Lễ hội thành Tuyên: Điểm hẹn của du khách gần xa
Tuyên Quang như chiếc cầu nối giữa miền núi phía Bắc với trung du và đồng bằng, giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Địa hình Tuyên Quang đa dạng, núi non xen kẽ với sông ngòi dày đặc trong đó lớn nhất là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lượng phù sa bồi đắp do hệ thống sông suối tạo nên cùng núi non trùng điệp đã sớm tạo cho vùng đất này thuận lợi cho nền kinh tế trồng trọt và chăn nuôi... Do những thuận lợi ấy, Tuyên Quang có 22 dân tộc cư trú. Những giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh đã tạo cho Tuyên Quang lung linh, huyền ảo, đa sắc màu văn hóa, đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam.
Mẫu nhãn hiệu chứng nhận “Lễ hội Thành Tuyên” |
Với 658 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, 425 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc, Tuyên Quang xác định du lịch là một ngành mũi nhọn trong mục tiêu phát triển kinh tế.
Khi nhắc đến Tuyên Quang, thì không thể nhắc đến Lễ hội Thành Tuyên – một Lễ hội Trung thu độc đáo, lớn nhất cả nước, với nhiều kỷ lục đã được sách Kỷ lục Guiness Việt Nam xác nhận như: Lễ hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo, lớn nhất Việt Nam; Mâm cỗ Trung thu lớn nhất Việt Nam; Cặp đèn lồng lớn nhất Việt Nam.
Là một trong các sự kiện quan trọng của tỉnh, hiện nay, Lễ hội Thành Tuyên không chỉ là một sự kiện văn hóa đặc sắc, mà nó còn trở thành sản phẩm du lịch riêng có của người dân Tuyên Quang, thu hút một lượng du khách khổng lồ đổ về với xứ Tuyên vui hội. Lễ hội cũng là dịp để giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá đến bạn bè trong nước và quốc tế về hình ảnh miền đất, con người và các giá trị di sản văn hóa của tỉnh, đặc biệt là những giá trị hết sức đặc sắc về lịch sử, văn hóa của miền đất Tuyên Quang giàu truyền thống - quê hương Cách mạng, Thủ đô khu giải phóng, Trung tâm Thủ đô kháng chiến. Lễ hội đã trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có của Tuyên Quang,
Mỗi độ thu về, với tình yêu thương vô bờ dành cho con trẻ và bằng sự tài hoa, khéo léo của mình, người dân Tuyên Quang đã tạo nên những chiếc đèn Trung thu rực rỡ dành cho thiếu nhi. Từ năm 2004 đến năm 2007 một số tổ, phường đứng ra tổ chức. Năm 2008 là một năm đáng nhớ khi Lễ hội Thành Tuyên chính thức được nâng cấp lên cấp thành phố và từ năm 2014 đến nay, Lễ hội đã thực sự trở thành sự kiện cấp tỉnh với quy mô tổ chức hoành tráng, rực rỡ mang tới sự nổi tiếng trong và ngoài nước.
Điểm nhấn của Lễ hội chính là những mô hình đèn trung thu khổng lồ được người dân các tổ dân phố tự tay làm và rước qua các tuyến phố. Những mô hình đèn trung thu khổng lồ đều được xây dựng dựa trên các câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian và từ thực tiễn đời sống, lao động sản xuất của nhân dân trong từng giai đoạn lịch sử. Năm 2014, lần đầu tiên, Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Lễ hội này đã được Hội đồng Kỷ lục Quốc gia trao bằng xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam với các kỷ lục: "Đêm hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo và lớn nhất Việt Nam", "Mâm cỗ Trung thu lớn nhất Việt Nam", "Cặp đèn lồng lớn nhất Việt Nam". Từ năm 2015 đến nay, Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức gắn với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch như các hoạt động trưng bày, giới thiệu nét ẩm thực đa dạng, phong phú của các dân tộc tỉnh Tuyên Quang; Lễ hội bia Hà Nội; trình diễn giới thiệu trang phục; biểu diễn nghệ thuật; các hoạt động “Vui đón Trung thu”; các hoạt động thể thao như Giải Quần vợt Tân Trào mở rộng; Giải Bóng bàn tỉnh Tuyên Quang...; các hoạt động du lịch, tour thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích và điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Đi xem các mô hình Trung thu - Hoạt động được đông đảo các cháu thiếu nhi và du khách mong đợi nhất của Lễ hội Thành Tuyên |
Năm 2024 là năm thứ 2 tỉnh Tuyên Quang triển khai thực hiện Đề án đổi mới tổ chức Lễ hội Thành Tuyên nhằm xây dựng phát triển lễ hội này để trở thành sản phẩm du lịch mang thương hiệu quốc gia và quốc tế. Trong khuôn khổ lễ hội năm nay sẽ diễn ra chuỗi các hoạt động đặc sắc hấp dẫn, điểm nhấn là Đêm hội Thành Tuyên sẽ có nhiều mô hình đèn trung thu khổng lồ rực rỡ sắc màu tham ra diễn diễu. Còn hơn 40 ngày nữa mới diễn ra Lễ hội Thành Tuyên năm 2024, nhưng không khí chuẩn bị cho lễ hội đã tấp nập. Cũng không đợi đến ngày chính hội, ngay từ ngày đầu tháng 7 âm lịch, tại thành phố Tuyên Quang đã bắt đầu lung linh, rực rỡ với các mô hình biểu diễn khắp các con phố, hứa hẹn một mùa trung thu lễ hội náo nhiệt với các mô hình đèn khổng lồ hấp dẫn, kỳ công.
Lễ hội Thành Tuyên trở thành sự kiện văn hóa, sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có của Tuyên Quang mang thương hiệu quốc gia và hướng tới quốc tế, UBND tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương để tiến hành đổi mới việc tổ chức thực hiện, đồng thời chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu cho Lễ hội Thành Tuyên. Ngày 23/02/2023, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Văn bản số 666/UBND-KT về việc giao Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang đứng tên chủ sở hữu nhãn hiệu và lập hồ sơ đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận “Lễ hội Thành Tuyên”. Hồ sơ đăng ký xác lập quyền đối với NHCN “Lễ hội Thành Tuyên” đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ vào ngày 05/02/2024. Chủ sở hữu đang tiến hành các thủ tục để đảm bảo nhãn hiệu được bảo hộ trước mùa lễ hội năm 2024.
Với chủ đề: “Lung linh sắc màu đêm hội Thành Tuyên”, năm nay số lượng mô hình đèn trung thu tham gia đêm hội dự kiến sẽ chọn trên 60 mô hình đẹp nhất. Các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội sẽ được tổ chức trong 15 ngày, từ ngày 31/8 đến ngày 15/9 (ngày 28/7 đến 13/8 Âm lịch), các hoạt động chính diễn ra từ ngày 13-15/9 (từ ngày 11-13/8 Âm lịch). Tại Đêm hội Thành Tuyên, chương trình dự kiến truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam. Thời gian sẽ được tổ chức từ 20h10' ngày 14/9/2024 (thứ Bảy, ngày 12/8 Âm lịch), tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang.
Lễ hội Thành Tuyên là ngày hội lớn của người dân Tuyên Quang thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư, là sự quan tâm tình yêu thương dành cho thiếu nhi. Mỗi một mô hình đèn trung thu với những màu sắc sặc sỡ, hình thù độc đáo mang một ý nghĩa riêng chắc chắn sẽ làm nên tết Trung thu đáng nhớ của người dân Tuyên Quang. Sau gần 20 năm không ngừng đổi mới sáng tạo, duy trì và phát triển, đến nay Lễ hội Thành Tuyên đã trở thành sự kiện văn hóa nổi bật, sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có, là điểm hẹn của người dân và du khách gần xa.
Việc đăng ký bảo hộ thành công NHCN “Lễ hội Thành Tuyên” sẽ góp phần lớn trong công tác quảng bá hình ảnh của lễ hội tới người dân trong cả nước cũng như du khách quốc tế.
Tin liên quan
Tuyên Quang: Thêm 5 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao
14:04 | 10/07/2024 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Triển khai hiệu quả Chương trình khuyến công
09:23 | 16/05/2024 Khuyến công
Lễ hội Thành Tuyên chính thức diễn ra từ ngày hôm ngay 20/9/2023 đến hết ngày 27/9/2023
08:56 | 21/09/2023 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn
Tôn vinh tiếng việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài
19:20 | 08/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:35 | 05/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Cây Thị nghìn tuổi thôn Ngoại Độ
07:09 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội thành Tuyên: Điểm hẹn của du khách gần xa
07:07 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Cùng " Cô gái bằng lăng" về với tuổi học trò của Đinh Văn Bình
07:07 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng
07:07 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Kỷ lục gia Bùi Văn Ngợi Người thích thể thao mạo hiểm
07:06 | 01/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ước mơ Đại học không bị giới hạn học phí tại Trường Đại học Trưng Vương
08:57 | 31/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Kiều bào tham gia nhiều trải nghiệm ấn tượng
14:08 | 26/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Quảng bá Bình Định qua “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao - Tự hào bản sắc Việt”
12:12 | 23/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 2/9
11:02 | 23/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Miền trầm tích nghìn năm
10:39 | 21/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi Hội thảo khoa học văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi
10:06 | 19/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Rằm Tháng 7- Lễ Vu lan báo hiếu
08:45 | 19/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Độc đáo Lễ hội Ớt A Riêu ở Cổng Trời Đông Giang
19:42 | 15/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Gìn giữ nghề thuốc đông y gia truyền
14:08 | 15/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy vai trò “cầu nối” giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân
15:11 | 13/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Khôi phục Lễ hội Đổ giàn An Thái
10:39 | 12/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hỗ trợ nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia bảo tồn nghệ thuật truyền thống
16:15 | 09/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng
10:46 Tin tức
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách
10:39 Du lịch làng nghề
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 Làng nghề, nghệ nhân