Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Việc phải làm

LNV - Có thể nói sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã, đang được đẩy mạnh trong nhiều lĩnh vực. Với không ít doanh nghiệp, để phát triển tốt, chuyển đổi số trở thành việc phải làm bởi vấn đề này không chỉ phù hợp với việc điều hành, quản trị mà còn phù hợp với thói quen tiêu dùng của người dân, từ đó giúp doanh nghiệp hồi phục, bứt phá, vươn lên sau đại dịch…
Vượt qua rào cản

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có trên 870.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có đến 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp thay đổi mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít rào cản khi thực hiện chuyển đổi số. Theo Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Lê Mạnh Hùng, kết quả khảo sát tại hơn 1.300 doanh nghiệp trong nước cho thấy, có trên 60% doanh nghiệp cho rằng, rào cản họ gặp phải khi áp dụng công nghệ số là chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao; 52,5% doanh nghiệp cho biết khó thay đổi thói quen kinh doanh khiến mục tiêu chuyển đổi số không đạt được…


Chuyển đổi số được coi là việc phải làm để doanh nghiệp hồi phục và bứt phá sau đại dịch Covid-19. Trong ảnh: Nghiên cứu các giải pháp công nghệ tại Công ty cổ phần Misa (quận Cầu Giấy). Ảnh: Nhật Nam


Tuy nhiên cũng có không ít doanh nghiệp đã vượt qua rào cản, đẩy mạnh chuyển đổi số và thu được kết quả rất đáng khích lệ. Là doanh nghiệp thuộc tốp 50 trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Giám đốc công nghệ thông tin Công ty cổ phần Đại Tân Việt (NewViet Dairy) Nguyễn Nhật Huy thông tin, công ty đã ứng dụng giải pháp ký kết điện tử FPT.eContract (do Tập đoàn FPT phát triển) và giải pháp này trở thành lời giải cho doanh nghiệp. Kể từ tháng 2-2021 đến nay, có gần 15.000 bản tài liệu đã được công ty ký kết thành công, giúp đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Tương tự, Tổng công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro) hiện sở hữu hàng trăm siêu thị, minimart, cửa hàng thực phẩm... cũng đã chuyển hướng đẩy mạnh phương thức bán hàng đa kênh qua ứng dụng mua sắm trực tuyến BRG shopping, số hotline, fanpage, giao hàng tại nhà với các hình thức thanh toán trực tuyến để đáp ứng nhu cầu khách hàng và thích ứng trong điều kiện dịch bệnh.

Theo Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), sau gần 1 năm triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số - SMEdx, đã có 23 nền tảng số của 22 doanh nghiệp trong nước phát triển được lựa chọn, công bố trên website Smedx.vn. Đã có hơn 110.000 lượt truy cập website Smedx.vn tìm hiểu thông tin, hơn 16.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận và trải nghiệm các nền tảng số do chương trình tuyển chọn.

Nhiều giải pháp, nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số

Chia sẻ về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ông Trần Văn Viển, đồng sáng lập Công ty cổ phần Base (đơn vị phát triển nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp Base.vn, với hơn 50 ứng dụng, hiện có trên 5.000 khách hàng) thông tin, Base có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính triển khai công nghệ. Trong đó, gói giải pháp eCovax do Base và FPT phối hợp phát triển, với một số ứng dụng then chốt sẽ dành tặng doanh nghiệp 1 năm sử dụng. Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa giới thiệu thêm, giải pháp eCovax - Không chạm, giúp doanh nghiệp ra quyết định từ xa, vận hành thông suốt, linh hoạt; giải pháp eCovax - Pháo đài xanh, giúp doanh nghiệp khoanh vùng F0 ở phạm vi ảnh hưởng nhỏ nhất, bảo đảm hoạt động liên tục… Những giải pháp này triển khai trong 2-5 ngày là sử dụng được.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Ngô Diên Hy cũng nhấn mạnh, thách thức khi doanh nghiệp bắt tay chuyển đổi số là việc thiết lập mục tiêu, xây dựng chiến lược, lộ trình và kinh phí thực hiện… Vì vậy, VNPT khuyến nghị doanh nghiệp nên lựa chọn nền tảng đa sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số tổng thể. “VNPT có nền tảng oneSME dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm 30 sản phẩm dịch vụ, như hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, chứng thực chữ ký số, kế toán doanh nghiệp… Hiện nền tảng oneSME đã có trên 1.000 khách hàng sử dụng”, ông Ngô Diên Hy nói.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã xây dựng khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp sản xuất, gồm bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp; các phương pháp chuyển đổi số và mô hình tham chiếu; danh mục các sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số khả thi tại Việt Nam.

Hiện, Cục Tin học hóa đang thu thập danh sách doanh nghiệp vừa và nhỏ của cả nước để truyền thông về chuyển đổi số rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, chương trình SMEdx sẽ tiếp tục lựa chọn, bổ sung các nền tảng số chất lượng cao, đáp ứng đúng nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đặt mục tiêu, trong năm 2022, tỷ trọng kinh tế số trong tổng sản phẩm nội địa đạt 11,5%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số là 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%; đồng thời sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, với vai trò là cơ quan Thường trực của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cùng các bộ, ngành, địa phương đề xuất kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 với khoảng 45 nhiệm vụ, trong đó có 18 nhiệm vụ trọng tâm đột phá, kèm theo đó là hơn 50 tiêu chí định lượng, đo lường mức độ chuyển đổi số quốc gia.

Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

Tái canh cây đặc sản cam Cao Phong

LNV - Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, đặc biệt là cây cam Cao Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) triển khai "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025”.
Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

LNV - Dù mới chỉ 23 tuổi Nguyễn Thị Thoa TP.Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo dựng cho mình thương hiệu lạp sườn gia truyền, phấn đấu trở thành sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP của địa phương.
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

LNV - Bà Nguyễn Thị Tiến, gần 70 tuổi, người dân tộc Mường, xóm Quýt, xã Yên Bài kể lại, cách đây vài chục năm, gia đình nhà bà thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Vợ chồng bà sinh được 03 người con, 02 gái 01 trai, chồng già yếu đã mất, một mình bà bươn chải kiếm sống nuôi 03 con nhỏ. Đức là con trai út, khi hai chị đi lấy chồng, Đức còn đang học lớp 09. Vì nhà quá nghèo, thương mẹ nên Đức nghỉ học ở nhà để phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống gia đình…
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

LNV - Ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đưa huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, huyện An Dương đạt tiêu chí thành lập quận - đó là kết luận nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng trong Phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024.

Tin khác

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

LNV - Vừa qua, Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh".
Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

LNV - Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay HTX đồ gỗ mỹ nghệ Luận Hiền đã có một cơ ngơi bề thế. Là nơi sản xuất, giới thiệu, mua bán sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

LNV - Ra đời cách đây 10 năm với nhiều gian nan thử thách Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam (Vinacel) nay đã trở thành địa chỉ uy tín của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chất lượng.
Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

LNV - Xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành là địa phương có mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh) khá phát triển và mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân cù lao Long Hòa thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm và tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 10%.
Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

LNV - Phát triển kinh tế tuần hoàn được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững. Xã Tân Thành (Vụ Bản) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn với sự liên kết giữa các hộ trồng hoa, rau màu và chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

LNV - Trải qua gần 28 năm xây dựng và trưởng thành (1996 - 2024), Xí nghiệp may Kon Tum đang dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tiềm năng, phát triển bền vững, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại chỗ, nhất là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

LNV - Những ngày này, ở Làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), người nông dân đang bận rộn đi tuốt lá, chăm sóc, nuôi dưỡng nụ hoa cho cây đào phai, hứa hẹn một mùa hoa tươi thắm đón Tết Nguyên Đán 2024.
Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

LNV - Để phục vụ nguồn hàng cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, triển khai chương trình bình ổn thị trường mà UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt.
Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

LNV - Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kế hoạch bình ổn giá thị trường, nhằm hạn chế tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

LNV - Khép lại năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp vượt mọi dự báo trước đó, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

LNV - Ngày 6/1/2024 UBND thành phố Hải Phòng Phối hợp với công ty cổ phần Vinhomes - thuộc Tập đoàn Vingroup, tổ chức Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Homes, địa chỉ tại phường Tràng Cát quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

LNV - Để bảo đảm nguồn cung thịt gia cầm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành nông nghiệp Hà Nội đang chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chặt dịch bệnh, nhất là cúm gia cầm.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bắc Kạn: Phấn đấu 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Tính đến hết năm 2023, Bắc Kạn có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, tỉnh phấn đấu xây dựng 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động