Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Hình ảnh Rồng - Tiên trong mỹ thuật người Việt

LNV - Việt Nam là một đất nước có thể tự hào với truyền thống văn hóa đặc sắc. Trong những truyền thuyết của người Việt chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, chuyện Cha Rồng Mẹ Tiên lý giải sự hình thành dân tộc Việt. Truyền thuyết Rồng Tiên đã đi vào chính sử – Đại Việt sử ký toàn thư. Đó là một tiền đề quan trọng tạo nên sự bùng nổ hình ảnh Rồng Tiên trong nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVI, XVII và XVIII.
Bản vẽ Tiên nữ cưỡi rồng đình Viên Đình, Hà Nội
Bản vẽ Tiên nữ cưỡi rồng đình Viên Đình, Hà Nội

Có thể ví bộ Đại Việt sử ký toàn thư như tờ giấy khai sinh hợp pháp của triều đình phong kiến Việt Nam cho đồ án này. Nếu căn cứ vào ngày tháng của tờ giấy khai sinh này thì hiển nhiên nó đã có từ thời Lê Sơ. Nhưng chúng ta vẫn không hề thấy một hình ảnh nào cho thấy nó đã được cụ thể hóa bằng đường nét, màu sắc câu chuyện kỳ ảo này. Không phải thời Trần mà ngay cả thời Lê Sơ cũng không thấy xuất hiện hình tượng này. Không phải câu chuyện huyền sử đẹp đẽ nào của dân tộc cũng được thị giác hóa, được cụ thể, được in dấu lên đá, lên gỗ. Ví dụ như huyền thoại Thánh Gióng hay cuộc chiến vì tình của Sơn Tinh và Thủy Tinh mãi tới thế kỷ XX mới được xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình. Cũng là điều bình thường, rất nhiều huyền thoại về sự ra đời của các dân tộc chỉ tồn tại trong thế giới văn học truyền khẩu và văn chương mà không đi vào mỹ thuật. Người Khmer đã say sưa tác vào đá những câu chuyện trong sử thi Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ mà quên đi chính những câu chuyện về sự ra đời của dân tộc mình. Hàng ngàn mét vuông của các bức phù điêu ở Borobodua (Indonesia) cũng say mê kể cuộc đời đức Phật mà không cho ta biết gì về tổ tiên của người Java. Không mấy dân tộc như Trung Hoa từ rất sớm (thời Hán) đã ngợi ca sự đản sinh của dân tộc mình qua hình tượng Phục Hy và Nữ Oa.

Đối chiếu với mốc thời gian, vào thời Trần (của Lĩnh Nam chích quái) và thời Lê Sơ (Đại Việt sử ký toàn thư) thì những bức chạm Rồng Tiên phải tới thời Mạc mới xuất hiện. (mặc dù ở thế kỷ XV, ở thời điểm hầu hết các quốc gia dân tộc đã định hình thì hình ảnh tổ tiên các dân tộc đó cũng chưa chắc đã xuất hiện. Cho dù hình ảnh Rồng Tiên hết sức đẹp đẽ, bay bổng nhưng cho đến nay chưa thấy có hình ảnh nào về đồ án này trong không gian cung đình, dù ở Thăng Long hay Thuận Hóa. Mặc dù tính chất quan phương của Đại Việt sử ký toàn thư thì không có gì phải nghi ngờ nhưng sự thiếu vắng hình ảnh của huyền thoại sinh thành dân tộc này dường như không có chỗ đứng trong không gian quyền uy cung đình.

Liệu những con rồng uy dũng, ngạo nghễ thời Lê Sơ có chấp nhận để các nàng tiên điệu đà ngồi trên lưng không, liệu có thể chấp nhận những nàng tiên chân đất đầu trần đè đầu cưỡi cổ không. Sẽ có thể có ai đó nói rằng vì cung điện thời Lê Sơ đã thành tro bụi nên không thể xác quyết là có hay không. Nhưng trên những tấm bia thời Lê Sơ chúng ta cũng tuyệt nhiên không thấy hình ảnh đồ án này. Nếu ta thử hình dung trên trán bia lăng Khôn Nguyên Chí Đức lăng Ngô Thị Ngọc Giao mẹ của đức vua Lê Thánh Tông có xuất hiện hình Rồng Tiên. Lê Thánh Tông đã vượt qua những phép tắc thông thường để cho chạm khắc hình rồng năm móng trên tấm bia này nhưng vẫn chưa thể cho phép có hình tượng Rồng Tiên ở đây. Mặc dù Lê Thánh Tông là bậc minh quân vĩ đại trong lịch sử dân tộc, nhưng e rằng ông cũng chưa thể bước qua những giới hạn lịch sử, của ý thức hệ Nho giáo đương thời.

Tiết mục múa Tiên, rối nước.
Tiết mục múa Tiên, rối nước.

Sự tương đồng giữa trang trí kiến trúc và trang trí bi ký. Sự thiếu vắng hình tượng Rồng Tiên trên bi ký có thể suy đoán nó cũng chưa từng xuất hiện trên cung điện thời Lê Sơ. Rõ ràng từ hình tượng trong văn học truyền khẩu và văn học thành văn trong sử sách đến những bức tranh bức chạm ở Việt Nam luôn có một khoảng cách không hề nhỏ. Nhưng tại sao chỉ sau đó không lâu, thời Mạc và thời Lê Trung hưng, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của hình tượng Rồng Tiên này.

Đồ án tiên nữ xuất hiện phổ biến trong trang trí kiến trúc các không gian tâm linh của người Việt. Sự bùng nổ hình ảnh tiên nữ trong khoảng ba thế kỷ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, theo chúng tôi liên quan đến vô thức tập thể và hoàn cảnh xã hội đương thời hơn là kết quả trực tiếp của Lão giáo hay đạo Mẫu hay một sắc lệnh nào của triều đình.

Ở đây, chúng ta có thể phải cùng nhìn lại bối cảnh văn hóa, đường lối chính trị của nhà Lê Sơ. Mặc dù một triều đại mới đã mở ra cho nước Đại Việt bằng bản Cáo Bình Ngô vô cùng hào sảng. Nhưng lạ thay, những ông vua đầu tiên của thời Lê Sơ lại sẵn sàng vong bản, sẵn sàng du nhập ồ ạt mô hình chính trị, đường lối văn hóa của Đại Minh. Sự say mê mô hình chuyên chế tập quyền kiểu Đại Minh. Nhà Lê chia quốc gia thành nhiều tỉnh. Tỉnh là cấp hành chính của nhà Minh vốn kế thừa từ nhà Nguyên. Nhà Lê Sơ cũng mở đầu triều đại của mình bằng các cuộc tàn sát công thần khai quốc Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo rồi đến Nguyễn Trãi như Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, Minh Thành Tổ Chu Đệ đã làm bên Trung Hoa. Có lẽ vì thế mà con rồng Đại Việt thời Lê Sơ giống hệt con rồng Đại Minh, cũng luôn toát ra vẻ hung tợn, hăm dọa.

Bản rập trán bia hình Tiên nữ cưỡi rồng, chùa Keo Hành Thiện, Nam Định.
Bản rập trán bia hình Tiên nữ cưỡi rồng, chùa Keo Hành Thiện, Nam Định.

So với hình rồng, hình tiên cưỡi rồng ít xuất hiện trên bia đá. Cũng có thể nói rằng đồ án Tiên cưỡi rồng mang màu sắc dân gian, là sáng tác tập thể, ít chịu sự chia phối của triều đình. Thật khó mà nói rằng do Toàn thư đưa hình tượng Lạc Long Quân vào chính sử mà các phường thợ đã đưa đồ án này lên các mảng chạm trang trí kiến trúc. Qua tìm hiểu di tích khảo cổ ở Hoàng thành Long, hay khảo sát ở các di tích thời Lê Sơ ở Lam Kinh Thanh Hóa, tuyệt nhiên không thấy bất cứ đồ án rồng tiên nào. Cho nên, để lý giải sự xuất hiện đồ án rồng tiên thời kỳ này, chúng ta chỉ hoàn toàn dựa vào sự nổi lên của thế lực Mường, Thái trong tầng lớp thống trị thời Lê Sơ là chưa đủ. Nhưng chắc chắn sự hưng thịnh của Nho giáo, đặc biệt là việc loại bỏ kỷ Hồng Bàng trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của vua Tự Đức đã dẫn tới sự biến mất của đồ án này.

Kể từ cuốn Toàn thư về sau, mặc dù đã rất nhiều cuốn sử khác đã mặc nhiên công nhận sự hình thành dân tộc – quốc gia của truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Nhưng tới vua Tự Đức thời Nguyễn truyền thuyết này đã bị bác bỏ. Chuẩn tấu những lời của sử quan, vua Tự Đức đã nhận định đây là những “câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và cương quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng vương, để “cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi”.

Bản vẽ Tiên nữ trên bệ Phật chùa Hoa Long, Thanh Hóa.
Bản vẽ Tiên nữ trên bệ Phật chùa Hoa Long, Thanh Hóa.

Tuy hình tượng rồng tiên không xuất hiện trong trang trí kiến trúc, nhưng trong thơ ca, trong các diễn ngôn thời Nguyễn thì biểu tượng rồng tiên vẫn xuất hiện. Năm 1914, Nguyễn Huy Hổ đã viết hai câu đối trên đền Thượng (đền Hùng):

Non nước cao sâu, tưởng bóng Long tiên còn thoáng đó

Khói hương ngào ngạt, động lòng sơn hái biết yêu nhau.

Một câu đối khác bằng chữ Nho, được dịch là:

Trong chốn cỏ cây có làng tẩm, hồn thiêng cha Rồng mẹ Tiên, cứu dỗi hậu nhân lâm lỗi

Xưa nay thấy núi này sông nọ, sáng tạo của Thánh Tổ Thân Tông, ôi! Tiền vương bất vong!.

Đôi câu đối thờ Triệu Đà ở đền Đồng Xâm (Thái Bình) cũng nhắc đến huyền tích Rồng Tiên, đã được dịch là:

Cơ đồ sáng chói dựng bởi mẹ cha Tiên Rồng, con cháu giữ gìn, ngang cùng Hán xây nghiệp đế vương

Vùng quê ngoại dựng nên cung khuyết, linh khí tốt trà rượu hóa thành sông, ngoài Phiên Ngung đây đệ nhất thân kinh

Từ lâu truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ đã đi sâu vào văn hóa người Việt, thành ngữ “Con rồng cháu tiên” là một ví dụ. Bởi thế nên Triệu Đà vốn sinh từ phương Bắc, nhưng đền thờ ông, một vị đế vương nước Việt tất phải có nhắc đến tích Cha Rồng Mẹ Tiên.

Ở đền Vua Đinh, Vua Lê ở Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình, dù không có câu đối nào có nhắc tới huyền tích rồng tiên, nhưng ca dao đất cố đô từ xưa đã có câu ca dao:

Ai là con cháu Rồng Tiên

Tháng Ba mở hội Trường Yên thì về

Về thám đền cũ Đinh - Lê

Non xa nước biếc bốn bề như xưa

Não trạng của vua Lê Thánh Tông và vua Tự Đức rất khác nhau, hoàn cảnh xã hội, chính trị cũng không giống nhau. Nhưng có lẽ, quan trọng hơn, nhu cầu “tái tạo lại truyền thống” (“reinvention of tradition” chữ của Guy Beiner) thể hiện “một quá trình sáng tạo liên quan đến việc đổi mới, diễn giải lại và sửa đổi các huyền thoại của vua Lê Thánh Tông để củng cố một cộng đồng mới bao gồm nhiều sắc tộc. Theo lý thuyết về “Những cộng đồng tưởng tượng” (Imagined Communities) của Benedict Anderson, hay mới hơn là thuyết “Sắc tộc biểu tượng luận và Chủ nghĩa dân tộc” của Anthony D. Smith; thì đó là một thủ thuật chính trị khôn ngoan, nhận được sự đồng thuận của các thế lực chính trị đương thời và dựa trên tâm thức cộng đồng mới. Đứng ở thế kỷ XV, xét bối cảnh xã hội chính trị đương thời, đó là một hiện tượng vô tiền khoáng hậu. Dù ông vua có sáng suốt tới đâu, sử quan có kiến văn quảng bác tới đâu, thì việc đưa huyền thoại vào trong chính sử cũng cần những bệ đỡ của tâm thức cộng đồng. Khác với thời Lý, thời Trần, tới đời vua Lê Thánh Tông thời Lê Sơ thì thế lực miền núi đã rất lớn mạnh. Không chỉ có ông vua Lê Thái Tổ có gốc gác Mường mà cũng có nhiều danh Nho không phải là người Việt (như Thân Nhân Trung là những nhà Nho người Tày). Suốt một giải miền ngược từ Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa có nhiều truyền thuyết vế nữ thần, mẫu thần. Cũng từ đó dẫn đến tục thờ Nữ thần, mẫu thần. Ví dụ tục thờ Tam vị nữ chúa Mường sau này đã gia nhập vào phủ điện của Đạo Mẫu. Một tác động quan trọng của thế kỷ XVI – XVIII là thương mại quốc tế đã tạo điều kiện cho sự nâng cao vị thế của người phụ nữ – một nhân tố quan trọng trong mạng lưới thương mại toàn cầu.

Họa sĩ, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế

Tin liên quan

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa

LNV - Gốm Biên Hòa vừa có giá trị nghệ thuật lại vừa có giá trị sử dụng cao. Sự hòa quyện tài tình giữa đất, nước và lửa đã tạo nên những sản phẩm gốm Biên Hòa đặc trưng bản sắc, điểm tô cho văn hóa Việt.
Triển lãm tranh mỹ thuật mang tên “Chơi”

Triển lãm tranh mỹ thuật mang tên “Chơi”

LNV - Sau 7 lần tổ chức triển lãm về Trung thu thành công. Năm nay, đến hẹn lại lên, 13 họa sĩ nhóm họa sĩ G39 trở lại với triển lãm tranh mỹ thuật mang tên “Chơi”.

Tin mới hơn

Người đàn ông đa tài chế tác khèn bè và đàn ta lư

Người đàn ông đa tài chế tác khèn bè và đàn ta lư

LNV - Ông Hồ Văn Vạt (tên thường gọi là Pả Hơi) là người Vân Kiều nổi tiếng ở trong vùng bởi khả năng vừa biết chế tạo nhạc cụ và đàn hát khèn bè và đàn ta lư.
Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV - Chiều 4-5, tại khu vực Tháp Trầm hương (TP. Nha Trang), Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa khai mạc Triển lãm ảnh và trưng bày, giới thiệu sách, tài liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

LNV - Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(Hà Nội) Ấn tượng cầu đi bộ trở thành không gian nghệ thuật công cộng

(Hà Nội) Ấn tượng cầu đi bộ trở thành không gian nghệ thuật công cộng

Ngày 03/5, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức “Lễ khai mạc Dự án nghệ thuật Công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật Công cộng Phúc Tân”.
Kon Tum: Bảo tồn, khôi phục nhà Rông truyền thống

Kon Tum: Bảo tồn, khôi phục nhà Rông truyền thống

LNV - Nhà Rông truyền thống là một trong những di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Việc bảo tồn, phục dựng nhà Rông truyền thống sẽ tạo điều kiện cho các di sản, giá trị văn hóa gắn liền với nhà Rông được gìn giữ, phát huy, đặc biệt là những giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghề truyền thống, tín ngưỡng dân gian, cồng chiêng, múa xoang...
Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

LNV - Giữa phố xá tấp nập của TP. Hồ Chí Minh, chúng ta vẫn nhìn thấy những bức tranh tường trên quán xá, nhà hàng, khách sạn, nhà ở, khu du lịch. Đa phần các bức tranh không lưu lại dấu vết của người vẽ. Không chữ ký, không số điện thoại để lại. Để trả lời những thắc mắc của mọi người, tôi đã có dịp gặp họa sĩ Nguyễn Tâm, chàng trai đất Bắc vẽ tranh tường tại TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.

Tin khác

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

LNV - Khu du lịch biển Hải Tiến với bờ biển dài 12,5km thuộc địa phận 05 xã: Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Trường và Hoằng Phụ. Cách Hà Nội 150km; cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 17km, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề.
Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

LNV - Những ngày này, du khách thập phương nườm nượp về thăm, làm việc tại Điện Biên. Người dân sống trên mảnh đất lịch sử được dịp trải lòng với bạn bè trong nước, quốc tế qua hoạt động liên hoan, giao lưu, hội thảo… thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội. Cả nước đang hướng về Điện Biên, vì một Điện Biên đổi mới, phát triển xứng với tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước.
Chương trình nghệ thuật  "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

LNV - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, thu hút gần 1.000 người bao gồm 180 nghệ sĩ chuyên nghiệp và 780 người khác tham gia.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

LNV - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Ấn tượng triển lãm ảnh

Ấn tượng triển lãm ảnh 'Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới'

LNV - Chiều ngày 26/4/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới".
Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

Khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa 2024

LNV - Tối 27/4, UBND thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề “ Sa Pa – Xứ sở tình yêu”.
Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

Đoàn kiều bào từ 22 nước thăm huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I dịp 30/04.

LNV - Ngày 30/4/2024, gần 70 đại biểu kiều bào từ 22 quốc gia trên thế giới đã kết thúc 1 tuần thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.
Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

Rộn ràng Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ

LNV - Ngày 17/4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 chính thức khai mạc tại Quảng trường quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Năm nay, Lễ hội được tổ chức mang chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam”, hứa hẹn nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu sắc của làng quê Việt Nam. Chùa thuộc thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

Quảng Ngãi: Nhiều lợi thế phát triển du lịch làng nghề

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm.
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương  Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024

Ngày 20/4 (tức 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới hành hương về Đền Hùng – Phú Thọ.
Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

Bình Phước: Hưởng ứng xây dựng và phát triển văn hóa đọc

LNV - Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ khai mạc “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2024” tại Trường Cao đẳng Bình Phước. Đây là chương trình nhằm khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, phát huy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

Khi nhà khoa học đồng hành với nông dân

LNV - Để giúp nông dân làm chủ sản xuất, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các nhà khoa học tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Tại đây, các nhà khoa học đã trực tiếp giải đáp những khó khăn cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục

Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục

LNV - Do ý thức kém của một bộ phận hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất, cũng như sự thiếu quyết liệt của chính quyền cơ sở nên hiện nay tại một số làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn tái diễn tình trạng xả rác trái quy định, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Mới đây, nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL.
Lạng Sơn: Mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Lạng Sơn: Mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của các cấp bộ đoàn và ý chí nỗ lực của thanh niên, nhiều mô hình khởi nghiệp đã thành công, đem lại thu nhập cao, góp phần quan trọng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sóc Sơn: Khai phá tiềm năng của sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Sóc Sơn: Khai phá tiềm năng của sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

LNV - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động