Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Lịch sử các làng nghề mỹ nghệ kim hoàn

LNV - Ở nước ta, nghề mỹ nghệ kim hoàn có từ hàng ngàn năm trước, trở thành nghề cổ truyền cùng với bao nghề thủ công khác.
Theo sử sách lưu lại, người có công khai sáng nghề kim hoàn là vị Đệ nhất Tổ sư Cao Đình Độ sinh năm Giáp Thìn (1744), tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Xuất thân từ một gia đình nông dân, thuở thiếu thời ông rất ham học và được truyền thụ nền giáo dục của Nho giáo. Lớn lên ông làm nghề bịt đồng. Thế nhưng, niềm đam mê lớn trong ông là trở thành một người thợ kim hoàn xuất sắc. Ước mơ mãnh liệt ấy ngày đêm luôn thôi thúc, buộc ông lên đường “tầm sư học đạo”. Để học được nghề, ông phải cải trang thành người Hoa xin vào giúp việc cho một chủ tiệm vàng ở Thăng Long (Hà Nội). Bởi thời kỳ này chỉ có người Trung Hoa mới nắm được cách chế tác và độc quyền sản xuất, buôn bán vàng bạc.


Nghi lễ giỗ Tổ nghề.


Nghi lễ giỗ tổ nghề

Tính hiếu học và lòng trung thực của ông khiến chủ tiệm Kim Hoàn người Hoa cảm động, quý mến và truyền nghề cho ông. Mặc dù người Hoa có tiếng là giữ nghề, không truyền cho người ngoài, nhưng với tư chất thông minh, lanh lợi sẵn có, ông quan sát tìm hiểu và nắm bắt được biết quyết nghề kim hoàn của người Hoa. Với ý chí phải học cho thành tài, ông học cả cách chế tạo dụng cụ cần thiết của nghề chạm trổ vàng bạc và không từ chối bất cứ việc gì chủ sai bảo. Công sức của ông đã được đền đáp xứng đáng, tay nghề ông ngày càng thành thạo và đạt trình độ kỹ thuật tinh xảo đủ sức tranh tài với những thợ kim hoàn người Hoa khác tại đất Thăng Long thời bấy giờ.



Tay nghề của thợ kim hoàn ngày càng thành thạo và đạt trình độ kỹ thuật tinh xảo


Làng nghề kim hoàn Kế Môn, Huế

Năm 1783, ông Cao Đình Độ đưa vợ con vào làng Kế Môn, huyện Phong Điền, Thuận Hóa (nay thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên — Huế) lập nghiệp và truyền nghề cho con. Thừa hưởng đức tính thông minh của cha, cong trai ông – Cao Đình Hương, tiếp thu nghề một cách nhanh chóng và trở thành một nghệ nhân thành thục trong nghề. Tại Thuận Hóa, ông thu nhận đệ tử, truyền nghề cho họ, làng Kế Môn trở thành làng nghề kim hoàn từ đó… Mấy trăm năm qua, hàng ngàn người làng Kế Môn đã rời làng ra đi và có mặt, trước tiên là ở Kinh thành Huế, sau đó là ở hầu hết các đô thị, thị tứ, chợ lớn của cả nước và sau này là vươn ra thế giới.

Làng nghề vàng bạc Châu Khê (Hải Dương)

Cho đến bây giờ, làng nghề làm vàng bạc Châu Khê, thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã có lịch sử tồn tại trên 500 năm, bắt nguồn từ Lưu Xuân Tín, quan Thượng thư bộ Lại dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1494) có công khởi dựng nghề đúc bạc nén của làng.

Là quan Thượng thư bộ Lại, nhưng ông Lưu Xuân Tín rất được triều đình nhà Lê tín nhiệm, giao cho trọng trách lập xưởng đúc bạc nén tại kinh thành Thăng Long, bởi thời điểm ấy, bạc nén là đơn vị thay thế tiền tệ trong mọi hoạt động kinh tế, buôn bán, trao đổi của xã hội. Được triều đình dành cho đặc quyền, Lưu Xuân Tín đã ưu tiên cho người làng ông lên Thăng Long lập xưởng đúc bạc tại phường Đông Các. Dần dần, từ nghề đúc bạc, những người thợ Châu Khê đã phát triển lên nghề làm đồ trang sức vàng bạc (còn gọi là kim hoàn). Kể từ đó, nghề làm vàng bạc Châu Khê trở nên lừng danh không chỉ ở Hải Dương mà còn lan truyền đến Hà Nội, nơi nổi tiếng với tên phố Hàng Bạc, tập trung rất nhiều thợ làm vàng bạc vùng này.

Làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ (Gia Lâm – Hà Nội)

Kiêu Kỵ thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội là nơi duy nhất trong cả nước còn nghề làm vàng quì. Đây là một làng nhỏ cách trung tâm Thành Phố Hà Nội khoảng 10 km về phía Đông Bắc. Cả làng có khoảng 30 gia đình với tổng số hơn 200 người làm nghề dát vàng quì. Nghề làm vàng quì ở đây có lịch sử hình thành, phát triển trong khoảng 250 năm.

Ông Nguyễn Quý Trị đỗ tiến sĩ đời Cảnh Hưng (1740 – 1786), thuở nhỏ ông sinh ra và lớn lên ở làng Kiêu Kỵ. Vào năm 1763, khi đang làm quan đến chức Tả Thị Lang, Hàn lâm viện trực học sĩ, ông được cử đi sứ sang Trung Quốc. Trên đường công cán ông nhận thấy ở đất nước người có nghề rất hay: Nghề dập dát vàng bạc để sơn thếp vàng bạc lên câu đối, hoành phi… Ông cố gắng tìm hiểu và học cho được nghề. Khi về nước ông phổ biến cho dân làng.

Từ đó trở đi, dân làng Kiêu Kỵ sống hẳn với nghề này và đời sống trở nên khá giả hơn so với nghề nông. Đến nay người dân Kiêu Kỵ vẫn gìn giữ và lưu truyền lại nghề vàng quỳ cho con cháu.

Làng nghề kim hoàn ở Định Công (Hà Nội)

Làng nghề kim hoàn Định Công từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người Hà Nội và là một trong những điểm tham quan nức tiếng đối với du khách phương xa. Làng nghề kim hoàn Định Công hay còn được gọi là Định Công kim hoàn, nằm bên bờ sông Tô Lịch, thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai. Nổi tiếng với nghề kim hoàn có tuổi đời lên đến hơn 1000 năm, được xếp vào bốn nghề tinh hoa nhất đất Thăng Long xưa “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”.

Theo tài liệu ghi chép lại thì đồ vàng bạc do người làng Định Công chế tác vô cùng tinh xảo, nổi tiếng nhất đất Thăng Long. Người dân còn rủ nhau ra phường Đông Các nay là phố Hàng Bạc để hành nghề, giao lưu với các thợ bạc Đồng Sâm (Thái Bình) và thợ bạc Châu Khê (Hưng Yên). Thợ kim hoàn Định Công ai có vốn thì mở cửa hàng buôn bán trang sức mỹ nghệ cho giới nhà giàu, quan lại, ai không có vốn thì đi làm thuê cho các cửa hàng. Sự ra đời của nghề kim hoàn Định Công góp phần phổ biến thương hiệu phố vàng bạc mỹ nghệ cho Hàng Bạc. Đền thờ tổ đặt ở đây cũng chính là vì vậy.

Bài và ảnh: S.T

Tin liên quan

Tin mới hơn

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, (Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thiếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề

LNV - Nằm trên một mảnh đất yên bình tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, xã Triệu Đề nổi tiếng là một làng nghề trồng hoa, cây cảnh có truyền thống lâu đời. Làng nghề hoa, cây cảnh Triệu Đề không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm cây, hoa chất lượng cao mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm bức tranh văn hóa của vùng đất Vĩnh Phúc.

Tin khác

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát -  Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

LNV - Công ty CPSX & TM Tự Lập có truyền thống nghề đá trên 20 năm tại Cụm công nghiệp làng nghề Phường An Hưng, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa - nơi có nguồn tài nguyên về đá phong phú và đa dạng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát (Blue stone, Marble stone) phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu.
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống

LNV - Mùa Trung thu cận kề, căn nhà của ông Trương Viết Dũng (75 tuổi, TP. Hà Tĩnh) trở nên nhộn nhịp hơn hẳn với hàng trăm chiếc đèn ông sao, đèn linh vật đa dạng kích cỡ và màu sắc. Niềm vui của một người thợ thủ công hiện rõ trên từng nét mặt, ông rạng rỡ đón khách đến tìm hiểu và mua sắm đèn Trung thu.
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu

LNV - Là kinh đô cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, mảnh đất Phú Xuân - Huế là nơi vẫn còn lưu giữ được gần như nguyên bản các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó, có những “di sản” đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa Huế, in đậm trên các công trình kiến trúc, vật thể và trong đời sống tâm linh của con người cố đô như các làng nghề truyền thống Huế. Nghề làm đầu lân cũng như hàng chục nghề truyền thống khác đã tồn tại ở đất này mấy trăm năm qua, dẫu thăng trầm của thời gian có đôi lúc làm phai nhạt, nhưng vẫn được gìn giữ nhiều đời và bây giờ sống lại trong nhịp sống hối hả mới.
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ

Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ

LNV – Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một trong những làng nghề nổi tiếng về khảm trai, cẩn ốc. Nơi đây vẫn còn nhiều người nghệ nhân, thợ giỏi đam mê với nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm có giá trị nghệ thuật và kinh tế.
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền

Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền

LNV - Nhằm giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước những nét đẹp văn hóa, du lịch đặc trưng, và đồng thời khẳng định thương hiệu "Mắm Châu Đốc" của tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang đã lên kế hoạch tổ chức Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang – OCOP và đặc sản các vùng miền lần thứ II năm 2024. Sự kiện này diễn ra từ ngày 29/8 đến 3/9/2024 tại Quảng trường phường Châu Phú A và các tuyến đường lân cận thuộc TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề

Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng

Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng

LNV - Đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã có những bài thuốc nam cổ truyền rất quý, chữa được nhiều bệnh. Hiện nay, ở địa phương, nhiều gia đình còn giữ được những bài thuốc cổ truyền này.
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương

Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương

LNV - Kế thừa kỹ thuật rèn truyền thống lâu đời kết hợp việc ứng dụng máy móc vào sản xuất, nghệ nhân Kiều Công Quận (P. Trung Lương, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã làm ra những chiếc kéo “khổng lồ” có tác dụng cắt tỉa cây cảnh.
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cổ Hà Nội. Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống tới người trẻ và bạn bè quốc tế, nhóm nghệ sĩ Latoa Indochine đã và đang nỗ lực phục hồi, lưu giữ và nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc.
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV - Nghề thêu ren, đan móc một thời được coi là rất phát triển ở Thành phố Hải Phòng. Những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren... Tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu... Thời kỳ đó, thêu, ren, đan, móc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

LNV - Từ khi thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, cơ chế về phát triển nông nghiệp hàng hóa, Bắc Kạn đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chế biến có quy mô. Đây là cơ sở để địa phương tiến thêm một bước, đưa các vùng sản xuất tập trung thành làng nghề nhằm “định vị” thương hiệu chế biến nông sản gắn với phát triển du lịch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động