Hà Nội: 22°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Bỏ phố lên núi giúp đồng bào thoát nghèo

LNV - Gác lại phố thị náo nhiệt, chàng trai quê Hà Tĩnh lên miền núi Quảng Bình giúp đồng bào thiểu số thoát nghèo bền vững. Đó là anh Ngô Văn Hồng với hơn 20 năm coi miền núi Tuyên Hóa là quê hương thứ hai và kết nghĩa anh em cùng người Mã Liềng vùng biên giới.
Hòa mình vào đời sống bản địa

Anh Ngô Văn Hồng (44 tuổi), sinh ra và lớn lên tại Hương Khê, Hà Tĩnh. Thời thanh niên, chàng trai vùng sơn cước ấp ủ giấc mơ học lâm nghiệp tại Hà Nội. Ra trường với tấm bằng hạng ưu, được giữ lại làm giảng viên, nhưng nghe lời thầy giáo là nơi nào đồng bào nghèo khó nhất hãy đưa tri thức đến. Vậy là anh tìm đến vùng quê miền núi để giúp dân thoát nghèo.

Năm 2000, anh Hồng vào làm tại Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa và phát triển (CIRT) thuộc Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Quảng Bình (đóng tại thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa). Anh được phân công lên bản Cu Tồn, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch nghiên cứu tri thức đồng bào. Vừa đặt chân vào bản Cu Tồn, một gia đình người Ma Coong có đứa con 5 tuổi ốm sốt, nhưng trạm y tế lại ở xa, phải đi cả ngày đường mới tới. Bất đắc dĩ, anh Hồng phải chữa bệnh cho bé với lọ dầu nóng. May thay, đêm ấy cháu bé bớt đau, sốt. Và đêm ấy cũng là đêm dài trăn trở của anh Hồng về cuộc sống đồng bào Ma Coong với bao khó khăn, thiếu thốn.


Anh Hồng (thứ hai bên trái qua) cùng người dân bản địa bàn về vấn đề bảo vệ và khai thác rừng hiệu quả


Từ đó, anh Hồng nguyện nghiên cứu những tính chất bản địa để có phương pháp tốt nhất giúp bà con Ma Coong. Miệt mài băng rừng, trèo đèo, đến từng hộ dân tìm hiểu trong suốt 3 năm, anh Hồng đề xuất những dự án với mô hình vườn hộ, canh tác bền vững, hỗ trợ giống rau theo mùa, đồng thời kêu gọi xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, tổ chức hàng chục cuộc tham quan đồng bào miền núi phía Bắc.

Ông Đinh Hợp, người làm ăn giỏi ở Ma Coong, tâm sự: “Cán bộ Hồng lên nhường cá khô, gạo cho bà con, nghĩ ra các dự án, chỉ việc cho từng bản, rồi nhân rộng mô hình qua bản khác. Kinh tế mình bây giờ khá giả nhất vùng có một phần công sức của cán bộ Hồng. Bọn trẻ con có nhiều dinh dưỡng hơn nên ít bị bệnh, bị chết như hồi xưa”.

Khích lệ niềm tự hào Mã Liềng
Từ thành công ở Cu Tồn, năm 2003, CIRT đưa anh Hồng về, giao trọng trách lớn hơn: sống với đồng bào Mã Liềng ở bản Kè (xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa) nhằm tìm lối ra cho bà con nơi đây. “Hồi mới lên, đường sá khó khăn, bùn đất là chính, rất vất vả. Lúc đó, người uy tín nhất bản là già Hồ Thân qua đời nên trong bản không còn ai dẫn dắt, phân minh. Không ai nghe ai, ruộng vườn bỏ hoang, nam nữ lao vào uống rượu, cãi lộn, đói nghèo bủa vây”, anh Hồng nhớ lại.

Lại nhiều đêm mất ngủ tìm hiểu phong tục người Mã Liềng, chia từng hạt gạo với bà con dân bản, anh Hồng xác định, cần đề xuất thành lập hội đồng già làng ở bản Kè. Thuyết phục mãi, các dòng họ trong bản mới đồng ý lập Hội đồng già làng, tục lệ được gia phong lại. Anh Hồng kể: “Chạy ngược chạy xuôi cầu cạnh, vận động được hơn 5 tỷ đồng dựng mái nhà sàn lợp ngói. Để bà con xây được nhà sàn, làm các công việc dân sinh, mình phải đưa ra từng công việc trước Hội đồng già làng để bàn bạc thống nhất. Chẳng hạn, để làm nhà sàn, phải phân công cụ thể: những người làm mộc vào tổ lấy gỗ theo quy định của kiểm lâm, người có trâu thì đi kéo gỗ, phụ nữ và trẻ em vào tổ trồng cây ngắn ngày, đi lấy sản vật ngoài gỗ về bán, nấu cơm cho tổ thợ làm nhà. Mỗi người một việc”.

Nhờ có Hội đồng già làng, có nhà sàn, tình trạng uống rượu bừa bãi giảm dần, chỉ còn uống rượu trong các ngày lễ, cưới hỏi, đám ma, vào nhà mới; các tập tục văn hóa dần được sinh hoạt trở lại.

Trưởng bản Kè Cao Thị Vân chia sẻ: “Hồi em còn nhỏ, thấy các già làng rất kính trọng cán bộ Hồng nên trong lòng cũng quý mến lắm. Lớn lên, làm trưởng bản, hiểu rõ những việc cán bộ Hồng làm cho đồng bào Mã Liềng, giúp đồng bào dựng nhà sàn, giúp kiếm kế sinh nhai từ rừng cộng đồng, giúp bà con biết niềm tự hào của phong tục tập quán Mã Liềng, nên càng yêu quý cán bộ hơn. Bà con Mã Liềng không biết làm lúa, cán bộ Hồng tham mưu lãnh đạo huyện thuê nông dân các xã vùng dưới lên cầm tay chỉ việc. Thế là đồng bào thành thạo ruộng lúa”.

Xây dựng chính sách bền vững

Sau hơn 20 năm, anh Ngô Văn Hồng giờ đây trở thành một chuyên gia trụ cột của Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa và phát triển. Anh Hồng kể: “Bây giờ nghiên cứu bản địa không chỉ đưa lại thực tế một vài bản làng xa xôi thoát nghèo, mà còn nâng tầm lên thành chính sách công trong phát triển của nhiều xã, huyện hoặc nhiều tỉnh, thậm chí những đóng góp từ thực tế điền dã đã được Ủy ban Dân tộc Quốc hội ghi nhận để thành chính sách chung”.

Năm 2015, anh Hồng cùng các cộng sự của mình thành lập Công ty Sinh thái Miền Tây Quảng Bình. “Đây là công ty phi lợi nhuận, được lập ra nhằm xây dựng thương hiệu mật ong Tuyên Hóa, phát triển măng khô của bà con Mã Liềng thành sản phẩm đạt chuẩn chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), được đưa vào các siêu thị lớn. Hiện sản phẩm tiêu thụ rất tốt. Lợi nhuận được chuyển về tay bà con và làm thương hiệu, nên ngày nay đời sống hầu hết người Mã Liềng ở bản Kè được cải thiện”, anh Hồng cho biết.

Nói về mô hình này, trưởng bản Cao Thị Vân đánh giá: “Người Mã Liềng làm được sản phẩm OCOP là nhờ cán bộ Hồng và anh em cán bộ. Cấp ủy chính quyền xây dựng điện, đường, trường, trạm cho bản khang trang thì cán bộ Hồng và CIRT cho bà con điểm tựa đúng hướng phát triển. Mai này du lịch sẽ được đưa vào bản làng, bà con còn phát triển tốt hơn”.

Anh Ngô Văn Hồng và các cán bộ ở CIRT không chỉ giúp từng công việc cụ thể cho đồng bào mà còn đóng góp những ý tưởng, mô hình rất tốt để các cơ quan chức năng có các đề đạt chính sách, chương trình sát sườn với đồng bào dân tộc trên khắp ba miền.

Bài, ảnh: Minh Phong

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Những năm qua, phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Tri phát động rộng rãi trong hội viên phụ nữ, nhiều chị tích cực tham gia khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chị Phan Thị Tâm ở ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ là một điển hình với mô hình trồng nấm bào ngư sữa.
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

LNV - Chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Vĩnh Phúc triển khai với nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, thúc đẩy, khuyến khích, hỗ trợ, “tiếp lửa” cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu, ổn định cuộc sống.
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

LNV - Với mong muốn đem cà phê sạch đến với người tiêu dùng, tăng giá trị nông sản của nhà nông, nhiều năm qua chị Lưu Thị Thùy Trang (SN 1992, Giám đốc Pró Farm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã vận động và liên kết với nhiều nông hộ trồng cà phê theo hướng hữu cơ.

Tin khác

Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

LNV - Là người con của vùng đất Ngọc Lục Yên, từ nhỏ, anh Hoàng Văn Khương ở thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên đã có niềm đam mê với những sản phẩm đá quý. Bởi vậy, khi trưởng thành, đứng trước sự lựa chọn của rất nhiều ngành, nghề, những trăn trở về tương lai, anh đã quyết định chọn nghề mà mình yêu thích, đó là điêu khắc đá mỹ nghệ.
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

OVN - Chủ động, sáng tạo trong triển khai các mô hình, việc làm, nhiều hội viên phụ nữ Hà Tĩnh tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Họ đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội địa phương.
Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

LNV - Sau thời gian tìm hiểu, tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, năm 2021, anh Phạm Mạnh Cường, ở thôn Đông Chiểu, xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên) quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bắt đầu khởi nghiệp với nông nghiệp sạch.
TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

LNV - Sáng ngày 22/10, buổi lễ khai trương trở lại khu phức hợp Wah Fu vừa được diễn ra tại Quận 5 (TP. HCM). Đây là công trình do Công ty TNHH Wah Fu Palace (Wah Fu) làm chủ đầu tư.
Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

LNV - Nông nghiệp sinh thái là giải pháp giúp Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp bền vững và thực hiện cam kết trở thành nước có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, đó cũng là lĩnh vực tạo cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ ngày nay.
Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

LNV - Không chỉ tô thắm thêm cho bức tranh quê Bác thanh bình, yên ả; những bông sen ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã trở thành sản phẩm hàng hóa được chế biến sâu theo du khách về với muôn nơi.
Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

LNV - Năm 2001, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê nhà, anh Nguyễn Quốc Phương ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ) quyết chí làm giàu bằng nghề mộc truyền thống của địa phương. Với đôi bàn tay khéo léo cùng quyết tâm theo nghề, nỗ lực của bản thân và đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh Phương đã phát triển nghề mộc giúp cuộc sống gia đình ngày càng sung túc.
Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

LNV - Ở giữa vùng núi rộng lớn của huyện Kỳ Sơn, có một chàng trái tên là Moong Văn Sơn (29 tuổi) đang miệt mài lao động để vươn lên thoát nghèo.
Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

LNV - Anh Hà Văn Nam – Giám đốc Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế không chỉ là một doanh nhân giỏi trong hoạt động kinh doanh mà còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện như hiến máu nhân đạo, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo…
Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp

LNV - Thời gian qua, phong trào đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp với hơn 3.600 đoàn viên sinh hoạt tại 28 cơ sở đoàn luôn được Huyện đoàn Võ Nhai quan tâm triển khai. Qua phong trào, nhiều mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ đã đem lại hiệu quả cao.
An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối

LNV - Từ con cua đồng gần gũi, thân thuộc với bà con vùng sông nước, qua sự sáng tạo, cùng với tinh thần cầu tiến của Lê Hữu Ý (khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), chúng biến thành cua muối, được phản hồi tích cực từ thị trường.
Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm

Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm

LNV - Mạnh dạn đầu tư nuôi gà đẻ lấy trứng với quy mô lớn và hiện đại, anh Nguyễn Quang Hạnh, thôn Tiên Phong, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương đã trở thành tấm gương thanh niên điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương với doanh thu hằng năm lên đến hàng tỷ đồng.
Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop

Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop

LNV - Ngày 1/8, Hội LHPN thành phố Hội An tổ chức diễn đàn “Phụ nữ Hội An khởi nghiệp sáng tạo với mô hình Workshop” năm 2023. Diễn đàn để hưởng ứng các hoạt động chào mừng Ngày hội Techfest lần thứ 4 của tỉnh diễn ra vào tháng 8 này.
Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương

Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương

LNV - Với tinh thần quyết tâm lập nghiệp, anh Lê Văn Lợi (30 tuổi, huyện Mỹ Đức, tỉnh Long An) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, tìm hiểu và xây dựng mô hình trồng ớt trái xen canh cây đu đủ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

Bình Định: Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 25 đến ngày 27/4/2024, UBND huyện Tuy Phước tổ chức Phiên chợ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu huyện Tuy Phước năm 2024 tại công viên Can Lộc, nhằm đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng
Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

Mặt trận Tổ quốc xã Thọ Văn tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thọ Văn là xã miền núi của huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ), có tổng diện tích 1.417,5 ha, dân số 4.115 nhân khẩu với 08 khu dân cư. Đảng bộ xã có 12 chi bộ cơ sở gồm 192 Đảng viên.Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị xã cùng cán bộ nhân dân xã Thọ Văn đã đoàn kết phấn đấu, vượt mọi khó khăn, xây dựng địa phương không ngừng phát triển và đổi mới.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động