Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"

LNV - Sáng nay, ngày 04/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ”.

Tham dự Hội thảo, về phía UBND tỉnh Thanh Hóa có ông Lê Đức Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

Về phía Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam có ông Chu Phạm Ngọc Hiển – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng các đồng chí phó Chủ tịch, Tổng thư ký, trưởng phó các Ban, Văn phòng Hội; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Hội; Lãnh đạo các Doanh nghiệp là hội viên tập thể của Hội và các hội viên cá nhân thuộc Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng hơn 120 đại biểu là đại diện của lãnh đạo các sở, ngành và doanh nghiệp của 6 tỉnh/thành phố khu vực Bắc Trung Bộ, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp.

Toàn cảnh Hội thảo  
Toàn cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Chuyển đổi xanh không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Đối với khu vực Bắc Trung Bộ - vùng đất có vị trí địa lý chiến lược, giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển, nông nghiệp bền vững và năng lượng tái tạo. Việc chuyển đổi xanh sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng môi trường sống và đảm bảo phát triển bền vững.

Ông Chu Phạm Ngọc Hiển – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo  
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, Hội thảo hôm nay sẽ là diễn đàn hữu ích, mang đến những giải pháp thiết thực, góp phần tạo nên bước chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa cho khu vực Bắc Trung Bộ trong hành trình phát triển xanh và bền vững, ông Hiển cho hay.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chuyển đổi xanh đang trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Khu vực Bắc Trung Bộ nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng có không ít cơ hội để phát triển bền vững dựa trên các giải pháp xanh và công nghệ hiện đại.

Ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu chào mừng Hội thảo  
Ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phát biểu chào mừng Hội thảo

Tôi đánh giá cao Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đã phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thảo lần này, tạo ra một diễn đàn quan trọng để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, thảo luận về các chiến lược và giải pháp thiết thực trong quá trình chuyển đổi xanh. Đây là một sáng kiến có ý nghĩa to lớn, không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển bền vững cho khu vực Bắc Trung Bộ mà còn tạo động lực lan tỏa ra cả nước.

Ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Chủ tịch Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (thứ 2 từ phải qua); ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (thứ 2 từ trái qua), ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (thứ nhất từ phải qua) và ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống (thứ nhất từ trái qua) chủ trì Hội thảo  
Ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Chủ tịch Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (thứ 2 từ phải qua); ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (thứ 2 từ trái qua), ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (thứ nhất từ phải qua) và ông Nguyễn Văn Toàn – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống (thứ nhất từ trái qua) chủ trì Hội thảo

Hội thảo sẽ là nơi chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu, đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh tại khu vực Bắc Trung Bộ. UBND tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp, các nhà khoa học và tổ chức để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, ông Giang cho biết thêm.

Ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (thứ 2 từ phải qua), Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (thứ 3 từ phải qua), ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống (thứ 1 từ phải qua) và các đại biểu tham dự Hội thảo
Ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa (thứ 2 từ phải qua), Ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (thứ 3 từ phải qua), ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống (thứ 1 từ phải qua) và các đại biểu tham dự Hội thảo
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ" - Ảnh 1
Các đại biểu tham dự Hội thảo  
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Chuyển đổi xanh trong công nghiệp và nông nghiệp, Kinh tế tuần hoàn và tài chính xanh

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, Ths. Lê Thị Minh Ánh - Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Chuyển đổi xanh là quá trình chuyển đổi toàn diện sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp nhằm hướng tới mục tiêu thịnh vượng và bền vững. Chiến lược tăng trưởng xanh có mục tiêu tổng quát là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và tập trung vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng giảm cường độ phát thải khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững, xây dựng lối sống xanh.

Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia xác định môi trường là điều kiện tiên quyết cho phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng và huy động nguồn lực xã hội trong bảo vệ môi trường.

Ths. Lê Thị Minh Ánh - Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường trình bày tham luận tại Hội thảo  
Ths. Lê Thị Minh Ánh - Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường trình bày tham luận tại Hội thảo

TS. Lại Văn Mạnh, Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, nhận định: Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để chuyển đổi xanh, giảm phát thải, hướng tới mục tiêu Net Zero năm 2050. Với tiềm năng kinh tế xanh, khu vực Bắc Trung Bộ có thể phát triển đối với các lĩnh vực như: Nông nghiệp, lâm nhiệp, thủy sản; Đa dạng sinh học; Chế biến, chế tạo và Dịch vụ môi trường.

Theo ông Mạnh, để phát triển công nghệ xanh và nhân lực cho vùng Bắc Trung Bộ cần truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức; Đào tạo và đào tạo lại về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nhân rộng và phát triển các mô hình, giải pháp KTX, KTTH …; Hỗ trợ phát triển thị trường cho các công nghệ, thiết bị, sản phẩm, dịch vụ liên quan; Đầu tư vào R&D để phát triển các công nghệ xanh, công nghệ tuần hoàn; Thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; Thúc đẩy đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác; Phát huy vai trò của hiệp hội, các trường đại học, trung tâm đổi mới sáng tạo, Viện nghiên cứu vùng và địa phương; Thử nghiệm công nghệ mới; Ưu tiên tiếp cận nguồn vốn (nhà nước, tín dụng xanh, trái phiếu xanh).

TS. Lại Văn Mạnh, Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường trình bày tham luận tại Hội thảo  
TS. Lại Văn Mạnh, Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường trình bày tham luận tại Hội thảo

Nói về việc chuyển đổi xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Vy - đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, chuyển đổi xanh là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững. Chuyển đổi xanh trong nông nghiệp là quá trình tập trung vào việc áp dụng các phương pháp và công nghệ tiên tiến để t i ưu hóa sự sử dụng tài nguyên tự nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, và tăng cường hiệu suất và sự bền vững của hệ thống nông nghiệp. Mục tiêu chính của chuyển đổi xanh trong ngành nông nghiệp là giảm thiểu phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả tài nguyên tự nhiên, và tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống nông nghiệp trước biến đổi khí hậu.

Bà Nguyễn Thị Vy - đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa phát biểu tham luận tại Hội thảo  
Bà Nguyễn Thị Vy - đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa phát biểu tham luận tại Hội thảo

Với xu hướng toàn cầu hướng đến bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, tỉnh Thanh Hóa cần tập trung vào các giải pháp chuyển đổi xanh nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, đó là Tăng cường sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chuyển từ sản xuất nông nghiệp sử dụng hóa chất sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước: Áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước như tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, tưới tự động, tưới ngầm cục bộ, áp dụng hình thức “nông- lộ -phơi” trong sản xuất lúa (tưới nước chủ động khô - ướt xen kẽ)…. để giảm lượng nước tiêu thụ trong nông nghiệp.

Tăng cường hoạt động sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, tạo tín chỉ carbon: trong các lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi. Tăng cường phối hợp với các tổ chức có tiềm năng, lợi thế về công nghệ chuyển đổi tín chỉ carbon, về đo đạc, thẩm định và cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

Xây dựng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn: Tái sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, giảm thiểu chất thải và tăng cường việc cải tạo đất; giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, PGS. TS Cao Thế Hà - Giám đốc chương trình kỹ thuật môi trường – Trường Đại học Việt – Nhật, Đại học quốc gia Hà Nội cho hay: Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo được thiết kế có chủ đích. Là một hệ thống kinh tế nhằm mục đích giảm thiểu chất thải và tận dụng tối đa tài nguyên. Cách tiếp cận truyền thống là nền kinh tế tuyến tính với mô hình sản xuất “sản xuất, sử dụng và thải bỏ”.

Phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn thay thế khái niệm cuối vòng đời bằng phục hồi, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại làm suy yếu khả năng tái sử dụng và quay trở lại tầng sinh quyển, đồng thời hướng tới mục tiêu loại bỏ chất thải thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và mô hình kinh doanh. Nền kinh tế tuần hoàn dựa trên ba nguyên tắc chính: (i) thiết kế nhằm loại bỏ chất thải và ô nhiễm, (ii) giữ sản phẩm và vật liệu trong quá trình sử dụng, và (iii) tái tạo hệ thống tự nhiên, PGS. TS Cao Thế Hà cho hay

PGS. TS Cao Thế Hà - Giám đốc chương trình kỹ thuật môi trường – Trường Đại học Việt – Nhật, Đại học quốc gia Hà Nội    Chia sẻ về thách thức hiện tại trong khơi thông nguồn tín dụng xanh trong Công - Nông nghiệp, TS. Nguyễn Phương Nam - Giám đốc điều hành, Công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới Khí hậu KLINOVA, Đánh giá viên quốc tế của UNFCCC về BĐKH cho hay: Đối với tổ chức tín dụng: Thiếu cách xác định/phân loại và hướng dẫn về dự án xanh; Thiếu khung/hướng dẫn quản lý rủi ro ESG; Xác định các tổ chức độc lập đáng tin cậy để chứng nhận; Khung pháp lý và chính sách chưa hoàn thiện; Tiếp cận các nguồn vốn trong nước; Năng lực hạn chế của cán bộ về quản lý rủi ro ESG
PGS. TS Cao Thế Hà - Giám đốc chương trình kỹ thuật môi trường – Trường Đại học Việt – Nhật, Đại học quốc gia Hà Nội

Chia sẻ về thách thức hiện tại trong khơi thông nguồn tín dụng xanh trong Công - Nông nghiệp,

TS. Nguyễn Phương Nam - Giám đốc điều hành, Công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới Khí hậu KLINOVA, Đánh giá viên quốc tế của UNFCCC về BĐKH

cho hay:

Đối với tổ chức tín dụng: Thiếu cách xác định/phân loại và hướng dẫn về dự án xanh; Thiếu khung/hướng dẫn quản lý rủi ro ESG; Xác định các tổ chức độc lập đáng tin cậy để chứng nhận; Khung pháp lý và chính sách chưa hoàn thiện; Tiếp cận các nguồn vốn trong nước; Năng lực hạn chế của cán bộ về quản lý rủi ro ESG

Đối với doanh nghiệp: Thiếu thông tin về các quy định chính sách hỗ trợ hiện hành; Kiến thức và thực hành ESG còn hạn chế; Tiêu chuẩn khắt khe từ nhà đầu tư; Chi phí xanh hóa và tuân thủ cao

Doanh nghiệp trong lĩnh vực Công – Nông nghiệp cần đầu tư nâng cao kiến thức và năng lực thực hành ESG cũng như thúc đẩy các sáng kiến “xanh hóa” sản xuất nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn xanh và đạt được hiệu quả cạnh tranh dài hạn

TS. Nguyễn Phương Nam - Giám đốc điều hành, Công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới Khí hậu KLINOVA, Đánh giá viên quốc tế của UNFCCC về BĐKH chia dẻ tại Hội thảo  
TS. Nguyễn Phương Nam - Giám đốc điều hành, Công ty Tư vấn & Dịch vụ Đổi mới Khí hậu KLINOVA, Đánh giá viên quốc tế của UNFCCC về BĐKH chia dẻ tại Hội thảo

Phát biểu tham luận tại Hội thảo ông Trương Văn Vũ - Đại Diện Viện nghiên cứu ứng dụng VHTT (văn hoá truyền thống) và KTXD (kiến trúc xây dựng) Việt Nam cho hay: Ngành du lịch, với đặc thù là ngành kinh tế tổng hợp, vừa gắn bó mật thiết với tài nguyên tự nhiên và văn hóa, vừa phụ thuộc vào hành vi người tiêu dùng và tiến bộ công nghệ, đang đứng trước yêu cầu cấp thiết: phải chuyển đổi kép “vừa chuyển đổi số, vừa chuyển đổi xanh”.

Đặc biệt, đối với loại hình du lịch sinh thái và bảo tồn di sản, việc phát triển bền vững chỉ có thể đạt được nếu có sự kết hợp hiệu quả giữa hai xu thế này. Chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả quản lý, cải thiện trải nghiệm du khách; trong khi chuyển đổi xanh đảm bảo rằng sự phát triển không đánh đổi môi trường và di sản quý giá của nhân loại.

Ông Trương Văn Vũ - Đại Diện Viện nghiên cứu ứng dụng VHTT (văn hoá truyền thống) và KTXD (kiến trúc xây dựng)
Ông Trương Văn Vũ - Đại Diện Viện nghiên cứu ứng dụng VHTT (văn hoá truyền thống) và KTXD (kiến trúc xây dựng)

Đối với Tỉnh Thanh Hóa nói riêng – vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt, giàu tiềm năng văn hóa, lịch sử và sinh thái – đang chủ động vận dụng hai xu thế này để làm mới mình, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch sinh thái và bảo tồn di sản. Vì vậy, việc chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là nền tảng phát triển lâu dài. Không chỉ để thu hút khách, mà còn để giữ được “hồn” của di sản Thanh Hóa.

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn, mà là con đường bắt buộc để du lịch sinh thái và bảo tồn di sản phát triển bền vững trong thế kỷ XXI. Việc kết hợp hài hòa giữa công nghệ hiện đại và giá trị truyền thống, giữa bảo tồn và phát triển, sẽ tạo ra những mô hình du lịch mới – nhân văn, thân thiện, hiệu quả và trường tồn với thời gian. Trong chặng đường ấy, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp và mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần đóng vai trò chủ động và tích cực, góp phần xây dựng một nền du lịch vừa xanh vừa thông minh, vì tương lai chung của nhân loại và hành tinh xanh. Chuyển đổi số giúp chúng tôi giữ lại – chia sẻ – nhân rộng giá trị văn hóa. Chuyển đổi xanh giúp chúng tôi giữ gìn – sống hài hòa – phát triển bền vững.

Còn theo GS.TS Phạm Quý Nhân - Giảng viên Cao cấp Khoa Tài nguyên Nước, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tài nguyên nước tại khu vực Bắc Trung Bộ đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của vùng, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và đời sống dân cư. Mặc dù khu vực này sở hữu tiềm năng nước mặt và nước ngầm dồi dào, nhưng hiện trạng quản lý và khai thác vẫn còn tồn tại nhiều bất cập: hiệu quả sử dụng thấp, hệ thống công trình thủy lợi xuống cấp, ô nhiễm nguồn nước gia tăng và cơ chế điều phối liên vùng còn thiếu đồng bộ.

GS.TS Phạm Quý Nhân - Giảng viên Cao cấp Khoa Tài nguyên Nước, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội  
GS.TS Phạm Quý Nhân - Giảng viên Cao cấp Khoa Tài nguyên Nước, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng nước có xu hướng gia tăng nhẹ đến năm 2050, đặc biệt trong các ngành công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ, mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong lĩnh vực tài nguyên nước mang lại tiềm năng to lớn nhằm cải thiện hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước. Việc triển khai các giải pháp như tái sử dụng nước thải, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, giảm thất thoát, tăng cường giám sát số hóa và phối hợp quản lý liên ngành – liên lưu vực là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng đến phát triển bền vững.

Nói về giải pháp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải trong công nghiệp và đô thị tại khu vực Bắc Trung Bộ, TS. Trịnh Xuân Đức - Viện trưởng Viện KHKT Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) cho hay, Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu để hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Chuyển đổi xanh và tiết kiệm năng lượng là hai yếu tố không thể tách rời trong lộ trình phát triển bền vững. Những giải pháp đã trình bày – từ ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong công nghiệp, đến thay đổi hành vi cộng đồng – đều góp phần quan trọng vào việc tối ưu hóa tài nguyên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

TS. Trịnh Xuân Đức - Viện trưởng Viện KHKT Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) chia sẻ tại Hội thảo  
TS. Trịnh Xuân Đức - Viện trưởng Viện KHKT Hạ tầng và Môi trường (SIIEE) chia sẻ tại Hội thảo

Bên cạnh đó, việc giảm phát thải trong công nghiệp và đô thị khu vực Bắc Trung Bộ đòi hỏi sự phối hợp giữa cải tiến công nghệ, hoàn thiện chính sách và nâng cao ý thức doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ tài chính, giám sát môi trường chặt chẽ, cùng với cơ chế thị trường carbon sẽ tạo động lực mạnh mẽ để các doanh nghiệp chủ động cắt giảm phát thải, hướng đến một nền kinh tế xanh và tuần hoàn.

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cần sự chung tay của toàn xã hội – từ chính phủ, doanh nghiệp đến người dân. Việc đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường, tạo ra một tương lai bền vững cho các thế hệ sau.

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, ThS. Phạm Thu Hằng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nhấn mạnh rằng chuyển đổi xanh là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển tại Bắc Trung Bộ.

Theo bà Hằng, để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 36 về phát triển kinh tế biển, cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm: tái cơ cấu ngành kinh tế biển theo hướng xanh, ứng dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo nguồn lực tài chính cho đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ kinh tế biển xanh gắn với cam kết quốc tế; đào tạo đội ngũ chuyên gia, nâng cao nhận thức cộng đồng; bảo tồn đa dạng sinh học và khôi phục môi trường biển.

Bên cạnh đó, việc mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo ổn định, phát triển kinh tế biển bền vững cũng đóng vai trò then chốt. Bắc Trung Bộ cần triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng giai đoạn 2021 - 2030, ưu tiên đầu tư vào công nghệ xanh, năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2050.

ThS. Phạm Thu Hằng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam  
ThS. Phạm Thu Hằng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Chia sẻ tại Hội thảo, TS. Tống Ngọc Thanh, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, khẳng định chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu trong quản lý tài nguyên nước.

Theo ông Thanh, quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM) đang được khuyến nghị áp dụng để tăng cường phối hợp giữa các ngành, địa phương trong lưu vực sông, phù hợp với Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) năm 2023. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo giúp giám sát, cảnh báo sớm và hỗ trợ ra quyết định.

Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý nước – tái chế, tái sử dụng và giảm thất thoát – được xem là giải pháp đột phá, giúp tối ưu hóa tài nguyên, giảm áp lực môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng nước.

TS. Tống Ngọc Thanh, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam  
TS. Tống Ngọc Thanh, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam

Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh hướng tới Net Zero là chủ động ứng phó với BĐKH, bao gồm Thích ứng và Giảm nhẹ (Giảm phát thải KNK); Nâng cao nhận thức, nhận diện đúng về BĐKH để có hành động phù hợp.

PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu phát biểu tại Hội thảo  
PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu phát biểu tại Hội thảo

Theo đó, giải pháp cụ thể như: Đối với đô thị cần xây dựng các tòa nhà có hệ thống thu nước mưa để tái sử dụng.

Giao thông đô thị: Vỉa hè cần được trồng cây xanh và lát gạch đảm bảo nước mưa có thể thấm xuống đất để bổ cập nguồn nước ngầm và không bê tông hóa vỉ hè.

Du lịch: Các bãi biển, đặc biệt trong khu nghỉ dưỡng duy trì hệ thống rặng phi lao có thể chắn cát bay, gió, bão vừa hấp thụ các bon (giảm nhẹ BĐKH); duy trì hệ thông xe điện; hạn chế sử dụng ca nô chạy xăng dầu ven biển khu nghỉ dưỡng.

Năng lượng: Phát triển điện gió, điện mặt trời. Đối với khu vực chủ yếu nên phát triển điện gió ngoài khơi; ưu tiên phát triển điện mặt trời phục vụ Khu nghỉ dưỡng, Khu công nghiệp, các Tòa nhà công sở, khu đông dân cư (như các nhà cao tầng),…

Nói về chuyển đổi xanh - Cơ hội phát triển thị trường carbon khu vực Bắc Trung Bộ, TS Nguyễn Quốc Trung - Trung tâm bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu cho hay, thị trường Các-bon trong nước gồm các hoạt động “trao đổi” hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ Các-bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù – trừ tín chỉ Các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên (Điều 139 Luật BVMT 2020).

TS Nguyễn Quốc Trung - Trung tâm bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu phát biểu tham luận tại Hội thảo  
TS Nguyễn Quốc Trung - Trung tâm bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu phát biểu tham luận tại Hội thảo

Đối tượng tham gia thị trường Các-bon ở Việt Nam gồm: Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê KNK do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Tổ chức tham gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon.

Theo lộ trình thị trường Các-bon tại Việt Nam, Giai đoạn từ năm 2028 sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon chính thức trong năm 2028 và Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Lâm - Đại diện Công ty Cổ phẩn Công Nông nghiệp Tiến Nông cho hay, chuyển đổi xanh không chỉ là một xu hướng, mà là một lựa chọn tất yếu để tồn tại, phát triển và đồng hành cùng người nông dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài nguyên ngày càng gia tăng. Do vậy, giá trị cốt lõi của Tiến Nông là: “Nông nghiệp bền vững – Nông thôn văn minh – Nông dân hiện đại”.

Ông Nguyễn Hồng Lâm - Đại diện Công ty Cổ phẩn Công Nông nghiệp Tiến Nông  
Ông Nguyễn Hồng Lâm - Đại diện Công ty Cổ phẩn Công Nông nghiệp Tiến Nông

Kinh tế tuần hoàn tại Tiến Nông không chỉ nằm trong nhà máy, mà lan tỏa đến cả cánh đồng và cộng đồng nông dân. Một số ví dụ tiêu biểu: Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp: Hợp tác với các hợp tác xã thu gom rơm rạ, vỏ trấu để tái chế làm nguyên liệu vi sinh, chất độn cho sản phẩm mới; Hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón đúng, đủ, tiết kiệm – giảm dư lượng hóa chất tồn dư, bảo vệ hệ sinh thái đất; Phát triển sản phẩm bền vững theo mùa vụ – thiết kế các dòng sản phẩm phân bón “theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng” nhằm tránh dư thừa nguyên liệu, rút ngắn vòng tuần hoàn vật chất.

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Đinh Thị Kim Ánh - đại diện Công ty TNHH Công nghiệp Intco Việt Nam cho hay, vấn đề rác thải nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất của môi trường toàn cầu. Theo thống kê, mỗi năm thế giới thải ra hàng triệu tấn nhựa, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó được tái chế đúng cách. Tại Việt Nam, lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng, nhưng hệ thống phân loại, thu gom và xử lý vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Bà Đinh Thị Kim Ánh và lãnh đạo Công ty TNHH Công nghiệp Intco Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo  
Bà Đinh Thị Kim Ánh và lãnh đạo Công ty TNHH Công nghiệp Intco Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Để giải quyết vấn đề rác thải nhựa và hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn, cần có sự chung tay của toàn xã hội, từ chính phủ, doanh nghiệp đến người dân. Một số giải pháp có thể thực hiện gồm: Nâng cao nhận thức cộng đồng: Đẩy mạnh các chương trình giáo dục, tuyên truyền về phân loại rác và lợi ích của tái chế; Cải thiện hệ thống thu gom và tái chế: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ để tối ưu hóa quy trình thu gom, phân loại và xử lý rác thải nhựa; Siết chặt quản lý và chế tài xử lý vi phạm: Tăng cường thanh tra, giám sát các hoạt động xả thải, đồng thời có những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh; Khuyến khích mô hình kinh tế tuần hoàn: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tái chế nhựa, hướng tới giảm thiểu rác thải và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên; Khuyến kích sử dụng những sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.

Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực tái chế nhựa, Công ty TNHH Công nghiệp Intco Việt Nam có khả năng tái chế và tái sử dụng khoảng 100.000 tấn nhựa PS mỗi năm, giúp giảm 300.000 tấn khí thải carbon và tiết kiệm 450.000 tấn dầu thô. Công ty cũng là đơn vị tiên phong trong việc phát triển các sản phẩm tái chế.

Đặc biệt, với phiên thảo luận mở, các chuyên gia, cơ quan quản lý và đại diện doanh nghiệp đã cùng nhau trao đổi về những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện chuyển đổi xanh tại Bắc Trung Bộ, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

Các chuyên gia, cơ quan quản lý và đại diện doanh nghiệp đã cùng nhau trao đổi tại phiên thảo luận mở  
Các chuyên gia, cơ quan quản lý và đại diện doanh nghiệp đã cùng nhau trao đổi tại phiên thảo luận mở

Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Chu Phạm Ngọc Hiển - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Vệt Nam cho hay: Sau một ngày làm việc khẩn trương, tích cực với 15 báo cáo tham luận và phần thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, giàu tính xây dựng, chúng ta đã cùng nhau chia sẻ thông tin, trao đổi nhiều ý kiến từ nhiều góc độ khác nhau về chủ đề vô cùng quan trọng: "Chuyển đổi xanh - Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ".

Hội thảo đã làm rõ hơn tầm quan trọng của chuyển đổi xanh, những thách thức và cơ hội trong quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam nói chung và tại khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng. Chuyển đổi xanh không chỉ là xu hướng toàn cầu, mà còn là con đường tất yếu để Việt Nam, cũng như khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện phát triển bền vững.

Để chuyển đổi xanh thành hiện thực, cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bắc Trung Bộ cần khẩn trương xây dựng cơ chế đặc thù ưu tiên chuyển đổi xanh, đẩy mạnh hợp tác công-tư, tăng cường hợp tác quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ và nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức về tài chính, công nghệ-kỹ thuật, về hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, về cơ chế phối hợp liên ngành và nhận thức xã hội, nhưng Chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh cũng là cơ hội để khu vực Bắc Trung Bộ tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, ông Hiển cho biết thêm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo  
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Có thể thấy, với tiềm năng sẵn có cùng sự quyết tâm từ các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân, khu vực Bắc Trung Bộ hoàn toàn có cơ hội trở thành một khu vực đi đầu trong phát triển bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện được mục tiêu này, các giải pháp cần được triển khai đồng bộ, từ huy động nguồn lực tài chính, phát triển công nghệ xanh, đào tạo nhân lực đến hoàn thiện hệ thống pháp lý và thúc đẩy vai trò của cộng đồng. Khi tất cả các yếu tố này được kết hợp chặt chẽ, Bắc Trung Bộ không chỉ chuyển đổi thành công mà còn trở thành hình mẫu về tăng trưởng xanh, đóng góp tích cực vào chiến lược phát triển bền vững của cả nước.

Theo Tạp chí Điện tử Môi trường và Cuộc sống

PV

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

LNV - Sáng 11/07/2025 , tại trụ sở Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng số 635, Ngô Gia Tự, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng. Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng tổ chức trọng thể Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng về việc công nhận danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay Vàng Làng nghề TP Hải Phòng năm 2025.
Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Mong muốn mang đến những trải nghiệm mới lạ, chất lượng, XinTravel Hub chính thức giới thiệu chương trình Du lịch sáng tạo (Creator Travel), chủ đề “Viết hành trình trong ta”. Diễn ra từ ngày 8 – 9/7 tại phường Vũng Tàu (TP. HCM), đây là dịp để người đăng ký tham gia được gắn kết cộng đồng, gặp gỡ thần tượng, học hỏi kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cá nhân từ KOL.
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Hà Nội lần đầu đăng cai tổ chức Festival làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội lần đầu đăng cai tổ chức Festival làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - UBND TP Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Môi trường thống nhất ký kết Kế hoạch liên tịch phối hợp tổ chức Festival làng nghề quốc tế năm 2025 vào tháng 11/2025. Các sự kiện bên lề Festival dự kiến bắt đầu diễn ra từ tháng 9/2025.
Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

LNV - Hà Nội lắp đặt 14 màn hình LED tại 11 điểm thuộc 3 tuyến diễu binh, diễu hành; 7 màn hình LED tại 6 điểm cửa ngõ Thủ đô; 136 màn hình LED tại các điểm công cộng…
Thanh Hóa: Hiệu quả từ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Hiệu quả từ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, nổi bật có Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Tin khác

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào

LNV - Ngày 26/6/2025, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định công nhận Làng nghề trồng cây hoa đào thôn 4 và thôn 5 thuộc xã Gia Lâm. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình nỗ lực giữ gìn và phát triển một nghề đặc trưng của địa phương, đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn gắn với sản phẩm đặc sản và văn hóa Tết cổ truyền.
Thanh Hóa: Bà Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Thanh Hóa: Bà Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

LNV – Sáng 9/7, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chuẩn y bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh tham gia Ủy viên Kiểm tra Tỉnh ủy và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

LNV - Từ chiều sâu lịch sử của miền Cố đô mộng mơ, Bún bò Huế vươn mình trở thành một tác phẩm văn hóa sống, nơi tinh hoa ẩm thực và trí tuệ dân gian hội tụ, được Nhà nước trao tặng chứng nhận "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" theo Quyết định số 2203/QĐ–BVHTTDL, ký ngày 27/6/2025
Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025

LNV - Ngày 5/7, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) cùng Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC), Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông & Chính sách pháp luật tổ chức tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

LNV - Ngày 7-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm cùng một số nội dung quan trọng khác.
Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh

Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh

LNV - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính - Trưởng ban Chỉ đạo Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh ký Quyết định số 90/QĐ-BCĐ phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm này.
Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội

LNV - Sáng nay (8/7), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI chính thức khai mạc kỳ họp thứ 25 - kỳ họp thường lệ giữa năm, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm;
Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế

Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế

LNV - Vào ngày 07/7/2025, tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Vương quốc Anh chính thức khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế (Health Security Partnership - HSP). Chương trình dự kiến kéo dài 5 năm, nhằm tăng cường năng lực của Đông Nam Á trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ứng phó với các mối đe dọa đến sức khỏe.
Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Ngày 24/6, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7

LNV - Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 (TĐTNN 2025) sẽ được triển khai thu thập thông tin trên phạm vi cả nước trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025.
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Sau hơn một thập kỷ thi hành Hiến pháp năm 2013, trước yêu cầu đổi mới mô hình quản trị quốc gia, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, Quốc hội đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều quan trọng của bản Hiến pháp này.
Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

LNV - Chiều 3/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về: Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực

LNV – Trong thời gian qua, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng được 20 mô hình trình diễn trên địa bàn 47 xã. Tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng hữu cơ, VietGAP; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành lập tổ chức đảng chỉ định cấp ủy hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố xã, phường, đặc khu .
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.

LNV - Sáng 11/07/2025 , tại trụ sở Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng số 635, Ngô Gia Tự, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng. Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng tổ chức trọng thể Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng về việc công nhận danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay Vàng Làng nghề TP Hải Phòng năm 2025.
Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng

Mong muốn mang đến những trải nghiệm mới lạ, chất lượng, XinTravel Hub chính thức giới thiệu chương trình Du lịch sáng tạo (Creator Travel), chủ đề “Viết hành trình trong ta”.
Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025

LNV - Vừa qua, Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025 đã mang lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách và cơ hội hợp tác thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công

LNV - Công tác khuyến công ở Tây Ninh đã lan tỏa lợi ích, giúp các cơ sở, doanh nghiệp công nghiệp nông thôn cải thiện năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LNV - Hoạt động khuyến công tại Thanh Hóa đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. facebook
Giao diện di động