lợi này cộng hưởng khó khăn từ tình hình cạnh tranh khốc liệt khiến con tôm nước ta khó “bơi” thoải mái những tháng tới đây, thậm chí tới giữa năm sau. Chắc chắn sẽ có doanh nghiệp tôm gặp khó khăn, nhất là những doanh nghiệp vốn tự có thấp khi vòng quay vốn bị chậm lại. Do đó, Chính phủ, bộ ngành cần sớm có quyết sách đồng hành, tiếp tay để ngành tôm sớm vượt qua khó khăn không nhỏ này.
Điểm còn bất lợi ngành tôm Ecuador là trình độ chế biến chưa cao, nhưng theo ông Hồ Quốc Lực khoảng cách này sẽ được rút ngắn chỉ một vài năm tới thôi. Ông Hồ Quốc Lực chia sẻ: “Cái chính là họ có tiềm lực kinh tế nên họ đang đầu tư các nhà máy ngày càng hiện đại hơn và quan trọng hơn là Ecuador đang cho phép lao động nhập cư từ các nước trong khu vực để bù đắp vào thiếu hụt lao động ngành tôm địa phương. Nếu tình hình diễn tiến như dự tính của họ thì chỉ vài năm thôi, tôm Việt sẽ bị bỏ lại phía sau, mà nguyên nhân cơ bản là do giá cả khó cạnh tranh. Do đó, chúng ta cần sớm có sách lược ứng xử hữu hiệu và kịp thời mới mong giữ được vị thế của ngành tôm trên thị trường”. Theo đề xuất của ông Hồ Quốc Lực, có 3 nhóm vấn đề lớn cần tập trung làm tốt để con tôm Việt Nam không bị bỏ lại phía sau là: nâng tỷ lệ nuôi thành công nhằm giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh quốc tế; coi trọng công tác dự báo, quan trắc để giảm rủi ro nuôi với thiên tai, dịch bệnh, thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm và cuối cùng là nâng tỷ lệ ao nuôi đạt chuẩn ASC để có nền tảng nâng tầm tôm Việt.
Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 đã công bố đầu năm 2021, nhưng theo ông Hồ Quốc Lực chiến lược này đi vào hiện thực chậm, do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do thiếu tiền. Vì vậy, bây giờ những việc gì có thể làm ngay thì nên ưu tiên thực hiện. Đó là quy hoạch rõ các vùng nuôi trọng điểm từng địa phương và đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ yếu là thủy lợi khi nguồn lực tài chính còn hạn hẹp. Đó là quy định chặt chẽ và quản lý kiểm soát tôm giống thực chất hơn, hạn chế tối đa tôm giống kém chất lượng lưu thông, mua bán trên thị trường. Đó là xem xét hạn điền và các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm để có nhiều trang trại lớn đạt chuẩn ASC. Tôm nuôi đạt ASC chính là “giấy thông hành” để tận dụng EVFTA. Đó là chúng ta phải tìm hiểu ngành tôm Ecuador để xem, học hỏi ngay được gì nhằm làm giảm bất lợi và tăng lợi thế cho mình.
Bài, ảnh: Hoàng Nhã
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 | 03/05/2025 Xúc tiến thương mại

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định
15:44 | 26/04/2025 Xúc tiến thương mại

Phú Yên phấn đấu thu hút khoảng 20 doanh nghiệp đầu tư năm 2025
11:24 | 10/04/2025 Xúc tiến thương mại

Bình Định tạo dựng một hệ sinh thái kinh doanh bền vững
19:49 | 28/03/2025 Tin tức

Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
10:05 | 17/03/2025 Xúc tiến thương mại

Hơn 1.200 gian hàng tham gia Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời
09:50 | 07/03/2025 Xúc tiến thương mại
Tin khác

“Đất võ tình người” gắn kết tình thâm
10:52 | 24/02/2025 Xúc tiến thương mại

Có thêm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đo đạc trắc địa tại Hải Phòng
20:53 | 23/01/2025 Xúc tiến thương mại

Hơn 200 gian hàng tham gia hội chợ Xuân Ất Tỵ Quảng Bình 2025
09:15 | 13/01/2025 Xúc tiến thương mại

Phú Yên sắp diễn ra sự kiện Tuần lễ trưng bày sản phẩm tại Tuy Hòa
09:10 | 05/12/2024 Xúc tiến thương mại

Hội chợ làng nghề lần thứ 20 năm 2024
09:26 | 25/10/2024 Xúc tiến thương mại

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 | 11/10/2024 Xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
13:31 | 02/10/2024 Xúc tiến thương mại

Hơn 400 đại biểu kiều bào dự khai mạc " Hội nghị Diên hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.
10:59 | 23/08/2024 Xúc tiến thương mại

Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại
09:52 | 02/07/2024 Xúc tiến thương mại

Hơn 150 sản phẩm OCOP, đặc sản Bình Dương được giới thiệu tại TP Hồ Chí Minh
09:05 | 31/05/2024 Xúc tiến thương mại

Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024
14:59 | 06/05/2024 Xúc tiến thương mại

Hoài ân (Bình Định): Tổ chức Ngày hội nông sản
08:00 | 30/04/2024 Xúc tiến thương mại

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
22:42 | 16/04/2024 Xúc tiến thương mại

Ấn tượng “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”
09:53 | 08/04/2024 Xúc tiến thương mại

Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”
13:51 | 17/11/2023 Xúc tiến thương mại

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân