Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 30°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019

TBV - Chiều 4/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ ông Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019.
Các thành viên Chính phủ thống nhất đánh giá, tình hình KT-XH tháng 8 và 8 tháng đầu năm của nước ta tiếp tục xu hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực đều phát triển ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng lên. Có thể khẳng định chắc chắc sẽ đạt cận cao của mục tiêu phấn đấu năm nay (mục tiêu tăng trưởng Quốc hội giao năm 2019 là 6,6-6,8%).

Bàn chủ trì buổi họp báo.


Kết quả nổi bật 8 tháng

Một số kết quả nổi bật trong 8 tháng như sau:

- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2019 tăng 2,57% so với cùng kỳ, đây là mức tăng bình quân 8 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây (mặc dù trong tháng, giá dịch vụ y tế, giáo dục được điều chỉnh tăng theo lộ trình nhằm tiệm cận với giá thị trường và giá thịt lợn tiếp tục tăng).

- Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển khá cả nuôi trồng và khai thác (đàn gia cầm tăng 10%; sản lượng gỗ khai thác tăng 4,3%; sản lượng thủy sản tăng 5,4%).

- Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá 9,5%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%; đặc biệt trong tháng 8/2019, ngành khai khoáng tăng mạnh (IIP khai khoáng tăng 14,4%); sản xuất và phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

- Giải ngân vốn FDI tăng khá, đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3%. Giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 9,51 tỷ USD, tăng 80%.

- Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tiếp tục tăng. Có 90,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,1% về số doanh nghiệp và tăng 31% về vốn đăng ký. Có 25,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 21,8%. Thu NSNN đạt khá; các khoản thu nội địa đạt khá, cao hơn mức bình quân chung (thu ngân sách Trung ương đạt 66% dự toán, thu từ dầu thô đạt 81,3%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 74,6%); chi ngân sách tiếp tục bảo đảm đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi trả nợ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Thu ngân sách tăng khá thể hiện thực lực của nền kinh tế, đặc biệt là thu ngân sách Trung ương tăng vượt dự toán liên tiếp trong 3 năm.

- Cầu nội địa tiếp tục tăng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2019 vẫn tiếp tục tăng ở mức cao, tăng 11,5%(nếu loại trừyếu tố giá tăng 9,03%). Khách quốc tế tiếp tục đà tăng cao, trên 14% so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, vượt mốc 1,5 triệu lượt khách/tháng; đạt 11,3 triệu lượt khách quốc tế.

- Trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm, kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta tăng khá, đặc biệt xuất siêu tăng mạnh, đạt 3,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 170 tỷ USD, tăng 7,3%; trong nước tăng 13,9%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực FDI là 4,6%; tỷ trọng của khu vực trong nước có xu hướng tăng lên, chiếm 30,6%; có 26 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu đạt gần 166,6 tỷ USD, tăng 8,5%, nhiều mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tăng mạnh.

- Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh. Các lĩnh vực về văn hoá, xã hội tiếp tục được quan tâm. Tổ chức trang trọng, ý nghĩa các sự kiện nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ động khắc phục hậu quả bão lũ, hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại; thực hiện giảm nghèo bền vững (số hộ thiếu đói, giảm 32,7% so với cùng kỳ). Các cơ quan chức năng có phản ứng kịp thời trước nhiều vụ việc, vấn đề xã hội, như vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có khuyến cáo kịp thời sau vụ cháy tại công ty Rạng Đông. Tăng cường vận động người dân, doanh nghiệp giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Thủ tướng khẳng định đặt lợi ích quốc gia lên đầu phát huy tính sáng tạo, tự chủ . Tiếp tục thực hiện phương châm chỉ đạo hiệu quả hơn nữa các Nghị Quyết 01/ 02. Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các cơ quan kiểm soát lạm phát, xuất khẩu hướng tới thịttrường truyền thống gặp không ít khó khăn. Nông nghiệp, công nghiệp kiên định mục tiêu đề ra. Vê cải cách hành chính tiếp tục... thủ tướng kết luận: Khi ban hành văn bản các bộ ngành địa phương phải cắt bỏ một văn bản củ, Thủ tướng yêu cầu theo dõi cập nhật thông tin đề xuất các giải pháp chủ động đảm bảo về kế hoạch 2020 đã được thông qua chính phủ.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chủ trì buổi Họp báo.


Vẫn còn một số khó khăn

Bên cạnh đó còn mỗi số hạn chế như: ngành nông nghiệp còn gặp khó khăn khi giá bán vẫn ở mức thấp, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, dịch bệnh vẫn diễn Một số dự án năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm chậm tiến độ. Nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng giảm (phân bón giảm 1,9%; dầu thô giảm 6,9%; xe máy giảm 8,3%; đường kính giảm 16,2%,…)….

Về xuất nhập khẩu: Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực giảm, giá xuất một số mặt hàng ở mức rất thấp; xuất khẩu sang một số thị trường lớn giảm (thị trường EU giảm 0,5%; thị trường Trung Quốc giảm 2,5%). Dầu thô giảm, xe máy giảm, linh kiện điện tử giảm, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn ở doanh nghiệp nhỏ và vừa số doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thời gian qua phát sinh nhiều vấn đề về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự mà chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới, như dịch sốt xuất huyết; xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, một số vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng…

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chỉ còn 4 tháng nữa là kết thúc năm 2019, các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, kịp thời cóđối sách phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, chung sức đồng lòng cùng cả nước, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi toàn diện kế hoạch năm 2019, tạo nền tảng vững chắc cho năm 2020, góp phần thực hiện thành công kế hoạch 2016 – 2020.

Thủ tướng nêu rõ yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “Nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế cho rằng, “đổi mới 1” đã đưa đến những thành công vang dội trong hơn 30 năm qua nhưng các động lực cho nền kinh tế đã bị giới hạn và chúng ta cần có “đổi mới 2” với những cải cách thể chế, chính sách kinh tế mạnh mẽ để tạo ra động lực phát triển mới”, Thủ tướng nói. Theo Thủ tướng, chúng ta có lợi thế rất lớn về ổn định chính trị, xã hội. Vấn đề đặt ra là phải có cơ chế, chính sách pháp luật thông thoáng, thuận lợi, đủ sức cạnh tranh với khu vực và quốc tế để thu hút nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. “Nếu chúng ta không làm thực sự quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ này thì chúng ta thua ngay trên sân nhà, thua ngay các đối tác truyền thống đang cải cách rất mạnh mẽ xung quanh ta, chưa nói đến thu hút làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các nước khác vào Việt Nam do tác động của chiến tranh thương mại”, Thủ tướng nhấn mạnh…

Một số vấn đề được trả lời tại buổi họp báo:

(Báo Tiền Phong): Vừa qua, sân bay quốc tế Nội Bài bị lún, nứt sâu ảnh hưởng đến an toàn bay. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư sửa chữa đang có nhiều vướng mắc về cơ chế. Xin hỏi tới đây, Bộ GTVT sẽ có giải pháp gì xử lý để bảo đảm an toàn bay?

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông: Trước đây, đối với việc chưa cổ phần hoá Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) từ tháng 4/2016 trở về trước, công tác quản lý, khai thác, đầu tư, nâng cấp mới, cải tạo đều do ACV thực hiện trên cơ sở cơ chế hạch toán đã xác định đối với ACV. Tuy nhiên, sau khi cổ phần hoá từ tháng 4/2016, do liên quan đến vấn đề an ninh các sân bay nên các khu bay, các đường bay, đường lăn thuộc Nhà nước quản lý. Như vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm bố trí kinh phí để cải tạo, nâng cấp.

Việc lập kế hoạch trung hạn năm 2016-2020, nguồn kinh phí khá khó khăn do không nằm trong kế hoạch trung hạn này. Đầu năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 44 về quản lý nguồn tài sản hàng không và giao cho Bộ GTVT báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ phương án giao kết cấu hạ tầng hàng không.

Bộ GTVT đã trình lên Thủ tướng Chính phủ kiến nghị giao cho ACV tài sản bay. Trước mắt, ACV tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế lâu dài hơn. Tuy nhiên, trước mắt Đề án chưa được phê duyệt, việc xuống cấp, hư hỏng cục bộ đã xảy ra. Hiện tại ACV đang sửa chữa, khắc phục hư hỏng đó để bảo đảm an toàn bay.

(Báo Lao động): Vụ việc Asanzo Thủ tướng giao Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xác minh thông tin đúng sai trước ngày 30/8. Đến nay thông tin xác minh vụ việc này tới đâu? Thủ tướng có gia hạn thời gian xác minh thêm về vụ việc này không? Quy chuẩn hàng Made in Vietnam được Bộ Công Thương lấy ý kiến và góp ý, xin được hỏi bao giờ ban hành quy định này?

(PV báo Tuổi trẻ): Bộ Tài chính đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc Asanzo nhập hàng từ nước ngoài về gắn mác Made in Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, xin cho biết nội dung báo cáo kết quả xử lý vụ việc thế nào? Thời gian tới liệu có khởi tố Asanzo vi phạm xuất xứ hàng hóa Việt Nam hay không?

Mới đây Tòa án cấp cao đã có bản án cáo buộc Asanzo gỡ nhãn hiệu Asanzo vì vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ khi làm nhái nhãn hiệu Asanzo của công ty Đông Phương tại Hà Nội. Tuy vậy nhãn hiệu Asanzo vẫn tiêu thụ trên thị trường. Thời gian tới nhãn mác Asanzo sẽ xử lý như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Bộ Công Thương hiện đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền được giao. Về tiêu chuẩn hàng Made in Vietnam cũng như hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam, ngày 14/4/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43 quy định về ghi nhãn hàng hóa, trong đó cũng có thông tin về xuất xứ hàng hóa. Khi Nghị định này được ban hành vẫn còn thiếu một số quy định, đặc biệt là những quy định về xuất xứ Made in Vietnam cũng như xuất xứ hàng hóa ngay tại Việt Nam. Ngày 29/6/2018, Bộ Công Thương đã có tờ trình báo cáo Chính phủ cho phép nghiên cứu xây dựng 1 văn bản quy phạm pháp luật về việc như thế nào là sản phẩm hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã tiến hành phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan và đã hoàn thành dự thảo ban đầu là Thông tư và đăng tải để lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng có liên quan.

Bộ Công Thương cũng đã tổ chức 1 buổi gặp mặt xin ý kiến của các nhà báo có quan tâm. Thông tư này có đối tượng tác động rất rộng, nội dung tương đối phức tạp, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến góp ý của đông đảo người dân và doanh nghiệp, các đối tượng có liên quan. Tuy nhiên chúng tôi mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp. Chúng tôi sẽ ban hành thông tư này trong thời gian sớm nhất với mục đích đảm bảo hướng cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam có xuất xứ rõ ràng, quan trọng nhất là đảm bảo quyền lợi của các DN cũng như người tiêu dùng tại Việt Nam.

(Báo Người tiêu dùng): Xin hỏi Bộ Y tế về việc ngày khai giảng năm học mới đã đến nhưng Thông tư quy định về sữa tươi chương trình Sữa học đường vẫn chưa được ban hành, trong khi đó đây là cơ sở pháp lý để các địa phương, trường học căn cứ thực hiện. Xin hỏi lý do chậm ban hành là gì? Cơ sở khoa học pháp lý của việc đưa 24 vi chất vào sản phẩm sữa trong chương trình Sữa học đường là gì?

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Chương trình Sữa học đường được Chính phủ phê duyệt ngày 8/7/2016 và sau 2 tháng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5450 quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi trong Chương trình, sau đó Bộ Y tế đã gửi nhiều văn bản đến các địa phương để thực hiện Quyết định 5450. Cho đến hiện tại, đã có gần 20 tỉnh, thành phố đưa Chương trình Sữa học đường vào thực hiện, các tỉnh khó khăn như Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn vẫn dành một phần kinh phí của địa phương thực hiện chương trình.

Cho đến nay, việc triển khai Quyết định 5450 đã có cơ sở để địa phương quan tâm, thực hiện Chương trình Sữa học đường dựa vào đó lựa chọn các loại sữa đảm bảo chất lượng cho Chương trình. Trong thời gian chờ đợi Thông tư ban hành, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình.

Về quá trình xây dựng Thông tư, từ 2017, Bộ Y tế đã giao các đơn vị chuẩn bị dự thảo ban hành Thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên quá trình này không thể làm ngắn gọn được vì liên quan đến việc bổ sung 21 vi chất theo đề nghị của Viện Dinh dưỡng, việc bổ sung vi chất này đòi hỏi có cơ sở khoa học, nghiên cứu để đánh giá tác dụng của các loại vi chất này với sức khoẻ của “lứa tuổi vàng” của dân tộc. Trải qua 1 thời gian lấy ý kiến, ngày 22/8/2019, Bộ Y tế đã làm việc với các doanh nghiệp sữa, Hiệp hội Dinh dưỡng, Hiệp hội Thực phẩm chức năng… Sau khi lắng nghe Bộ trưởng có quan điểm như sau:

Bộ Y tế khi ban hành văn bản quản lý Nhà nước sẽ hướng đến quyền lợi của người dân, tính khoa học, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính khả thi. Chương trình Sữa học đường phải mang lại tính an toàn, hiệu quả của sản phẩm. Bộ Y tế ủng hộ chủ trương bổ sung vi chất vào sản phẩm sữa sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và sẽ sớm ban hành Thông tư trong tháng 9/2019. Theo Thông tư này, sản phẩm sữa tươi có 2 loại được ưu tiên là sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng. Còn 2 nhóm sữa tươi thanh trùng không được lựa chọn bởi thời gian bảo quản không đảm bảo với khu vực vùng sâu vùng xa.

Về vi chất, Bộ Y tế đã giao Viện Dinh dưỡng có báo cáo cấp Bộ về vấn đề này. Nếu đến thời điểm ban hành Thông tư vẫn chưa có báo cáo, dữ liệu khoa học chứng nhận được tác động có lợi của 21 vi chất thì chúng tôi vẫn ban hành Thông tư, trước mắt bổ sung 3 vi chất nằm trong Quyết định 1300 của Thủ tướng là vi chất sắt, canxi và vitamin D, đồng thời tiếp tục giao Viện Dinh dưỡng nghiên cứu các vi chất còn lại để bổ sung vào sau. Tiếp theo Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ ngành, các ban của Quốc hội để tổng hợp, thống kê, đánh giá toàn bộ Chương trình Sữa học đường.

Thực hiện: Hậu Nguyễn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung

LNV - Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII

LNV - Chiều ngày 16.5, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII và Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu TP. Hà Nội và khu vực phía Bắc năm 2024.
Chuẩn bị diễn ra Triển lãm Quốc tế Điện tử & Thiết bị Thông minh Việt Nam (IEAE)

Chuẩn bị diễn ra Triển lãm Quốc tế Điện tử & Thiết bị Thông minh Việt Nam (IEAE)

LNV - Sau thành công rực rỡ tại thị trường Ấn Độ, Indonesia, LB Nga, Trung Quốc và Việt Nam. Năm 2024, Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đến lý tưởng với quy mô đột phá với sự tham gia của …
Lễ hội trái cây Tiền Giang với chủ đề cảm xúc trên miền nhiệt đới sẽ tổ chức vào 10/6 đến ngày 12/6/2024.

Lễ hội trái cây Tiền Giang với chủ đề cảm xúc trên miền nhiệt đới sẽ tổ chức vào 10/6 đến ngày 12/6/2024.

LNV - Theo thông tin từ Tung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Lễ hội trái cây Tiền Giang năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 10/6 đến ngày 12/6/2024. Đây là lần đầu tiên Lễ hội trái cây quy mô cấp vùng được tổ chức tại Tiền Giang.
Hiệp hội Chè Việt Nam: Tổ chức thành công Đại hội khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Hiệp hội Chè Việt Nam: Tổ chức thành công Đại hội khóa VI, nhiệm kỳ 2024-2029

LNV - Ngày 13/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức Đại hội khoá VI nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao đầu tiên ở Hải Phòng

Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao đầu tiên ở Hải Phòng

LNV - UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Công ty TNHH Ecovance Việt Nam vừa tổ chức Lễ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao ECOVANCE của nhà đầu tư Ecovance Co.Ltd. Hàn Quốc.

Tin khác

Hải Phòng - Tưng bừng Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”

Hải Phòng - Tưng bừng Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”

LNV - Tối 11/5, tại quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố long trọng tổ chức chương trình Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2024) và đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà của Uỷ ban Di sản thế giới UNESCO.
Trường mầm non Nga Điền: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện – lấy trẻ em làm trung tâm

Trường mầm non Nga Điền: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện – lấy trẻ em làm trung tâm

LNV - Trường Mầm non Nga Điền xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng kinh tế thuần nông, đời sống của nhân dân trong xã vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện Nga Sơn, sự chỉ đạo từ phòng giáo dục, lãnh đạo xã Nga Điền qua các thời kỳ, đến nay diện mạo trường mầm non Nga Điền đã thay đổi. Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu dạy và học, phòng học khang trang, khuôn viên sân trường xanh – sạch – đẹp và đầy đủ các phòng chức năng. Trường được công nhận chuẩn Quốc gia mức độ 1 và kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3.
Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 "Hải Phòng - Bừng sáng miền Di sản”

Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 "Hải Phòng - Bừng sáng miền Di sản”

LNV - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng 13/5. Năm nay là năm thứ 11 Hải Phòng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ với chủ đề “Hải Phòng -Bừng sáng miền di sản”
Đà Nẵng: Thêm 25 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố

Đà Nẵng: Thêm 25 sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố

OVN - Chiều 6-5, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố, trao chứng nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp thành phố và triển khai Nghị quyết 88/2023/NQ-HĐND ngày 14-12-2023 của HĐND thành phố về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 329/2020/NQ-HĐND ngày 9-12-2020 về chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố.
Sơn La: Huyện Mộc Châu công bố quyết định phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023

Sơn La: Huyện Mộc Châu công bố quyết định phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023

OVN - Ngày 3/5, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Sơn La đã phối hợp với UBND huyện Mộc Châu tổ chức Hội nghị công bố quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 3, 4 sao của huyện Mộc Châu năm 2023 và triển khai chương trình OCOP năm 2024.
Phú Thọ: Khơi dậy, phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Phú Thọ: Khơi dậy, phát huy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Lãnh đạo quyết liệt và đoàn kết, người dân đồng thuận và chung tay, đã kiến tạo nên sự bứt phá lớn khi từ một địa phương còn nhiều khó khăn trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2024. Kết quả này ghi nhận chặng cán đích ấn tượng của huyện Tam Nông trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia
Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tán thành chủ trương thành lập thành phố thứ 5

Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tán thành chủ trương thành lập thành phố thứ 5

LNV - Hội đồng Nhân dân tỉnh tán thành chủ trương thành lập các phường thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên hơn 395km2.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết tâm lập những kỳ tích “Điện biên phủ” mới

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Quyết tâm lập những kỳ tích “Điện biên phủ” mới

LNV - Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Diễn văn kỷ niệm.
Quảng Ninh: Phát huy vai trò cán bộ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ninh: Phát huy vai trò cán bộ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Xây dựng được đội ngũ cán bộ mạnh từ cơ sở là yếu tố quan trọng để khơi dậy sức mạnh tổng hợp trong thực hiện các chương trình, phong trào từ cơ sở. Nhận thức rõ điều đó, trong chặng đường xây dựng nông thôn mới (NTM), cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ cơ sở trong việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân.
Diễn văn của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễn văn của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được cử hành trang trọng

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được cử hành trang trọng

LNV - Ngay trước giờ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, trời Điện Biên bất ngờ đổ mưa, nhưng Lễ kỷ niệm vẫn được cử hành trang trọng theo đúng kế hoạch.
Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhân dân, du khách cổ vũ nồng nhiệt các khối diễu binh, diễu hành

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhân dân, du khách cổ vũ nồng nhiệt các khối diễu binh, diễu hành

LNV - Sáng 5/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024

Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024

LNV- Sáng ngày 6/5, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hoá phối hợp với UBND Thọ Xuân và các đơn vị có liên quan đã tổ chức khai mạc "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024 tại thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân.
Đổi mới sáng tạo: Từ khóa của hội nhập và phát triển

Đổi mới sáng tạo: Từ khóa của hội nhập và phát triển

LNV - Tạp chí Việt Nam Hội nhập vừa tổ chức một hoạt động có ý nghĩa nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2024 tại TP Hồ Chí Minh. Nói như Chủ tịch Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý - Tổng biên tập Tạp chí Việt Nam Hội nhập Đoàn Mạnh Phương trong lời phát biểu khai mạc sự kiện ý nghĩa này: Khoa học và Công nghệ đã đem tới cho chúng ta tư duy và hành động về đổi mới sáng tạo và đổi mới sáng tạo đã trở thành một từ khóa trên hành trình hội nhập và phát triển.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2023

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Nông thôn mới nâng cao năm 2023

LNV - Được sự đồng ý của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân, sáng 05/05/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Công Lý, huyện Lý Nhân tổ chức trọng thể lễ đón nhận Bằng công nhận xã Công Lý đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

LNV - Tối 16/5, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) đã khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía bắc - Hà Nội tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (số 1 Đỗ Đức
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024

LNV - Tối 16-5, UBND tỉnh Đồng Tháp khai mạc Lễ hội sen lần thứ 2-2024 với chương trình văn nghệ đặc sắc, đông đảo du khách đến tham quan chụp ảnh và mua sắm hàng trăm sản phẩm OCOP.
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung

LNV - Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Thanh Hóa: Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khẳng định chất lượng, giá trị thương hiệu

Thanh Hóa: Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khẳng định chất lượng, giá trị thương hiệu

LNV - Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định công nhận 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2023. Các sản phẩm CNNT tiêu biểu này đều là các sản phẩm có thế mạnh, mang nét đặc trưng của địa phương, đạt chất lượng tốt; Có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Vĩnh Long: Kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 gần 5 tỷ đồng

Vĩnh Long: Kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 gần 5 tỷ đồng

LNV - UBND tỉnh Vĩnh Long vừa phê duyệt gần 5 tỷ đồng kinh phí khuyến công địa phương năm 2024,giao cho Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động