Luồng gió mới từ nông dân thời @
Drone ngày càng xuất hiện nhiều trên đồng ruộng Hậu Giang.
Sống ở Tứ giác Long Xuyên, anh Lê Văn Vụ, xã Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang), được nhiều người biết như một nông dân @ chính hiệu. Thuộc thế hệ 8X, sau khi tốt nghiệp lớp 12, anh trụ ở quê, khởi nghiệp trồng lúa từ 3ha đất của gia đình. “Cuộc chơi” bắt đầu từ năm 2016, khi thấy ở huyện Giang Thành thiếu nhân công làm nông nghiệp trầm kha. Anh quyết định bán hết lúa được gần 200 triệu đồng để sắm chiếc máy xới bánh xích. Gần như anh “thất trắng” vì hoạt động máy bánh xích không phù hợp, bởi nhiều cánh đồng trồng lúa ở Giang Thành chỗ cao, chỗ thấp.
Sau đó, anh quyết định đầu tư máy san phẳng ruộng điều khiển bằng tia laser. Kết quả là những thửa ruộng khi được máy san phẳng năng suất tăng cao; bà con đua nhau thuê máy, anh có nguồn thu nhập ổn định và bắt đầu có lợi nhuận từ năm 2018 để mua thêm 7ha đất trồng lúa.
Năm 2019, anh Vụ chi tầm 460 triệu đồng sắm drone, bay phun thuốc bảo vệ thực vật. Ban đầu người thuê còn khá dè dặt, vì thấy lượng thuốc giảm hơn so với phun thủ công lâu nay. Tuy nhiên, sau 1 vụ lúa hiệu quả từ các cánh đồng dùng drone, nông dân thuê drone tới tấp. Cứ 1 vụ lúa, trừ hết chi phí, anh Vụ thu về 170-200 triệu đồng. Sau một năm hoạt động, anh sắm thêm một drone. Năm 2021, anh bỏ tiếp gần 600 triệu đồng sắm thêm drone, bay gieo sạ giống.
Anh Vụ nói nôm na: “Lâu nay nông dân gieo sạ tay 120-130kg giống/ha; còn drone gieo sạ chỉ 100kg/ha. Lượng giống tiết kiệm cũng na ná như drone phun thuốc, giúp nông dân đủ trả tiền thuê”. Như vậy bộ 3 máy san phẳng ruộng bằng tia laser, drone phun thuốc và drone gieo sạ giống, đủ tạo nên chân dung một nông dân thời @ “3 trong 1”.
PGS-TS Dương Văn Chín, nguyên Viện phó Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, người sản xuất nói chung và nông dân nói riêng dễ dàng tiếp cận nhiều kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các máy móc, trang thiết bị mới…
Tỉnh Hậu Giang đang tận dụng nhiều nguồn lực hỗ trợ nông dân tiếp cận công nghệ tiên tiến trong sản xuất lúa. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hậu Giang, trên địa bàn có khoảng 1.500 máy gặt đập liên hợp, máy phun sạ giống, máy cấy, drone phun thuốc bảo vệ thực vật…
Huyện Vị Thủy là nơi có nhiều HTX áp dụng các phương thức sản xuất hiện đại. Điển hình như HTX Nông nghiệp Hai Huynh áp dụng mô hình sản xuất lúa thông minh, gắn với bao tiêu đầu ra cho nông dân. HTX Thuận Tiến lại sử dụng gần 15 máy cấy lúa và các loại drone phun thuốc bảo vệ thực vật phục vụ xã viên, nông dân...
Ông Trương Phú Quốc, Giám đốc HTX Thuận Tiến, chia sẻ: “Xã viên dùng máy cấy lúa luôn bán được giá và lợi nhuận cao hơn. Máy cấy giúp lúa không đổ ngã, năng suất và giá bán cao; nhờ đó nhiều nông dân đăng ký vào HTX”. HTX Tân Long (Hậu Giang) lại là điểm sáng trong sản xuất lúa sạch (áp dụng bón phân hữu cơ theo công thức 70% hữu cơ - 30% vô cơ…) được công nhận chỉ dẫn địa lý. HTX còn bao tiêu thu mua lúa hàng hóa bằng với giá thị trường và cộng thêm 500 đồng/kg lúa.
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Cần, Trưởng khoa Phát triển nông thôn Trường ĐH Cần Thơ, lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp thông minh… được Chính phủ và các tỉnh thành ĐBSCL đặc biệt quan tâm.
Việc sử dụng drone phun thuốc bảo vệ thực vật, drone sạ lúa, máy cấy… giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh. Với 1,6 triệu hécta đất trồng lúa, hàng năm đóng góp trên 25 triệu tấn lúa, những thay đổi của nông dân miền Tây thời @ thật sự là luồng gió mới thổi vào ruộng đồng.
Theo Cao Phong
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới
11:01 | 03/10/2024 Nông thôn mới
Bừng sáng nông thôn mới nơi miền đất khó
10:23 | 03/10/2024 Nông thôn mới
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn NTM
13:29 | 02/10/2024 Nông thôn mới
Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới
10:07 | 30/09/2024 Nông thôn mới
Bình Định phấn đấu đến năm 2025 có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
10:00 | 30/09/2024 Nông thôn mới
Bình Phước: Phước Tín phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu
09:33 | 27/09/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Yên Bái: Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá
09:42 | 25/09/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Xã Ân Hữu đạt chuẩn nông thôn mới
14:59 | 23/09/2024 Nông thôn mới
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 | 19/09/2024 Nông thôn mới
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP
13:54 | 18/09/2024 Nông thôn mới
Xã Nhơn Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:01 | 18/09/2024 Nông thôn mới
Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Lăng
10:32 | 18/09/2024 Khuyến công
Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia
16:27 | 16/09/2024 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Hội viên các cấp Hội nông dân tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới
15:32 | 13/09/2024 Nông thôn mới
Làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng xã NTM nâng cao
09:57 | 13/09/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xã Hòa Quang Bắc được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
11:03 | 11/09/2024 Nông thôn mới
Quảng Ngãi: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
11:18 | 10/09/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
09:36 | 05/09/2024 Nông thôn mới
Thanh Hoá: Làng nghề Mật Sơn hối hả mùa tết trung thu
09:36 | 05/09/2024 Nông thôn mới
Huyện Bá thước (Thanh Hoá): Tập trung đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
07:09 | 01/09/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới
07:09 | 01/09/2024 Nông thôn mới
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 OCOP
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 Tin tức
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP