Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Nuôi loài chim 'hiền lành, mắn đẻ' này, anh Nguyễn Văn Hồ có thu nhập khấm khá, hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

Đến thôn Đông, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) hỏi nhà anh Nguyễn Văn Hồ nuôi chim bồ câu ai cũng biết.

Anh Hồ được xem là người tiên phong, mạnh dạn đầu tư nuôi chim bồ câu Pháp, mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm tại địa phương.

Sinh năm 1979 trong một gia đình thuần nông, từ khi còn nhỏ, anh Hồ đã có ý thức tự lập, vươn lên trong cuộc sống. Năm 2001, anh lập gia đình và ra ở riêng. Theo báo Vĩnh Phúc, thời điểm đó, anh bươn chải rất nhiều nghề để kiếm sống, vừa đi làm thợ xây, vừa chăn nuôi nhỏ lẻ tại gia đình, nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh.

Băn khoăn tìm cho mình hướng đi phù hợp để vượt khó, sau khi tìm hiểu thị trường anh Hồ đã bàn bạc với gia đình, quyết định thử sức với hướng đi mới, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Theo anh Hồ, chim bồ câu Pháp có giá bán tương đối cao, giá lại ổn định, được các nhà hàng, quán ăn sử dụng nhiều nên cũng không lo đầu ra.

Lúc đầu, anh Hồ nuôi 20 đôi chim bồ câu sinh sản, qua thời gian nuôi thử nghiệm và tìm hiểu nhu cầu của thị trường, nhận thấy nuôi chim bồ câu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh bàn bạc cùng gia đình quyết định vay mượn thêm vốn để đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại, mua giống, vật tư và lồng ghép chim, nhân số lượng lên gấp nhiều lần.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Vĩnh Phúc, hiện anh Hồ đã xây dựng được 7 khu chuồng nuôi chim bồ câu Pháp với tổng đàn trên 2.000 con. Trang trại nuôi chim bồ câu Pháp ở thôn Đông, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc).

Anh nông dân bỏ túi 300 triệu đồng/năm nhờ nuôi con "chỉ ăn với đẻ"
Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của anh Nguyễn Văn Hồ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Được biết để có được thành công như hôm nay, anh Nguyễn Văn Hồ cũng từng trải qua không ít khó khăn.

Năm 2016, anh Hồ đầu tư nuôi 500 đôi chim sinh sản, toàn bộ là chim bồ câu Pháp. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về chăn nuôi, lại gặp phải dịch bệnh nên số chim bố mẹ và chim non mới nở chết nhiều.

Không nản chí, anh Hồ quyết tâm học hỏi thêm kỹ thuật chăn nuôi ở nhiều trang trại khác nhau và tự mày mò học hỏi bằng thực tiễn để nghiên cứu về kỹ thuật nuôi, ấp chim bồ câu cùng các tập tính của loài chim này nhằm nâng cao năng suất và khai thác tối đa hiệu quả mà chúng mang lại.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi chim bồ câu Pháp, anh Hồ cho biết: "Người nuôi chim bồ câu Pháp cần chọn con giống, xây dựng chuồng nuôi, hệ thống máng ăn và lựa chọn thức ăn phù hợp. Để bồ câu sinh trưởng, phát triển tốt, người nuôi cần chú ý phòng các loại bệnh như hen, đậu gà, newcastle, tụ huyết trùng…

Chuồng nuôi bồ câu cần thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ. Để trứng đạt tỷ lệ nở cao, người nuôi nên ấp trứng chim bằng máy và cho chim mẹ ấp trứng giả, sau khi chim con nở mới đưa vào cho chim bố mẹ nuôi".

Về chế độ dinh dưỡng cho chim bồ câu sinh sản rất quan trọng, cần cho chim ăn đủ chất và lượng chứ không nên cho chim ăn quá nhiều hay quá ít. Thức ăn cho chim chủ yếu là cám công nghiệp, ngô hạt mạch, các loại thóc, đỗ tương và thức ăn hỗn hợp tùy theo giai đoạn sinh trưởng của bồ câu mà trộn theo tỷ lệ nhất định.

Đặc biệt, chất lượng thức ăn luôn phải bảo đảm không bị nấm, mốc để tránh các bệnh đường tiêu hóa cho đàn chim, việc cho ăn được thực hiện vào thời điểm cố định để tạo phản xạ có điều kiện đối với hệ tiêu hóa của chim.

Một trong những khâu quan trọng của nuôi chim bồ câu là chọn giống và chăm cho đến khi chúng sinh sản được. Con chim giống được lựa chọn phải khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn và không có dị tật.

Nuôi chim bồ câu Pháp sinh sản phải kiểm soát được cặp nào sinh sản tốt, kém để tìm cách tách từng đôi nuôi riêng và ứng dụng phương pháp ấp trứng bằng máy ấp, rút ngắn thời gian ấp của chim xuống còn 15 ngày, mỗi năm một cặp chim bố mẹ sẽ cho từ 8 - 9 cặp chim con.

Nhờ vận dụng đúng phương pháp trong chăn nuôi, đến nay, anh Hồ đã xây dựng được 7 khu chuồng nuôi chim bồ câu với tổng đàn trên 2.000 con.

Điều đáng nói, anh Hồ chỉ mất tiền mua con giống ban đầu còn lại tự tìm hiểu và nhân đàn để nuôi, từ đó, tiết kiệm nhiều chi phí và công sức. Bình quân một đôi chim con, anh Hồ bán với giá từ 65.000 đồng - 95.000 đồng, chim bố mẹ bán giá 500.000 đồng/cặp.

Với 1.000 đôi chim bố mẹ, trung bình mỗi tháng, trang trại của anh Hồ cung cấp cho thị trường từ 1.200 - 1.300 con chim thương phẩm; đối với các nhà hàng, đám cưới muốn có hàng phải đặt trước vài tuần.

Hằng tháng, trừ chi phí, thu nhập từ nuôi chim bồ câu của gia đình anh Hồ đạt từ 20 - 30 triệu/tháng. Nhờ đó, gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ làm kinh tế giỏi điển hình của địa phương.

Nhận xét về tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu tại địa phương, ông Đinh Văn Cần, Trưởng thôn Đông, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình anh Hồ là mô hình điển hình về tấm gương vượt khó làm kinh tế giỏi của xã. Đây được đánh giá là hướng phát triển kinh tế hiệu quả có thể nhân rộng để người dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Hoàng Mai

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề

LNV - Sở Du lịch Bình Định vừa có báo cáo về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án “Thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025”. Việc triển khai Đề án tại 4 làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Bình Định đã tạo ra những kết quả nổi bật đáng ghi nhận.
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

LNV - Những ngày qua, do ảnh hưởng của Cơn bão lịch sử (Bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng nước
Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng

Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng

LNV - Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Âu Cơ thành phố Hải Dương, (tỉnh Hải Dương), Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng để triển khai công tác chuẩn bị Đại hội Hiệp hội lần thứ III sẽ diễn ra tháng 11/2024. Đồng thời trao quyết định kết nạp hội viên mới.
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách

Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách

LNV - Theo thống kê lượng khách du lịch đến Bình Định ước đạt 204.044 lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023 (dịp lễ 2/9/2023 đạt 180.570 lượt); doanh thu từ khách du lịch ước đạt 555 tỷ đồng, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc

Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc

LNV – Tháng 9 tới Mù Cang Chải (Yên Bái) du khách đều “choáng ngợp” trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch, một vẻ đẹp được tạo nên từ thiên nhiên và bàn tay chăm bón của người dân nơi đây.

Tin khác

Bình Định: “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”

Bình Định: “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”

LNV - Từ ngày 2 đến ngày 4/9, tại thành phố Quy Nhơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao - Tự hào bản sắc Việt”. Mở đầu chuỗi sự kiện là chương trình Du lịch Việt Nam qua không gian ảnh.
Du lịch làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Quảng Trị

Du lịch làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Quảng Trị

LNV - Du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giúp du khách hiểu hơn về ý nghĩa và tinh hoa văn hóa địa phương kết tinh trong từng sản phẩm làng nghề cũng như nâng cao thu nhập cho người dân khi bán các sản phẩm cho du khách. Tuy nhiên, du lịch làng nghề truyền thống hiện vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng.
Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP

Phát triển du lịch từ lợi thế làng nghề, nông nghiệp và sản phẩm OCOP

LNV - Thạch Thất là huyện nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch với nhiều danh thắng đẹp và làng nghề truyền thống. Địa phương này cũng có các sản phẩm du lịch nông nghiệp, sản phẩm OCOP có thể gắn với phát triển du lịch.
Hà Giang: Công nhận Làng văn hóa du lịch thôn Tha là điểm du lịch

Hà Giang: Công nhận Làng văn hóa du lịch thôn Tha là điểm du lịch

LNV - Ngày 12.8, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định số 992 công nhận điểm du lịch Làng văn hóa du lịch thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang.
Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Thái Nguyên

Phát triển du lịch gắn với làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Thái Nguyên

LNV - Toàn tỉnh Thái Nguyên có 277 làng nghề được công nhận, gồm 184 làng nghề truyền thống và 93 làng nghề. Đây là lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch gắn với làng nghề. Chính vì thế, ngành chức năng của tỉnh đã và đang tích cực hỗ trợ các làng nghề và người dân khơi dậy những tiềm năng này.
Quảng Ngãi: điểm du lịch Rừng dừa nước Tịnh Khê

Quảng Ngãi: điểm du lịch Rừng dừa nước Tịnh Khê

LNV - Rừng dừa nước Tịnh Khê nằm ở hạ lưu sông Trà Khúc thuộc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi vừa được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch, tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng điểm du lịch Rừng dừa nước Tịnh Khê theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo hiệu quả, phát triển bền vững.
Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

Sản phẩm OCOP sẽ góp mặt Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi”

OVN - Ngày hội Du lịch thị xã Hoài Nhơn “La Vuông – Cao nguyên xanh vẫy gọi” sẽ tổ chức vào ngày 1/9/2024 tại Bãi cỏ Đồng Vuông, cao nguyên La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Một gian hàng sản phẩm OCOP của thị xã Hoài Nhơn và 5 gian hàng của các địa phương (Kbang, Đức Phổ, Hoài Ân, An Lão, Phù Mỹ) sẽ tham gia Ngày hội.
Thịt lợn cắp nách - Lưu luyến hương vị đặc sản Lào Cai

Thịt lợn cắp nách - Lưu luyến hương vị đặc sản Lào Cai

LNV - Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai.
Quy Nhơn hướng đến thành phố du lịch, văn minh, hiện đại

Quy Nhơn hướng đến thành phố du lịch, văn minh, hiện đại

LNV - Bình Định đặt mục tiêu xây dựng Quy Nhơn trở thành thành phố du lịch, văn minh, hiện đại, năng động, phát triển nhanh, bền vững và thu hút du khách bằng những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn.
Thừa Thiên Huế: Phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy giá trị văn hoá gắn với du lịch làng nghề

LNV - Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách mở ra hướng đi mới

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách mở ra hướng đi mới

LNV - Du lịch làng nghề ở nước ta đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy tiềm năng là to lớn nhưng du lịch làng nghề hiện vẫn chưa xứng tầm với những lợi thế sẵn có, bởi các hoạt động còn mang tính tự phát cùng nhiều bất cập trong vấn đề môi trường và cơ sở hạ tầng.
Thèn Pả: Ngôi làng Mông yên bình

Thèn Pả: Ngôi làng Mông yên bình

LNV - Thèn Pả, nằm dưới chân cột cờ Lũng Cú, còn giữ nguyên vẹn nhiều nét truyền thống của người Mông như nếp sinh hoạt hay nhà trình tường với mái ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.
Chung tay gìn giữ, bảo vệ di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên

Chung tay gìn giữ, bảo vệ di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên

LNV - Tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO diễn ra vào tháng 9/2023 đã thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng) là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây thực sự là niềm vinh dự, tự hào cho Việt Nam nói chung, Quảng Ninh - Hải Phòng nói riêng khi sở hữu di sản liên tỉnh đầu tiên.
Bình Định: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch đảo Cù Lao Xanh

Bình Định: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch đảo Cù Lao Xanh

LNV - Ngày 23/4, trong chuyến khảo sát quy hoạch xã đảo Nhơn Châu để phát triển du lịch, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng bày tỏ sự trăn trở, làm sao đánh thức tiềm năng phát triển du lịch xã đảo Nhơn Châu, để Cù Lao Xanh trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Lợi ích kép từ phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

Lợi ích kép từ phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch, một giải pháp hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội. Cách làm này mang lại lợi ích kép cho cư dân các làng nghề truyền thống. Bởi cùng tạo thêm việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân còn là cách gìn giữ, bảo tồn, quảng bá và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thông qua hoạt động du lịch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì

100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì

OVN - Tối 4-10, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động