Longform
12:00 | 10/02/2025
Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

12:00 | 10/02/2025

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm) và làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) của Hà Nội vừa chính thức được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Đây cũng là 2 làng nghề truyền thống đầu tiên của Việt Nam nhận được vinh dự này.

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến, không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Với sự giao thoa giữa truyền thống và đương đại, các làng nghề Hà Nội đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Việc nỗ lực đổi mới, sáng tạo nhưng vẫn gìn giữ những nét tinh hoa vốn có đang được các làng nghề Hà Nội duy trì và phát triển.

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Những tháng cuối năm 2024, đoàn công tác của Hội đồng Thủ công thế giới do ông Aziz Murtazaev - Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm trưởng đoàn, đã đến thăm và làm việc với TP Hà Nội.

Thành viên đoàn đã gặp gỡ các nghệ nhân, thợ giỏi làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc. Qua làm việc và trải nghiệm thực tế, Hội đồng đánh giá cao những giá trị độc đáo của 2 làng nghề, từ văn hóa, lịch sử đến kinh tế và tác động xã hội.

Thông qua các cuộc gặp, thành viên đoàn đã có được cái nhìn toàn cảnh về làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc. “Chúng tôi thực sự ấn tượng với lịch sử, truyền thống và những giá trị của các làng nghề, thấy được tâm huyết của các nghệ nhân đối với việc bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội…” - ông Aziz chia sẻ.

Hội đồng đã đánh giá làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc không chỉ hội tụ đầy đủ các tiêu chí của một làng nghề truyền thống mà còn xứng đáng trở thành thành viên của mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Trên cơ sở những tiêu chí cụ thể, cuối năm 2024, làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc đã được Hội đồng Thủ công thế giới công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Đây cũng là 2 làng nghề truyền thống đầu tiên của Việt Nam nhận được vinh dự này.

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, từ bao đời nay, trân truyền qua các thế hệ nghệ nhân làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã gìn giữ và phát triển nghệ thuật dệt lụa, với những tấm lụa không chỉ đẹp về màu sắc mà còn tinh xảo trong từng đường nét hoa văn. Làng nghề dệt Lụa Vạn Phúc đã và đang trở thành điểm du lịch, tham quan nổi tiếng của Thủ đô để du khách khám phá, tìm hiểu về nét đẹp truyền thống của cha ông ta.

Bên cạnh đó, nằm bên cạnh dòng sông Hồng, Bát Tràng không chỉ là cái nôi của nghề gốm sứ Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Bát Tràng nổi tiếng với nghề làm gốm cách đây hơn 500 năm, các nghệ nhân gốm với bề dày kinh nghiệm, sự sáng tạo đã khôi phục được các mẫu gốm từ thời xa xưa như thời nhà Lý, Trần, Lê, Mạc,… Gốm Bát Tràng được làm từ kỹ thuật tạo men và nung lò vô cùng tỉ mỉ, chuẩn xác đã mang đến sự hài hòa cả về hình thể lẫn màu sắc của gốm, là nơi giao thoa nghề gốm truyền thống và hiện đại của Việt Nam. Những sản phẩm gốm sứ không chỉ tinh tế về hình thức mà còn đa dạng về mẫu mã, từ đó ngày càng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Với lịch sử truyền thống, tinh hoa vốn có và sự hội tụ đầy đủ các thế mạnh của làng nghề thủ công đặc trưng, 02 làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc đã vinh dự chính thức gia nhập mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo Thế giới, đây chính là cơ hội để các làng nghề quảng bá hình ảnh và sản phẩm ra thế giới, đồng thời là tiền đề để giao lưu, học hỏi, để tạo tác ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đương đại của thế giới nhưng vẫn giữ được hồn cốt và văn hóa bản địa.

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí, dự kiến vào tối 14/2/2025, tại Hoàng thành Thăng Long Hà Nội sẽ diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu 2 làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Nhân dịp này, TP sẽ tổ chức “Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân trong nước và thế giới”. Hoạt động nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh Thủ đô đến với bạn bè trong nước và quốc tế, hướng tới bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống.

Việc các làng nghề truyền thống của Thành phố Hà Nội gia nhập mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới mang lại nhiều giá trị, lợi ích quan trọng. Tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu và sản phẩm giúp các làng nghề thủ công của Hà Nội được quảng bá chính thống rộng rãi sâu rộng đến với công chúng tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Với khát vọng của Thủ đô trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Hà Nội xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa; đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho rằng: Năm 2025 thành phố Hà Nội phấn đấu để Hội đồng thủ công Thế giới xem xét công nhận ít nhất 02 làng nghề của Hà Nội ra nhập mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn Thế giới, mời Hội đồng thủ công thế giới và các làng nghề trong mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo trên toàn Thế giới tham dự Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội; Tổ chức Hội nghị thường niên của Hội đồng thủ công thế giới tại Thủ đô Hà Nội – Hy vọng đây sẽ là cơ hội hợp tác quốc tế mở ra những cơ hội mới, vận hội mới cho ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô để bảo tồn phát triển và hội nhập sâu rộng với Quốc tế.

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Để bảo tồn và phát triển các làng nghề Hà Nội, ngày 15/01/2025 UBND Thành phố đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Với kỳ vọng sau khi Đề án được phê duyệt và triển khai, sẽ giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong bảo tồn, phát triển làng nghề hiện nay. Là tiền đề để đưa các làng nghề Hà Nội tham gia mạng lưới làng nghề thủ công sáng tạo Thế giới bền vững, hiệu quả và hội nhập phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu Hai làng nghề đầu tiên gia nhập mạng lưới thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Ngoài 2 làng nghề gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc, Hà Nội còn có nhiều làng nghề là nét đẹp tinh hoa văn hóa truyền thống, đã đi vào thi ca như câu “Lĩnh hoa Yên Thái, thợ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã” hay câu “muốn ăn cơm trắng cá trê, muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”… . Với 345 nghệ nhân đã được công nhận, trong đó: 13 Nghệ nhân Nhân dân; 42 Nghệ nhân Ưu tú; 290 Nghệ nhân Hà Nội, các nghệ nhân được Nhà nước phong tặng, đây là những “đầu tàu” trong việc gìn giữ những bản sắc, nét văn hóa truyền thống của các làng nghề và thức đẩy làng nghề hội nhập và phát triển. Có thể thấy rằng việc bảo tồn và phát triển làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn; tổng doanh thu của 337 làng nghề, làng nghề truyền thống đạt trên 24.000 tỷ đồng/năm. Các làng nghề đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm, trong đó, một số làng nghề có doanh thu/năm cao như làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng đạt trên 1.000 tỷ đồng; làng nghề bánh kẹo dệt kim La Phù, đạt trên 1.300 tỷ đồng; làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai, đạt trên 1.000 tỷ đồng; làng nghề cơ khí nông cụ Phùng Xá đạt 1.209 tỷ đồng; làng nghề đồ mộc - may thôn Hữu Bằng đạt gần 1.000 tỷ đồng, làng nghề truyền thống mỹ nghệ Thiết Úng đạt 1.100 tỷ đồng; làng nghề giầy da thôn Giẽ Thượng (xã Phú Yên) đạt 570 tỷ đồng, Làng nghề giầy da Giẽ Hạ (Xã Phú yên) đạt 780 tỷ đồng,…;

Hà Nội xác định làng nghề là một trong những thế mạnh phát triển; do đó trong những năm gần đây, đã quan tâm, đầu tư nguồn lực lớn để bảo tồn và phát triển các làng nghề một cách bài bản và hiệu quả. Với tiềm năng, thế mạnh và định hướng trên, TP mong muốn Hội đồng Thủ công thế giới tiếp tục quan tâm, cộng tác và hỗ trợ Hà Nội hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững các làng nghề, phấn đấu làm sao để người dân, các nghệ nhân không chỉ sống được bằng nghề mà còn giàu có lên nhờ nghề truyền thống.

Bài viết: Thanh Hậu

Thanh Hậu

Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại

LNV - Tại Ninh Thuận, cộng đồng làng gốm cổ Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đang “thổi một luồng gió mới” vào nghệ thuật làm gốm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Người dân nơi đây không chỉ nỗ lực bảo tồn những tinh hoa nghề truyền thống mà còn sáng tạo các dòng sản phẩm gốm mới và đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới

LNV - Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.
Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.
5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Xem thêm