Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
Kon Tum là tỉnh nằm ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, sở hữu nhiều bản làng và những nét văn hóa bản địa độc đáo. Du lịch tại Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi những điểm đến thiên nhiên mà còn bởi những sản vật nổi tiếng, trong đó có cà phê. Trong đó, phải kể đến làng Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông), điểm tham quan, thưởng lãm có sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, mang đến nhiều trải nghiệm độc đáo cho du khách yêu thích cà phê, mong muốn thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa.
Nghệ nhân Ưu tú A Lễ còn là người duy nhất ở Kon Chênh biết chế tác và thổi Tà Vẩu, nhạc cụ đặc trưng của người M’Nâm ( Ảnh: Mỹ Hậu) |
Theo chân đoàn tham quan của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), chúng tôi lần đầu tiên được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, từ việc tự tay thu hoạch những trái cà phê chín mọng đến tham gia chế biến và thưởng thức cà phê nguyên chất giữa không gian núi rừng. Ngoài cà phê, các món ăn đặc sản như cơm lam, gà nướng, heo bản địa, cá suối và rau rừng cũng khiến hành trình khám phá thêm trọn vẹn. Mỗi bước chân, du khách còn được chào đón bởi sự thân thiện và nồng hậu của đồng bào M’Nâm. Những điệu hát dân ca, những buổi đốt lửa trại và những câu chuyện kể về truyền thống của làng khiến cái không khí “hồn cốt Tây Nguyên” ở Kon Chênh trở nên khác biệt, khó quên.
Được biết từ năm 2021, UBND huyện Kon Plông đã triển khai chủ trương phát triển du lịch cộng đồng nhằm bảo tồn văn hóa gắn với kinh tế bền vững.
Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho biết, địa phương định hướng kết hợp phát triển du lịch với nông nghiệp. Trong đó, lấy cây cà phê làm điểm nhấn để quảng bá thương hiệu và bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào M’Nâm. Nhờ sự hỗ trợ này, bà con trong làng đã thay đổi nhận thức về du lịch. Nhiều gia đình đã xây dựng homestay khang trang, tạo cảnh quan đẹp như vườn hoa, khu vực săn mây và cải thiện các tiện ích sinh hoạt như nước sạch, nhà vệ sinh đạt chuẩn. Ngoài ra, người dân cũng tích cực tham gia các khóa học về kỹ năng tiếp đón và phục vụ du khách, nhờ đó từng bước phát triển các dịch vụ đa dạng, chuyên nghiệp hơn.
Du lịch cộng đồng đã mở ra một hướng đi mới, bền vững hơn cho làng Kon Chênh ( Ảnh: Mỹ Hậu) |
Du lịch cộng đồng đang “thay da đổi thịt” các thôn, làng Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng đất rộng lớn và giàu bản sắc văn hóa, đồng thời là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, M’nông, M’Nâm, H’rê,... Văn hóa truyền thống các dân tộc này góp phần tạo nên nét đặc sắc của vùng đất, phản ánh sâu sắc những giá trị tâm linh, sinh hoạt và đời sống người dân. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống đang có dấu hiệu mai một do sự thay đổi nhanh chóng trong đời sống xã hội. Để bảo tồn và phát huy những giá trị này, địa phương đã kết hợp du lịch cộng đồng với việc khám phá văn hóa, giúp người dân duy trì các phong tục, nghề truyền thống, đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững.
Bên cạnh việc phát triển du lịch gắn với ngành nông nghiệp cà phê, người dân tộc M’Nâm còn bảo tồn những nét văn hóa truyền thống qua nhiều thế hệ nhờ vào du lịch cộng đồng. Văn hóa M’Nâm được thể hiện rõ nét qua các nghi lễ đặc sắc như lễ cúng giọt nước, lễ mừng lúa mới, hay điệu múa xoang hòa quyện cùng tiếng cồng chiêng vang vọng. Những giá trị văn hóa này là di sản truyền đời, phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh và tình yêu thiên nhiên của người dân M’Nâm.
Du khách trải nghiệm hoạt động du lịch, thưởng thức đặc sản kết hợp khám phá văn hóa bản địa tại làng Kon Chênh ( Ảnh: Mỹ Hậu) |
Chia sẻ với chúng tôi, Nghệ nhân Ưu tú A Lễ bày tỏ sự tự hào khi văn hóa dân tộc của mình được kết nối với hoạt động du lịch. Ông cho biết, kể từ khi có du lịch cộng đồng, người dân không chỉ có thêm thu nhập mà còn có cơ hội bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của mình. Điều quan trọng nhất là thế hệ trẻ có thể tiếp nhận và gìn giữ những giá trị truyền thống, giúp những nét đẹp văn hóa này không bị lãng quên. Nghệ nhân Ưu tú A Lễ còn là người duy nhất ở làng Kon Chênh biết chế tác và thổi Tà Vẩu, nhạc cụ đặc trưng của người M’Nâm. Tiếng Tà Vẩu kết hợp với âm thanh cồng chiêng tạo nên một bản hòa ca độc đáo, thu hút du khách và làm sống dậy niềm yêu thích với văn hóa Tây Nguyên.
Ông Phạm Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho biết, tính đến nay, lượng du khách đến làng Kon Chênh từ các tỉnh như Bình Định, Quảng Ngãi, TP. HCM, TP. Hà Nội và cả khách quốc tế đã tăng đáng kể. Họ không chỉ tìm đến để nghỉ dưỡng mà còn muốn trải nghiệm văn hóa đặc sắc và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp địa phương. Trong thời gian tới, huyện Kon Plông dự định sẽ tiếp tục phát triển các dịch vụ du lịch tại Kon Chênh, với kế hoạch tổ chức các lễ hội cà phê, giới thiệu sản phẩm thủ công, cùng với các tour du lịch khám phá thiên nhiên, nhằm thu hút du khách ở lại lâu dài hơn.
Không chỉ riêng Kon Chênh, các làng lân cận như Đăk Lanh, Đăk Y’Pai và Măng Buk cũng đang có những thay đổi tích cực nhờ vào du lịch cộng đồng. Những sản phẩm văn hóa đặc sắc như cồng chiêng, thổ cẩm và nông sản không chỉ phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng mà còn được tiêu thụ rộng rãi, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Du lịch cộng đồng đã mở ra một hướng đi mới cho Kon Chênh - nơi mà mỗi tách cà phê, mỗi âm thanh cồng chiêng và mỗi câu chuyện dân gian đều đóng góp vào việc gìn giữ và lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Tây Nguyên.
Tin liên quan
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: giữ gìn nghề truyền thống hướng đến du lịch cộng đồng
08:49 | 25/12/2024 Tin tức
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia
10:06 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam
10:01 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội
09:59 | 20/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:46 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Ngân hàng thực phẩm Bình Định trao tặng thực phẩm cho người yếu thế
09:44 | 17/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến
10:18 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phiên chợ vùng cao cuối năm
10:16 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai
10:15 | 16/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”
21:42 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 | 15/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
15:00 OCOP
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới
15:00 Làng nghề, nghệ nhân
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm
15:00 Văn hóa - Xã hội
Bánh kẹo Bảo Minh xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Bắc Mỹ
15:00 OCOP
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết
14:59 Làng nghề, nghệ nhân