Khôi phục “chợ ma” bán chiếu
Nguyên nhân chợ chiếu chỉ bán ban đêm, vì ban ngày người sản xuất bận dệt chiếu, thương lái cũng bận đi mua bán do đó, việc họp chợ chỉ diễn ra vào ban đêm. Mặt khác, người dân làng Định Yên ngày trước phải họp chợ thầm lặng như vậy là để trốn “sưu cao, thuế nặng” của địa chủ, lệ làng. Cứ thế, nếp sinh hoạt “chợ ma” đã ăn sâu vào tâm hồn người dân làng chiếu hơn một thế kỷ trôi qua. Nên đến khi không còn phải chịu áp bức, bóc lột thì thợ dệt chiếu vẫn nửa đêm thức giấc mang chiếu ra sân chùa chào mời thương lái. Nhắc đến chiếu Định Yên, hầu như không ai khỏi tiếc nuối vì phiên chợ ma một thời nổi danh miền sông nước nay chỉ còn là ký ức
Gọi là chợ, nhưng hoàn toàn không có kệ, sạp. Điểm khác biệt là ở đây người bán phải ôm, vác từng bó chiếu to, đi qua đi lại khe khẽ chào hàng, trong khi người mua thì ngồi chờ người bán ôm hoặc vác chiếu trên vai đến chào hàng, thương lái chỉ cần ghé lại, lấy đèn soi, để kiểm tra sơ sơ chất lượng chiếu rồi cứ thế định giá và vác xuống thuyền để chở đi khắp vùng.
Ngày đó, nếu ai mang chiếu đến chợ bán chậm có thể bị ghe chiếu lui bến bỏ lại vì đã mua đủ chuyến. Do vậy, bất luận giờ nào, hễ dệt xong vài đôi chiếu là mọi người tranh thủ vác đến chợ bán ngay. Có những lúc về đêm, họ cũng mang chiếu đến bán, cầm theo chiếc đèn dầu tù mù. Toàn khu chợ nếu đứng nhìn từ xa chỉ thấy những đốm đèn mù u lập lòe, đỏ ké, người dân lượn lờ, đi đứng nhẹ nhàng chậm rãi, thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma.
Ông Phạm Văn Bi, ấp An Khương, xã Định Yên, nhớ lại: “Ngày đó, ghe thu mua chiếu đậu chét lẹt trong xã Định Yên. Trước mũi ghe là mỗi ánh đèn dầu bánh ú, leo lét trong đêm chờ người đem chiếu tới. Lọ mọ trong đêm vậy mà chốc lát thì có người bơi xuồng từ nhà ra ghe bán. Thương lái lấy đèn dầu soi, đưa tay lật lật xem sơ là đếm chiếu, trả tiền. Cả một đoạn kênh Cái Dầu Nhỏ thắp đèn dầu sáng rực thâu đêm. Thông thường mỗi người buôn chiếu đậu ghe tại bến sông vài đêm, mua chừng 500 - 1.000 chiếc là nhổ neo, đi bỏ mối hoặc bán lẻ khắp vùng sông nước miền Tây…”.
Từ đó, hình thành nên cái chợ chiếu ban đêm mà người ta quen gọi là “chợ ma”, “chợ âm phủ”. Ngày ấy, để dệt chiếu cả nhà thức 3-4 giờ sáng, đi chợ bán những lá chiếu dệt ngày hôm qua. Bán xong, trở về nhà tất bật dệt lá chiếu mới. Tất cả đều làm thủ công, nên người nào giỏi lắm cũng chỉ dệt được 3-4 lá/ngày. Bây giờ công việc nhàn hạ hơn nhiều nhờ máy móc, chỉ làm việc từ 5 giờ sáng đến 5 giờ chiều, mỗi ngày được 20-30 lá chiếu các loại.
Nghề dệt chiếu không đòi hỏi tay nghề cao, nhưng phải có bí quyết riêng với thiên tư, sự khéo léo để tạo nên những sản phẩm chiếu bền - đẹp. Theo nhiều người dân lớn tuổi kể lại thì nghề dệt chiếu ở Định Yên đã có từ hơn 100 năm nay. Đây là nghề cha truyền con nối! Đa số người dân sống bằng nghề dệt chiếu, trong nhà đều có từ 2 - 3 khung dệt trở lên, sản xuất hàng ngày từ 5 đến 10 chiếc chiếu các loại.
Ông Nguyễn Vĩnh Khoan, ấp An Bình, xã Định Yên, kể: Vào khoảng năm 1980 đến năm 2000, việc mua bán chiếu được quy tụ về chùa An Phước, giờ giấc cứ xoay vòng từ ngày cho đến đêm. Chợ phiên mỗi đêm thường bắt đầu vào lúc 4 giờ sáng, mua bán kéo dài đến tận 8 giờ sáng mới tan. Kẻ ngã giá, người vác chiếu lên xuống ghe chộn rộn dữ lắm. Người bán chiếu xong cầm tiền te te đi ngay ra chợ mua đồ tiêu dùng. Cảnh trao đổi hàng hóa ngoài chợ, trên đường, dưới kênh tấp nập như một thương cảng lớn.
Là một nét độc đáo của làng chiếu Định Yên, tuy nhiên phiên chợ đặc biệt này đã biến mất khoảng 6 năm về trước. Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ nay đến năm 2020 đối với làng nghề dệt chiếu tại 2 xã Định An, Định Yên. Theo đó, từ năm 2017 - 2018, tỉnh sẽ khảo sát, khôi phục phiên chợ đêm (chợ ma), sau đó đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, kết hợp du lịch tham quan, trải nghiệm ở làng nghề dệt chiếu…
ST
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân