Làng quất Tứ Liên thấp thỏm đợi Tết
Người nông dân phải một nắng hai sương, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” suốt cả năm trời mới cho ra được cây quất Tết ưng mắt
Đứng ngồi không yên
Thế nhưng năm nay, mọi chuyện dường như không suôn sẻ với bà con. Khi phóng viên hỏi thăm các nhà vườn, nhiều người cho biết cũng lác đác có khách đến hỏi mua nhưng số cây bán được không nhiều. Lý giải về điều này, các nhà vườn cho biết, do dịch Covid-19 bùng phát, thu nhập ai nấy đều giảm nên sức mua chưa mạnh. Chưa chính thức bước vào vụ bán nhưng người nông dân đã đứng ngồi không yên vì không biết mình có gặt được “trái ngọt” sau một năm đầy rẫy những lo toan, vất vả hay không.
Đang tỉ mỉ chăm từng chùm quả, chiếc lá, bà Nguyễn Thị Thiệp (chủ vườn quất Mạnh - Thiệp) cho biết: “Khoảng giữa tháng 8, đầu tháng 9 là thời gian “vàng” để chăm cây. Thế nhưng năm nay do dịch Covid-19 khi đó diễn biến phức tạp, phải thực hiện giãn cách xã hội nên thời gian chăm cây cũng bị ảnh hưởng. Nếu giờ không tích cực chăm bón thì Tết không có cây đẹp để bán. Chưa kể dịch dã thu nhập kém thế này, chả biết sức mua đến đâu để còn tìm đầu ra”.
Bà Thiệp còn nói thêm: “Đợt ai ở yên đó, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc mua thuốc bảo vệ thực vật, phân đạm do đây không phải là mặt hàng thiết yếu, giá cũng tăng chóng mặt, có khi lên tới 200.000 đồng một bịch phân bón. Chi phí chăm cây chiếm đến 80% giá thành bán ra nhưng giá bán lại không thể tăng. Trong bối cảnh dịch bệnh, ai ai cũng phải chi li hơn trong việc sắm Tết nên chắc chắn chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ”.
Cùng chung nỗi lo là ông Nguyễn Bá Phương (chủ vườn Phương - An). Hơn 20 năm trong nghề, ông cho hay dù có nhiều kinh nghiệm nhưng cũng không thể lường trước được dịch bệnh lại diễn biến phức tạp như vậy. Gia đình ông đã chủ động giảm số lượng cây trồng xuống nhưng vẫn cảm thấy bất an. “Khác với không khí phấn khởi sắp Tết như mọi năm, năm nay tôi cùng các hộ trong làng đều thấp thỏm về đầu ra. Để đảm bảo có được giá “thuận mua vừa bán”, chúng tôi phải lấy sức làm vốn. Những nhà năm trước thuê thêm nhân lực chăm cây thì nay cũng cắt giảm, oằn mình ra tự làm tất. Hiện tại, quất đã bán được khoảng 20%, chủ yếu của những vườn có chất lượng cao. Con số này thấp hơn nhiều so với năm trước. Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương sớm có những giải pháp hỗ trợ nông dân giải quyết đầu ra”, ông Phương nói.
Khó chồng khó
Hiện trên địa bàn phường Tứ Liên có khoảng 400 hộ trồng quất cảnh với tổng diện tích lên tới 20 ha. Chỉ tính riêng quất bonsai, cả phường có khoảng 70.000 cây. Không chỉ canh cánh nỗi lo cung vượt cầu, thời tiết không ủng hộ cũng khiến các nhà vườn phải dày công chăm sóc hơn, nếu không cây sẽ xấu và rất khó bán.
Theo bà Ngô Thị Ngà, Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống Quất cảnh Tứ Liên: “Mặc dù địa phương có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để trồng quất cảnh nhưng đây là loại cây phụ thuộc phần nhiều vào thời tiết. Hè vừa rồi có những ngày ngoài trời nóng hơn 40 độ. Gió rét thì đến sớm hơn so với các năm nên ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng của cây. Những ngày gần đây thì trời lại hanh khô, không có mưa nên bà con phải tích cực tưới, bổ sung nước để trái ra mọng, đẹp. Nhưng chừng đó cũng không thể nào quý bằng những giọt mưa của trời. Khó khăn bủa vây nên chúng tôi đang phải rất nỗ lực để có được chất lượng cây tốt, đồng đều”.
Một khó khăn nữa của người trồng quất là sản phẩm làm ra không có chợ để bày bán. Thường thì họ phải mang ra chợ hoa Lạc Long Quân cách đó khoảng 4km và phát sinh thêm chi phí mua chỗ. Chưa kể, nếu cây to thì chẳng để được nhiều, tốn thêm chi phí vận chuyển, mua lô phụ… Vì vậy, nhiều người trồng chọn cách bán tại vườn để cắt giảm chi phí mặt bằng. Được giá hơn nhưng độ nhận diện thương hiệu không cao như bán ở mặt đường.
“Khách đến vườn mua hầu hết là khách quen. Rất may là tiếng lành đồn xa, họ thấy cây đẹp nên mách nhau đến tận nơi để chọn. Nhiều gia đình giờ cố gắng quảng cáo vườn nhà mình trên Facebook nhưng cũng chưa thật sự đạt hiệu quả. Cây đẹp nhưng phải quảng bá được đến với mọi người thì mới có thể đẩy sức mua lên”, bà Bùi Lạc Dật, chủ vườn Tái - Dật bày tỏ.
Bài, ảnh: Vũ Anh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
14:45 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu
09:43 | 17/09/2024 Kinh tế
Tin khác
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Người "Thổi hồn" cho nghề làm bánh oản cổ truyền
16:03 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 Nông thôn mới
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định
14:55 Khuyến công
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 Khuyến nông
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 Kinh tế
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 Sức khỏe - Đời sống