Phú Thọ: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

LNV - Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có 75 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, tạo việc làm cho trên 16 nghìn lao động, trong đó số lao động thường xuyên chiếm 75%. Các làng nghề truyền thống đã và đang tiếp tục nỗ lực tìm cho mình hướng đi mới, phù hợp với tình hình thực tế với mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Chú trọng cải thiện môi trường

Hiện nay, các làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh được chia thành 4 nhóm ngành nghề chính, trong đó, nhóm làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản có 44 làng nghề, chiếm 58,7%. Các sản phẩm chủ yếu là: Chè đen, chè xanh, bún, mì và bánh các loại... Đây được xem là nhóm làng nghề có nhu cầu sử dụng nước lớn trong các khâu chế biến như ngâm, tẩy trắng bột… vì vậy, lượng nước thải ra môi trường không hề nhỏ. Nước thải của các làng nghề chế biến lương thực thường chứa các tạp chất hữu cơ ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng, trong đó chủ yếu là các hợp chất hydrat cácbon như tinh bột, đường, các loại axit hữu cơ (lactic)... sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, thời gian qua, các làng nghề đã vận động, khuyến khích các hộ sản xuất sử dụng đa dạng các biện pháp xử lý nước thải ra môi trường như sử dụng chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi, bể lắng, hầm bi-ô-ga để đảm bảo sức khỏe và môi trường sinh sống.


Gia đình ông Bùi Văn Ngọ, thành viên của Làng nghề mộc Việt Tiến xây dựng xưởng, phân khu vị trí làm việc theo đặc thù từng công đoạn để giảm tiếng ồn, bụi bẩn, mùi sơn trong quá trình sản xuất, chế biến và hoàn thiện sản phẩm.


Về làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Đoàn Kết ở, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì vào những ngày nắng nóng oi bức của mùa Hè nhưng trong khu sản xuất mỳ gạo tập trung của các thành viên trong làng nghề với 5 hộ, trung bình mỗi ngày sản xuất trên 1 tấn gạo vẫn đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát và dễ chịu. Mỗi người một việc, ai nấy đều hăng say làm việc. Trước đây, các hộ trong làng nghề chủ yếu sản xuất thủ công, quy mô nhỏ lẻ theo mô hình hộ gia đình nên việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện, mặt bằng sản xuất còn nhiều hạn chế. Cùng với đó, mật độ dân cư đông, thiếu mặt bằng sản xuất, khu chăn nuôi xen lẫn khu dân cư nên nước thải có hàm lượng tinh bột lớn chưa qua xử lý, xả ra kênh mương khiến môi trường xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ông Cao Đăng Duy - Trưởng làng nghề cho biết: “Để từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, vài năm trở lại đây, người dân làng nghề đã thay đổi suy nghĩ và cách làm trong sản xuất, đặc biệt họ đã quan tâm tới sức khỏe của chính bản thân nên việc xử lý chất thải ra môi trường cũng được chú trọng. Hầu hết, các hộ trong làng nghề đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tạo được sự đồng bộ trong tất cả các khâu nên lượng nước thải ra môi trường cũng giảm thiểu rõ rệt, hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, các hộ sử dụng hầm biogas, qua bể lắng và hệ thống kênh mương dẫn nước thải đã được lắp đặt nắp cống nên chất lượng môi trường đã cải thiện hơn nhiều so với trước”.

Cùng với nhóm ngành nghề chế biến lương, thực phẩm nỗ lực cải thiện môi trường, các làng nghề thủ công mỹ nghệ cũng đã và đang thực hiện những giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm tiếng ồn và bụi trong không khí. Làng nghề mộc Việt Tiến, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao chuyên sản xuất, chế biến gỗ với các sản phẩm chủ lực đồ mộc gia dụng, ván ép, nhà cổ... Với đặc thù nguyên liệu sử dụng chủ yếu là gỗ nên trong quá trình sản xuất, các công đoạn như: Cưa, xẻ, khoan, phay, bào, chà... sẽ tạo ra tiếng ồn lớn và bụi bẩn theo gió phát tán ra môi trường. Các xưởng sản xuất, chế biến gỗ đã làm khung nhôm kính, sử dụng bạt che chắn, các loại máy hút bụi hiện đại để hạn chế tiếng ồn và bụi bẩn ra không khí.

Ông Nguyễn Đình Luận - Phó Chủ tịch UBND xã Tứ Xã cho biết: Làng nghề mộc Việt Tiến nằm xen kẽ trong khu dân cư với hơn 40 cơ sở sản xuất và kinh doanh. Để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của các hộ xung quanh, chúng tôi họp và ký cam kết với các hộ trong làng nghề thực hiện khung thời gian làm việc theo quy định, tránh làm tăng ca, thêm giờ, nhất là vào các khung giờ nghỉ ngơi, ảnh hưởng tới những hộ xung quanh. Đồng thời, các hộ cũng đã có ý thức làm vách che chắn, sử dụng máy hút bụi và phân khu sản xuất, chế biến, hoàn thiện sản phẩm vào từng khu vực phù hợp để hạn chế bụi bẩn, mùi khó chịu trong các khâu hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp trước mắt, chưa có tính bền vững. Cách hiệu quả nhất là quy hoạch các hộ làm nghề vào khu vực sản xuất tập trung, có hệ thống xử lý tiếng ồn và bụi được đầu tư bài bản nhưng nguồn kinh phí rất lớn nên địa phương chúng tôi vẫn còn rất nhiều khó khăn”.

Các hộ trong Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Đoàn Kết, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, sản xuất theo dây chuyền đồng bộ, góp phần giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường.


Giải pháp để phát triển bền vững

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các giải pháp phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, nhưng hiện nay, quy mô sản xuất trong các làng nghề nhỏ, manh mún nên cơ bản mới chỉ chú trọng đầu tư vào phát triển sản xuất, nhiều nơi chưa quan tâm thỏa đáng tới vấn đề bảo vệ môi trường và bảo hộ lao động. Nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh hạn chế, thiết bị công nghệ chế biến thô sơ, số cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại còn ít.

Cơ chế quản lý và hoạt động sản xuất giữa các làng nghề ít có sự gắn kết, nên việc liên kết sản xuất, thành lập các khu sản xuất tập trung còn khó khăn. Thêm vào đó, hầu hết các hộ làm nghề trên cùng diện tích sinh sống của gia đình, xen kẽ trong khu dân cư nên mặt bằng hạn chế, dẫn đến việc phân khu sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ, việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải ra môi trường còn gặp khó khăn.

Để phát huy thế mạnh của các làng nghề, đồng thời từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng môi trường sống, sức khỏe cho người dân, thời gian tới, các cấp chính quyền cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong làng nghề về công tác bảo vệ môi trường, nhất là đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường trong các làng nghề, từ đó có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư nâng cấp các hệ thống xử lý môi trường tại cơ sở trong làng nghề và hướng tới xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thu gom, phân loại chất thải rắn tập trung cho các làng nghề.

Đối với chính quyền địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng và Nhà nước, ý nghĩa, tầm quan trọng, nhiệm vụ về phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn, phát triển nghề làng nghề truyền thống và các kiến thức về môi trường đến các hộ sản xuất. Tiếp tục xây dựng kế hoạch, có định hướng cụ thể trong việc quy hoạch các hộ sản xuất trong làng nghề vào khu vực sản xuất tập trung, xa khu dân cư đảm bảo các tiêu chí về môi trường. Gắn công tác bảo vệ môi trường làng nghề vào các kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đổi mới cơ chế chính sách, khắc phục những hạn chế phù hợp với thực tế.

Đối với các cơ sở sản xuất, bên cạnh việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm theo phương châm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền. Việc sử dụng các loại máy móc tiên tiến cũng giúp quá trình sơ chế, chế biến được đồng bộ theo dây chuyền, làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Riêng đối với các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cần tuân thủ quy trình xử lý, thu gom nước thải, rác thải, chất thải rắn theo đúng quy định. Cùng với đó, các làng nghề tiếp tục duy trì và phát triển các tổ tự quản trong làng nghề để thực hiện nghiêm túc các hương ước, quy ước riêng gắn với đặc thù riêng của từng làng nghề, ký cam kết thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định.

Theo Hà Nhung

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”

Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”

LNV - Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”, sáng 9/4 Nhóm thiện nguyện Tây Đô đã hỗ trợ nước uống và nước sinh hoạt cho bà con tại ấp Cù Lao Thuận Đông, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi  hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam

Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam

LNV - Sáng 5/4, tại Hà Nội, Chi hội Viên nén (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam), Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam và Tổ chức Forest Trends tổ chức Tọa đàm Vai trò của viên nén trong chuyển đổi nhiên liệu nồi hơi – Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam. Tọa đàm nhằm góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi nguồn nhiêu liệu phát thải cao như than đá, dầu sang sử dụng viên nén gỗ có mức phát thải thấp tại các cơ sở sản xuất nhỏ sử dụng hệ nồi hơi.
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”

LNV - Nhân Ngày nước Thế giới (22/3), sáng 22/3/2024 tại Viện khoa học và công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST), Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB) phối hợp với Hội Hội các nhà sản xuất thiết bị phân tích (JAIMA) và các đơn vị hữu quan tổ chức Hội thảo khoa học: "Chất lượng nước- những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng".
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Trước thực trạng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) và nhất là khu vực các xã Minh Châu, Tản Lĩnh, Vân Hoà, Yên Bài là nơi đàn bò sữa phát triển mạnh. Người dân xử lý bằng hầm Biogas và các biện pháp thủ công khác không xuể, tiềm ẩn ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống của người dân.
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai

LNV - Hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn, sáng 11/03/2024, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội (HAVIFA) phối hợp cùng với UBND huyện Quốc Oai tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị.
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán

Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán

LNV - Để phát triển làng nghề bền vững, bảo vệ làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội không bị ô nhiễm đang là vấn đề được quan tâm.

Tin khác

Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững

Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững

LNV - Với những thành tựu nổi bật về phát triển bền vững, Vinamilk liên tục ghi tên qua hàng loạt giải thưởng danh giá trong lĩnh vực này
Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để

Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để

LNV - Những ngày cuối năm, tình trạng xả rác, khí, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội lại tăng mạnh, khiến môi trường sống của người dân thêm ô nhiễm.
Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường

Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường

LNV - Ngày 27.12 tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo “Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường”.
Bảo vệ môi trường làng nghề

Bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Làng nghề đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mặc dù vậy, sự phát triển “nóng” trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của làng nghề.
Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là một vấn đề quan trọng để bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

LNV - Làng đúc Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng là vùng đất từng nổi tiếng từ trăm năm trước bởi nghề đúc gang truyền thống. Trải qua nhiều thập kỷ với bao thăng trầm, nay làng đúc Mỹ Đồng vẫn duy trì được những giá trị tinh hoa truyền thống và đang là một trong những lá cờ đầu trong phát triển kinh tế của huyện Thủy Nguyên. Năm 2007 được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định công nhận "Làng nghề đúc - cơ khí truyền thống". Năm 2014, UBND Thành phố trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân làng nghề truyền thống " cho cụ Nguyễn Văn Soái.
Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá hiện có 86 hộ cá thể, doanh nghiệp đang hoạt động đã thu hút, di dời các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tại làng nghề Mẫn Xá và một số làng nghề trong khu vực vào khu sản xuất tập trung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở

Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở

LNV - Đến xã Ninh Sở (huyện Thường Tín, Hà Nội) không khó để thấy được những con đường sạch sẽ, cây hoa khoe sắc, thùng rác công cộng ở nhiều nơi…
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

LNV - Nhiều năm trở lại đây, người dân ở một số xã có làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn phải "sống chung" với ô nhiễm môi trường. Thực tế, các cấp chính quyền đã đầu tư kinh phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nhưng do sản xuất làng nghề nhỏ lẻ, một bộ phận người dân thiếu ý thức chấp hành quy định pháp luật về môi trường nên hành vi xả rác, nước thải chưa qua xử lý vẫn diễn ra hằng ngày...
Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

LNV – Với hai làng nghề làm cơ khí và điêu khắc tượng gỗ, xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) từng là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ô nhiễm. Nhưng nhờ nỗ lực của người dân và chính quyền các cấp, môi trường làng nghề ở Thanh Thùy được cải thiện và có nhiều thay đổi, tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững.
Đẩy mạnh dự án “Cánh rừng Net Zero”, Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25 ha rừng ngập mặn Cà Mau

Đẩy mạnh dự án “Cánh rừng Net Zero”, Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25 ha rừng ngập mặn Cà Mau

LNV - Ngày 18 8 2023, tại Cà Mau, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VINAMILK) đồng hành cùng Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia và Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã khởi động chương trình khoanh nuôi giúp tái sinh 25 ha rừng ngập mặn Cà Mau tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

LNV - Xác định muốn phát triển làng nghề bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường phải được trú trọng nên khoảng 3 năm trở lại đây, huyện Phú Bình đã thường xuyên tổ chức các mô hình tuyên truyền, vận động các hộ dân, nhất là các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường sản xuất trong lành và hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

LNV - Trong giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo, huyện Phúc Thọ sẽ ưu tiên phát triển các làng nghề thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chí và định hướng gắn kết hợp với hoạt động thương mại, du lịch.
Than sạch không khói từ gáo dừa

Than sạch không khói từ gáo dừa

LNV - “Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?" Trích: Dừa ơi
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

LNV - Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

LNV - Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký Công văn số 5653/UBND-CNTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động