Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Làng mõ chốn cố Kinh

LNV - Họ mang nỗi lòng mình gửi vào từng thớ gỗ, biến chiếc mõ không chỉ là vật dụng nhỏ hằng ngày trong những ngôi chùa mà còn mang chở cả tâm hồn và tài năng của người Việt trong đó.

Nhọc nhằn nghề chế tác mõ

Ở xứ Huế bây giờ, người ta vẫn nói đến làng mõ. Làng mõ là nơi vẫn duy trì nghề đục đẽo, tạo ra những sản phẩm là những chiếc mõ. Ở phường Thủy Xuân, TP Huế trước đây có một số hộ gia đình đã từng làm mõ nhưng cuối cùng chỉ còn vài ba hộ đứng vững với nghề. Điều đặc biệt là có những cơ sở “gia truyền” 3 đời chuyên làm mõ cung ứng cho khắp nơi một cách lạ kỳ.

Người bình thường ít biết rằng với chiếc mõ cũng có những sự tích gắn liền và gần như tất cả người làng mõ đề biết về sự tích ấy. Nhiều nghệ nhân trong làng mõ kể xưa kia có con cá kình theo thầy chùa, không chịu tu luyện, nên làm chuyện xằng bậy. Thầy chùa quở phạt, làm con cá kình ngộ ra và cúi đầu nhận tội, rồi bảo rằng, ngày ngày thầy cứ cầm dùi gõ vào đầu cá để cá ngộ ra. Từ đó, chiếc mõ phỏng theo hình đầu cá. Nên hoa văn chiếc mõ bao giờ cũng đục theo hoa văn vảy cá, vảy rồng.


Nghệ nhân Lê Thanh Liêm bên chiếc mõ đục dở.

Trong căn nhà nhỏ của mình luôn vang những tiếng đục, tiếng thử mõ, ngổn ngang những khúc gỗ đủ các cỡ để người làm mõ chế tác. Nghệ nhân Lê Thanh Liêm ở phường Thủy Xuân cặm cụi bên một chiếc mõ chưa thành hình. Với ông, hình như mõ đã gắn liền với cái nghiệp của ông vậy. Ông vẫn thường bảo mình là người có “duyên lành” với nghề làm mõ. Năm 18 tuổi, ông Liêm phải “gác bút” để học nghề mộc vì gia cảnh khó khăn. Sau đó, ông chuyển sang nghề chạm, rồi điêu khắc tượng. Nghệ thuật chạm khắc, tạo hình trang trí đã cuốn hút anh đam mê, gắn bó với nghề làm mõ cho đến ngày nay. Bây giờ, ông là một trong số ít những nghệ nhân làm mõ nổi tiếng của xứ Huế này.

Ông Liêm bảo, ngoài tư chất, còn chịu khó cất công lặn lội khắp nơi, ra Bắc vào Nam để học hỏi kinh nghiệm về nghề. Đến nay đã gần 20 năm trong nghề, tiếng mõ của ông đã khẳng định được vị thế trên thị trường. Một điều đặc biệt, ấy là toàn bộ công đoạn làm mõ đều bằng thủ công, mất nhiều thời gian và phải có kinh nghiệm. Tiếng kêu và vẻ đẹp của đường chạm trổ trên từng chiếc mõ là yếu tố phân biệt đẳng cấp của người làm mõ. Vì thế, rất ít người theo học được nghề này bởi nó cần sự kiên nhẫn và đam mê. Muốn làm xong một chiếc mõ nhỏ cần khoảng 2 ngày đối với người cao tay. Còn loại to thì phải mất cả nữa tháng, thậm chí phải mất cả tháng trời mới hoàn thành.


Một chiếc mõ lớn, thể hiện tài năng nghệ thuật của nghệ nhân làng Thủy Xuân.

Nhiều người từng ngỡ ngàng, khi ông Liêm mang tới đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội một chiếc mõ khổng lồ với trọng lượng lên tới 250kg cách đây 10 năm. Đặc biệt, dù là mõ nhưng khi dùng dùi để gõ vào thì phát ra âm thanh rất lớn, vọng như tiếng trống. Nhiều người thuở ấy đã bảo, chiếc mõ đó là ghép lại của nhiều thanh gỗ mít chứ không thể có cây mít nào to như thế để làm mõ được. Mỗi lần nghe mọi người hoài nghi về điều đó và cho tới tận bây giờ, ông Liêm vẫn chỉ cười, bảo một câu rằng: “Với mõ, người làm phải có tâm và tất cả mõ đều phải được làm từ gỗ nguyên khối. Người ta có thể không tin nhưng sự thật là vậy”.

Và ông Liêm cũng không ngại ngần kể về cơ duyên có được cây mít khủng. Đó là cây mít với tuổi đời hơn 200 năm ở sâu trong một ngôi làng heo hút. Ông mất gần 1 tháng mới chuyển về được. Có được gỗ, ông lại mất ngủ vì chắc chắn ông phải làm được cái mõ lớn nhất từ trước đến nay để phù hợp với quy mô của đại lễ. Để làm sao cho mõ vừa đẹp, tiếng mõ phải thanh thoát và nhìn vào nó, ai cũng biết được đây là cái mõ của 1.000 năm Thăng Long. Đó có lẽ là chiếc mõ cuộc đời ông.

Ngoài nghệ nhân Lê Thanh Liêm, gần đó còn có gia đình ông Phạm Ngọc Dư ở thôn Hạ II, phường Thủy Xuân, TP. Huế. Đây có lẽ là gia đình đặc biệt nhất của làng mõ, bởi 3 thế hệ đều theo nghề. Đời ông Dư, đến đời con và bây giờ là đời cháu cũng theo nghề làm mõ. Anh Phạm Ngọc Thanh Hải, cháu đích tôn của ông Phạm Ngọc Dư cũng đã theo nghề được nhiều năm.

Với tuổi mới chỉ sinh năm 1984, anh Hải đã giữ và theo được truyền thống được gọi là “mõ họ Phạm”, rất có tiếng không chỉ ở vùng này mà còn vang xa cả trong và ngoài nước bởi âm thanh vang, kiểu dáng chuẩn, độ bền cao. Anh Hải tự hào khi tiếng mõ từ gia đình mình đã vang xa khắp các vùng, ngõ ngách chùa chiền trong tỉnh, vang cả cùng trời cuối đất nước Việt, rồi sang tận Đài Loan, Nhật Bản và cả những đất nước xa xôi như Mỹ, Úc,...



Xưởng làm mõ tại làng Thủy Xuân.

Tiếng lòng trong mõ

Với nghệ nhân Lê Thanh Liêm, cũng như với gia đình mõ của ông Phạm Ngọc Dư, họ không chỉ đưa thương hiệu mõ Huế đi khắp các tỉnh thành trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Đó không hẳn chỉ là công việc để mưu sinh mà còn là tấm lòng của họ trong từng sản phẩm, là ước mơ đưa tiếng mõ Việt đi khắp nơi.

Nếu mọi người để ý một chút, có thể thấy mõ không xuất hiện ở chỗ lắm tiền nhiều của. Mõ cũng chẳng phải là thứ đồ dùng đắt khách, dễ mua hay dễ dùng, cũng như sản xuất đại trà theo kiểu công nghiệp như những mặt hàng khác. Và thực tế, chẳng mấy người có thể đủ tâm sức để theo nghề làm mõ. Thế nên, chỉ có thể là yêu tiếng mõ ấy lắm người ta mới gắn cuộc đời mình với việc làm ra những chiếc mõ. Những người như ông Liêm, ông Dư và các thế hệ đã âm thầm góp phần duy trì tiếng mõ yên bình, dẫu cho cuộc sống tất bật, xô bồ.

Nghề làm mõ kỳ công lắm. Để hoàn thành một cái mõ, mất rất nhiều thời gian và công sức. Nếu không có tình yêu, sự nhẫn nại thì khó có thể theo đuổi được. Bởi, một chiếc mõ hoàn thiện, trải qua rất nhiều công đoạn. Từ việc chọn gỗ, phác thảo thô, tạo ruột, khắc hoa văn, quét dầu bóng bảo vệ, cho đến phơi khô... Gỗ chọn làm mõ phải đạt được các tiêu chí như không nứt nẻ, cứng nhưng không giòn, không thấm nước. Đặc biệt độ dai, nạc nhưng phải có vân xoắn để khi gõ không bị lực làm bể.

Gỗ mít hiện vừa hiếm, vừa hay bị lỗi bên trong. Nhiều cây bề ngoài thì bình thường nhưng khi mua về đục ra thì bên trong bị hư. Một cây gỗ mua mấy chục triệu đồng thế là phải bỏ. Ngày xưa có nhiều loại gỗ tốt như trắc, mun. Nhưng rừng ngày càng bị thu hẹp nên những loài gỗ quý dần tuyệt chủng.

Bây giờ, khi làm mõ, người ta thường chọn gỗ mít là chính. Gỗ mít vừa đảm bảo được các tiêu chuẩn để làm mõ, hơn nữa không quá hiếm, giá thành lại tương đối rẻ. Một thợ giỏi phải làm mõ loại lớn này trong nhiều tháng mới xong. Hoa văn của mõ Huế thường là cá hóa rồng, dây lá, thư pháp... Ông Liêm chia sẻ như thế khi vừa đưa những nhát đục tài tình vào trong chiếc mõ đang dần thành hình của mình.



Sản phẩm mõ của xứ Huế.

Theo ông Liêm, một chiếc mõ chất lượng không chỉ đẹp với những hình chạm trổ bên ngoài mà quan trọng là âm thanh phát ra. Âm càng vang, càng trong thì càng hay. Khó nhất trong các công đoạn làm mõ là tạo tiếng, mà ngôn ngữ chuyên dụng là lấy tiếng cho mõ. Điều này cực kỳ khó, đòi hỏi sự hiểu biết và độ nhạy bén của nghề. Thực ra đó là cách đục hổng ruột của chiếc mõ. Mõ được cấu tạo theo miệng con cá, hai bên lỗ hổng tròn và một đường xẻ rãnh cắt ngang. Hoa văn của mõ Huế thường là cá hóa rồng, dây lá, thư pháp...

Nguyên lý âm thanh là khi đánh, lực tác dụng sẽ tạo ra âm, va vào thành ruột mõ, thoát ra từ hai bên. Khi tạo ruột mõ, phải linh hoạt, lát đục phải mềm mại, vì chỉ cần mạnh tay sẽ làm thủng vỏ của mõ nhưng nhẹ tay thì không đủ lực cho lát đục. Mõ sẽ kêu được hay hoặc không chính là bởi độ nhạy cảm nghề. Điều này, chỉ có những người có đôi tai đặc biệt, kết hợp với đôi tay nhuần nhuyễn mới có thể làm được.

Điều thú vị nhất là người giỏi nghề sẽ biết lấy cả tiếng mõ đực, mõ cái. Với những nghệ nhân như ông Liêm, ông Dư chỉ cần đi ngang qua chùa nghe tiếng mõ là biết ngay chùa đó có nữ tu hay nam tu. Tiếng mõ chùa nữ tu nghe vang “cốc cốc cốc”, còn chùa có nam tu sẽ có tiếng mõ nghe trầm hơn “cúng cúng cúng”, âm trầm. Theo các nhà nghiên cứu dân gian, thì âm thanh tiếng mõ thể hiện triết lý âm dương. Tiếng mõ đực nghe âm trầm nhưng rất vang, ngược lại, tiếng mõ cái thanh nhưng nhanh chìm. Có lẽ, với những người nghệ nhân khi làm mõ như thế này, họ phải đủ độ thiền tụng trong từng nhát đục, khi mỗi tiếng mõ cất lên, dù ở trong chùa hay trong nhà, đó như đã là một nhiệm mầu của sự sống rồi.

Những chiếc mõ do các nghệ nhân Thủy Xuân xứ Huế làm bây giờ không chỉ có mặt ở những ngôi chùa lớn nhỏ ở Huế như Từ Đàm, Từ Hiếu, Linh Mụ, Tường Vân, mà còn vào Nam ra Bắc và thậm chí là xuất sang các nước như Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Canada. Những tiếng mõ làng Thủy Xuân bây giờ vẫn thế, cứ râm ran trong sự khắc khoải lòng người...

Theo CAND

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng

LNV - Hồn đất thăng hoa qua bàn tay người thợ
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình

LNV - Làng nghề bánh tráng Long Bình, ở khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho làng nghề được phục hồi và phát triển.
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết

LNV - Những ngày này, làng nghề đèn lồng truyền thống Hội An (Quảng Nam) đang bước vào giai đoạn nhộn nhịp nhất trong năm. Nhiều cơ sở tất bật ngày đêm sản xuất những chiếc đèn lồng để phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

Thách thức bảo tồn nghề nón Huế

LNV - Hai câu thơ: "Ai ra xứ Huế mộng mơ / Mua về chiếc nón bài thơ làm quà" của tác giả Nguyễn Khoa Điềm là một trong những câu thơ nổi bật trong thơ ca dân tộc, phản ánh một cách tinh tế về vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của vùng đất Huế. Những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, "xứ Huế mộng mơ" đã khắc họa được hình ảnh của một mảnh đất yên bình, thơ mộng, nơi có những giá trị văn hóa lâu đời, đặc biệt là những làng nghề truyền thống như nghề làm nón lá.
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống

LNV - Làng nghề vùng Bắc Bộ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, gắn liền với quá trình truyền nghề qua nhiều thế hệ. Những tinh hoa từ nghề xưa không chỉ là sản phẩm thủ công mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của các làng nghề trong thời đại ngày nay.

Tin khác

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên

LNV - Ngày 20/12/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam – Cơ quan của Trung ương Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam tổ chức kỉ niệm 13 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (22/12/2011 – 22/12/2024). Tổng kết công tác năm 2024 – Triển khai công tác năm 2025.
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn

LNV - Năm Căn, vùng đất tận cùng của Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn xanh mướt mà còn được biết đến với nghề làm than đước. Nghề thủ công này đã gắn liền với cuộc sống của người dân địa phương, góp phần tạo nên một nét đẹp riêng biệt của vùng đất này.
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững

LNV - Làng nghề đan lưới Vân Trình, với hơn 500 năm lịch sử, không chỉ là nguồn sinh kế bền vững cho hơn 800 lao động mà còn là niềm tự hào văn hóa, gắn liền với linh hồn và bản sắc của người dân Thừa Thiên Huế.
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6275/QĐ-UBND về công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống, Làng nghề truyền thống” Hà Nội.
Nghề trồng nấm ở An Giang

Nghề trồng nấm ở An Giang

LNV - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983 công nhận Nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa

LNV - Nghề thêu truyền thống có mặt ở nhiều nơi, nhưng để đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyện, không thể không nhắc đến làng nghề thêu ở Mỹ Đức (Hà Nội) – nơi được coi là ‘cái nôi’ của nghệ thuật thêu. Với sự kết hợp độc đáo giữa hội hoạ và thêu, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, cùng chồng là một hoạ sĩ, đã sáng tạo ra một phương pháp thêu mới lạ. Để có được thành công này, bà đã trải qua hàng năm trời nghiên cứu, cải tiến, và không ngần ngại từ bỏ hàng trăm bức tranh thêu tay tỉ mỉ.
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ

LNV - Từ những hạt lạc tròn mẩy, mật mía ngọt ngào, gừng tươi cay nồng, những người nghệ nhân đã khéo léo đem nấu và kết hợp cùng bánh đa tạo nên món Cu đơ Ông bà Thư Viện thơm ngon nức tiếng – xứng tầm là đặc sản xứ Nghệ.
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết

LNV - Thời gian này, các Làng nghề trồng mai cảnh ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đang tất bật cho việc chăm sóc mai cảnh để giữ lá xanh tốt chờ đến ngày lặt lá. Bởi, cuối tháng 11 âm lịch là thời điểm cây mai cảnh bắt đầu bước vào giai đoạn lặt lá để chuẩn bị đơm hoa đón Tết chào Xuân mới Ất Tỵ năm 2025.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình

LNV - Nhiều năm trở lại đây, làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ như một trong những làng nghề truyền thống có bước phát triển vượt bậc. Kế thừa những giá trị tinh hoa do cha ông để lại, các nghệ nhân chạm khắc đá nơi đây, qua bao thế hệ, không ngừng sáng tạo và hoàn thiện tay nghề. Chính nhờ sự đam mê và tài năng đó, họ đã tạo ra những tuyệt tác độc đáo, góp phần đưa thương hiệu nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân không chỉ vang danh trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn

LNV - Ngành nuôi hươu lấy nhung tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự chăm sóc kỹ lưỡng của người dân, nghề nuôi hươu không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế và xã hội, khẳng định vị thế của Hương Sơn là "thủ phủ hươu nhung" của cả nước.
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Chào năm đặc biết 2025!

Chào năm đặc biết 2025!

LNV - Chào mừng năm 2025, một chặng đường mới đang mở ra trước mắt chúng ta! Đón chào năm 2025, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng tương lai sẽ tươi đẹp hơn, bởi những gì chúng ta đã gieo mầm từ năm trước sẽ nảy nở thành những thành quả rực rỡ trong năm mới.
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng

Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng

LNV - Thực hiện NQ số1286 ngày 14/11/2024 của UBTV Quốc Hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023-2025 của TP Hà Nội, ngày 01/01/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ huyện Ba Vì tổ chức trọng thể Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường v
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động