Học nghề chương trình 9+: "Con đường tắt" giúp bạn trẻ có việc làm ổn định
Hơn 3 năm trước, em Lê Đình Hiếu (SN 2000, quê xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vừa kết thúc chương trình học THCS tại Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi ở địa phương. Thay vì thi vào một trường THPT thì Hiếu đã quyết định lựa chọn "đường tắt" là học nghề theo chương trình 9+ (vừa học văn hóa vừa học nghề) tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa.
Nhờ theo học chương trình 9+, em Lê Đình Hiếu đã có một công việc ổn định với mức lương 5 -7 triệu đồng khi vừa mới ra trường.
Sau 3 năm theo học hệ Trung cấp, Khoa công nghệ ô tô tại trường, năm 2020, Hiếu tốt nghiệp và ra trường với hai tấm bằng trong tay (tốt nghiệp THPT và bằng nghề). Sau khi tốt nghiệp, Hiếu được trường giới thiệu làm việc tại Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải với mức thu nhập từ 5 -7 triệu đồng.
Vừa ra trường lại có công việc ổn định khiến chàng trai trẻ cảm thấy rất hài lòng trước quyết định theo học chương trình 9+.
"Mỗi người có một hướng đi và hoàn cảnh khác nhau. Đối với em, được học cả văn hóa và học nghề rất phù hợp với hoàn cảnh khó khăn của gia đình em. Chỉ trong thời gian ngắn em có thể tốt nghiệp cả THPT và nghề. Đến giờ em thấy quyết định của mình như thế là phù hợp". Chàng trai trẻ Lê Đình Hiếu bộc bạch.
Theo học chương trình 9+ những năm trở lại đây đang được giới trẻ lựa chọn nhiều.
Tương tự, Nguyễn Văn Trúc (SN 2002, quê ở xã Thiệu Vân, thành phố Thanh Hóa) cũng vừa kết thúc kỳ thực tập và làm việc tại Công ty Canon (Hưng Yên) với mức lương gần 5 triệu đồng. Hiện em đang tiếp tục học liên thông hệ Cao đẳng ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa để có cơ hội nâng mức lương cơ bản cao hơn hiện nay.
Trúc là một trong số những học sinh vừa tốt nghiệp chương trình 9+ tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Trước đây, được sự định hướng từ gia đình, Trúc đã lựa chọn học chương trình 9+, thay vì học THPT như các bạn cùng trang lứa.
"Cho đến bây giờ, em thấy quyết định của bố mẹ cho theo học chương trình 9+ là hoàn toàn đúng đắn. Việc học này sẽ giúp em rút ngắn được thời gian, sau khi tốt nghiệp, chúng em đã có thể ra ngoài đi làm với mức thu nhập ổn định. Em thấy rất hợp lý và hài lòng", Trúc chia sẻ.
"Lột xác" trong đào tạo nguồn nhân lực
Những năm qua, khi Bộ LĐ-TB&XH đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, đào tạo nghề chất lượng cao trong các trường Cao đẳng thông qua chương trình 9+, sức hút của mô hình này đã và đang mang đến sự "lột xác" rất lớn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng thị trường lao động.
Theo học chương trình 9+ những năm trở lại đây đang được giới trẻ lựa chọn nhiều. Việc học theo chương trình này cũng được Bộ LĐ-TB&XH đặc biệt quan tâm và hỗ trợ người học bằng nhiều chính sách như: miễn giảm học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, trao học bổng…
Các em học sinh sau khi học xong sẽ có một công việc ổn định và mức lương phù hợp.
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp các em còn có công việc ổn định nhờ công tác giới thiệu việc làm của các cơ sở đào tạo, được làm công việc yêu thích với mức lương khá. Đặc biệt còn có thể liên thông lên các hệ Cao đẳng, Đại học nếu có nguyện vọng.
Hiện tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa có tổng 2.800 học sinh nhưng có tới 1.200 học sinh theo học chương trình 9+. Chương trình 9+ của nhà trường cũng đã có lịch sử hơn 20 năm.
Với đội ngũ giáo viên chất lượng, trình độ chuyên môn tốt cùng cơ sở vật chất đầy đủ, những năm qua, tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa là một trong những nơi đào tạo và đáp ứng nguồn nhân lực đáng kể cho thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.
Trung bình mỗi năm trường đào tạo và đáp ứng khoảng 800 lao động cho các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn...
Ông Nguyễn Văn Tuệ - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Việc làm thuộc Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, cho biết: "Việc học theo chương trình 9+ sẽ có rất nhiều ưu điểm đối với các em học sinh. Với bề dày lịch sử hơn 20 năm triển khai chương trình 9+, trường đã đào tạo hàng nghìn nhân lực cho thị trường lao động khắp các tỉnh thành. Ngoài ra, các em còn có thể rút ngắn được thời gian, chi phí khi theo học chương trình này".
Với đội ngũ giáo viên chất lượng, trình độ cùng cơ sở vật chất tốt, đây là một trong những cơ sở đào tạo số 1 tại Thanh Hóa về chương trình 9+.
"Chương trình 9+ còn giúp giải quyết khó khăn trong khâu phân luồng, giảm tải tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế…", ông Tuệ cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo ông Tuệ, việc tuyển sinh học sinh theo chương trình 9+ còn phụ thuộc chủ yếu vào việc phân luồng học sinh từ các trường học. Hầu hết các trường vẫn chưa đảm bảo được việc phân luồng học sinh theo quy định (30% học nghề, 70% học văn hóa) dẫn đến việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn.
Thanh Tùng
Theo Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định
09:29 | 05/03/2025 Đào tạo nghề

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú
11:19 | 28/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động
09:56 | 21/01/2025 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
10:24 | 18/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:20 | 09/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”
17:00 | 06/12/2024 Đào tạo nghề
Tin khác

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang
10:09 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề
09:11 | 05/12/2024 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 | 04/12/2024 Đào tạo nghề

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 | 22/11/2024 Đào tạo nghề

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:16 | 07/10/2024 Đào tạo nghề

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững
11:05 | 03/10/2024 Đào tạo nghề

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
09:11 | 05/07/2024 Đào tạo nghề

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu
10:05 | 29/05/2024 Đào tạo nghề

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động
10:12 | 09/05/2024 Đào tạo nghề

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm
08:52 | 26/03/2024 Đào tạo nghề

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số
10:07 | 16/01/2024 Đào tạo nghề

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn
09:51 | 09/01/2024 Đào tạo nghề

Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4
11:25 | 04/11/2023 Đào tạo nghề

Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo
09:23 | 26/10/2023 Đào tạo nghề

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 Làng nghề, nghệ nhân

Chuỗi hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban 2025
09:01 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá
09:00 Tin tức

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc
08:59 Văn hóa - Xã hội









