Nam Định: Dạy nghề trồng cây cho lao động nông thôn
Phát biểu chỉ đạo tại buổi khai giảng lớp học, ông Đinh Văn Ngọ nhấn mạnh: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Học nghề là quyền lợi và cũng nghĩa vụ của lao động nông thôn, cần phải lựa chọn cho mình 1 nghề phù hợp để phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.Trực Nội là xã có nền tảng thâm canh cao, là 1 trong những xã sản xuất lúa lai F1 của những năm trước đây rất thành công. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay đang hướng tới 1 nền nông nghiệp hàng hóa, nền nông nghiệp hữu cơ thì người nông dân cần được trang bị kiến thức đầy đủ hơn, cập nhật các tiến bộ kỹ thuật nhanh hơn và kỹ năng thực hành phải thành thạo hơn nữa. Lớp dạy nghề cho lao động nông thôn sẽ trang bị cho người sản xuất cả lý thuyết và thực hành về các vấn đề trên.
Lao động nông thôn và nghề đan lục bình ở Đồng Tháp.
Học viên lớp Trồng cây lương thực, thực phẩm được học 11 chuyên đề như: Cánh đồng mẫu lớn, các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa, phân bón và kỹ thuật sử dụng, nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả, một số sâu bệnh hại chính, tiếp cận thị trường và hạch toán kinh tế… theo giáo trình đã được phê duyệt. Học lý thuyết 30%, thời gian còn lại 70% là thực hành phương pháp học tập có sự tham gia được áp dụng xuyên suốt cả quá trình học lý thuyết và thực hành. Lớp học được chia thành các nhóm, trong đó nhóm trưởng điều hành mọi hoạt động của nhóm. Trong các buổi học, giáo viên là người nêu chủ đề, nội dung, câu hỏi, bài tập thực hành, hướng dẫn thảo luận theo nhóm, nhóm trưởng điều hành việc thảo luận và thống nhất các ý kiến của thành viên trong nhóm, một học viên đại diện cho nhóm trình bày trước lớp, các học viên khác trong lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến, sau đó giáo viên giúp học viên tổng hợp nội dung, bổ sung kiến thức cho học viên qua thực hành, đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm.
Khi thực hành ngoài đồng ruộng, bằng phương pháp cầm tay chỉ việc, giáo viên hướng dẫn từng nhóm sau đó học viên làm theo. Trên khu ruộng thực hành tập trung của cả lớp đã bố trí ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để học viên tự làm, theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Lãnh đạo xã Trực Nội cũng cho biết, việc đào tạo nghề Trồng cây lương thực, thực phẩm, trong đó có sản xuất cánh đồng lớn cho lao động nông thôn tại địa phương là vô cùng cần thiết vì bà con nông dân Trực Nội hầu hết sản xuất nông nghiệp là theo tập quán, nhỏ lẻ, ít được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, còn lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, chất lượng nông sản không an toàn ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng dân cư. Hiện nay số lao động trẻ chuyển sang làm công nhân trong các công ty nhà máy tương đối nhiều, nên đồng ruộng ít được quan tâm. Vì vậy nên cách làm nông nghiệp hiện nay cũng cần phải thay đổi: Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, tích tụ ruộng đất, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Ông đề nghị các cấp quan tâm hơn nữa để mỗi người dân Trực Nội đều được học một nghề do chính họ lựa chọn. Ông mong muốn qua các lớp học nghề người lao động Trực Nội được trau dồi kiến thức, kỹ năng làm việc, thay đổi được ý thức canh tác để có một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững và góp phần để Trực Nội đạt danh hiệu nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2021.
Bài và ảnh: Phạm Thu Huyền
Tin liên quan
Tin mới hơn

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 | 04/07/2025 Đào tạo nghề

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu
11:04 | 25/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số
09:18 | 12/06/2025 Đào tạo nghề

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
09:38 | 27/05/2025 Đào tạo nghề

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025
09:43 | 20/05/2025 Đào tạo nghề

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 | 13/05/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp
14:30 | 24/04/2025 Đào tạo nghề

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%
10:51 | 14/04/2025 Đào tạo nghề

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định
09:29 | 05/03/2025 Đào tạo nghề

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú
11:19 | 28/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động
09:56 | 21/01/2025 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
10:24 | 18/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:20 | 09/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
17:00 | 06/12/2024 Đào tạo nghề

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
10:09 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:11 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 | 22/11/2024 Đào tạo nghề

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:16 | 07/10/2024 Đào tạo nghề

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững
11:05 | 03/10/2024 Đào tạo nghề

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP