Khám phá làng nghề 700 năm tuổi giữa lòng cố đô
Nghề làm hương tại làng đã xuất hiện từ lâu và dẫu năm tháng thoi đưa, người dân nơi đây với bao thế hệ cha truyền con nối vẫn tiếp tục ngày đêm tỉ mẩn hoàn thành những nén hương trầm để phục vụ cho đời sống tâm linh của bà con. Đây là cách mà họ giữ gìn nét đẹp truyền thống của cha ông để lại, và là cách chứng minh sự tồn tại của mình giữa nhịp sống hiện đại ngày nay. Với họ, những nén hương Thủy Xuân với màu sắc rực rỡ của nào màu đỏ, vàng, xanh cùng hương thơm ngào ngạt dễ chịu chính là món quà mà họ gửi đến mọi người dọc khắp chiều dài đất nước.
Nếu có dịp đến làng hương Thủy Xuân vào những ngày hè nắng đẹp, bạn sẽ có cảm giác như đi lạc vào một thế giới rực rỡ sắc màu với hàng hàng lớp lớp những bó hương muôn hình vạn trạng được mang ra phơi dọc khắp hai bên đường. Đặc biệt hơn, vào những ngày này, các cơ sở sản xuất hương cũng thường mang tăm hương phơi dọc cả tuyến phố, tạo thành phông nền hoàn hảo cho những bức ảnh check-in Huế của biết bao bạn trẻ.
Bột hương được làm từ các nguyên liệu hương quế chi, hoa hồi, đinh hương, thảo quả, nụ tùng, vỏ bưởi… phơi khô, xay nhỏ và nghiền thành bột rồi trộn theo tỷ lệ nghiêm ngặt. Nếu là nhang quế thì bột vỏ cây quế sẽ chiếm tỷ lệ nhiều hơn, nhang trầm thì là bột trầm. Hỗn hợp bột này sau đó được trộn với keo để tạo độ kết dính, sau đó se lại quanh lõi hương thật đều, đẹp.
Người Việt Nam rất kỵ thắp hương lại bị tắt nửa vời hoặc cháy bùng bất thường. Vì vậy, người dân làng hương Thủy Xuân đã chọn ruột tre khô chẻ nhỏ, phơi nắng nhiều ngày đến khi khô để làm phần lõi hương. Cách làm này sẽ giúp hương khi đốt sẽ cháy đều đến tận chân hương và không gãy ngang.
Bên cạnh đó, nguyên liệu để chẻ tăm hương cũng là loại tre già khai thác từ rừng Bình Điền, Phong Sơn hay Nam Đông. Đây là công đoạn đòi hỏi sự dứt khoát, điêu luyện của người thợ để làm ra được loại chân hương nhiều kích cỡ đúng yêu cầu.
Những cây hương truyền thống sẽ có hai màu cơ bản là nâu và đỏ. Tuy nhiên, người thợ ở làng đã sáng tạo phối thành nhiều màu để sản phẩm thêm bắt mắt. Chính vì vậy, khi dạo quanh làng, bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước vẻ rực rỡ của những bó hương vàng, xanh, tím, đỏ, hồng...
Bà Lê Thị Khương (SN 1956 – chủ cơ sở làm hương O Quýt), một nghệ nhân đã có gần 30 năm trong nghề làm hương chia sẻ: "Tôi với hương như người thân, như bạn bè, bản thân tôi cũng là thế hệ thứ 3 trong gia đình theo nghề này. Trước đây, hương làm ra chỉ phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương nhưng những năm gần đây, làng đã trở thành một điểm du lịch thu hút du khách đến thăm quan, mua sắm. Thật lòng tôi cảm thấy vui vì nghề làm hương được nhiều người biết đến, có không gian phát triển và cũng giúp chúng tôi thêm "đồng ra đồng vào".
Hiện nay, hương Thuỷ Xuân có giá bán trên thị trường không cao, một số sản phẩm được ưa chuộng như hương quế có giá khoảng 40.000 đồng/bó, nụ trầm giá từ 60.000 đồng/hộp. Còn riêng hương trầm sẽ có giá nhỉnh hơn đôi chút, dao động 80.000-200.000/bó tuỳ theo kích cỡ, mùi thơm và nguyên liệu của hương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho số người làm hương tại địa phương giảm dần theo thời gian.
Không đơn thuần là nghề phát triển kinh tế, nghề làm hương trầm còn thể hiện được vấn đề văn hóa tâm linh, tín ngưỡng ở vùng đất kinh thành linh thiêng. Dưới ánh nắng miền Trung, từng bó hương dựa vào nhau, xòe ra rồi bung tỏa như những đóa hoa, tất cả các bó hương xòe thành những bông hoa lung linh và rực rỡ trong nắng, vô hình chung đã trở thành gạch nối gắn kết giữa thực tại và tín ngưỡng nơi xứ Kinh kỳ đầy huyền bí.
Bài và ảnh Hoàng Mai
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP