Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Hải Đường (Nam Định): Đẩy mạnh liên kết đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Xã Hải Đường (Hải Hậu) được đánh giá là một trong những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đặc biệt xã đã triển khai hiệu quả mô hình liên kết giữa người học - người đào tạo - doanh nghiệp - nhà quản lý. Qua đó từng bước xây dựng lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn chuyên nghiệp, lành nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện đại.


Cơ sở may Hồng Sang, xóm 22, xã Hải Đường thực hiện tốt công tác đào tạo, tạo việc làm cho lao động ở địa phương.

Xã có khoảng 13 nghìn dân, trong đó có trên 6.500 người trong độ tuổi lao động. Trước khi xây dựng nông thôn mới, kinh tế Hải Đường thuần nông nên người nông dân quanh năm chỉ lo hai vụ lúa và cây cau và một số ly hương đi làm ăn xa. Bởi vậy, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và giải quyết việc làm là một trong những yếu tố đảm bảo cho địa phương phát triển kinh tế bền vững. Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, xã tổ chức đánh giá thực trạng các nghề phù hợp ở địa phương; khảo sát nhu cầu việc làm, học nghề, điều kiện, khả năng của người lao động và nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đồng thời tổ chức tư vấn, hướng dẫn người lao động lựa chọn, đăng ký học nghề phù hợp. Trên cơ sở đó, xã xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp gồm: trồng lúa, cây cảnh, cây ăn quả; các ngành nghề: may công nghiệp, mộc mỹ nghệ… Hàng năm UBND xã tích cực phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hải Hậu, Trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ Nam Định tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn cho gần 100 lao động; một số doanh nghiệp “đặt hàng” các học viên sau khi tốt nghiệp nếu đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật sẽ được tuyển dụng làm việc. Xác định hiệu quả của việc liên kết đào tạo nghề, xã Hải Đường phối hợp chặt chẽ với Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hải Hậu trong đào tạo, tìm “đầu ra” cho người lao động khi hoàn thành khoá học nghề ngắn hạn. Sau khi tiếp nhận học viên, Trung tâm liên kết với doanh nghiệp tiếp nhận học viên thực hành để gắn học lý thuyết với rèn luyện tay nghề, lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động trên thị trường. Nhiều lao động sau khi học xong lớp đào tạo nghề ngắn hạn đã có thu nhập ổn định, thay đổi cuộc sống. Tiêu biểu như trường hợp chị Nguyễn Thị Hồng được xã tạo điều kiện tham gia lớp học nghề may công nghiệp ngắn hạn tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện. Vừa hoàn thành khóa học, chị Hồng được giới thiệu và được nhận vào làm công nhân tại Công ty cổ phần May Haproximex Giao Thủy với mức thu nhập bình quân từ 4-5 triệu đồng/tháng. Mặc dù bản thân còn trong độ tuổi lao động sung sức, nhưng do không có định hướng nghề nghiệp và tay nghề kỹ thuật nên trước khi đến với nghề may chị chỉ quanh quẩn với mấy sào ruộng, thu nhập cả năm chỉ được hơn chục triệu đồng. Cùng với chị Hồng, nhiều học viên sau khoá học nghề ngắn hạn đã có việc làm ngay tại các công ty hoặc tự đầu tư máy móc, mở xưởng may gia công, thêu ren. Đến nay, xã Hải Đường có khoảng 10 xưởng may gia công, thêu ren, thu hút gần 150 lao động, tạo thu nhập bình quân từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.Với nghề nông nghiệp, nhiều người sau khi hoàn thành khoá học đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tiêu biểu như ông Phạm Văn Bình, xóm 15 với mô hình trồng cam canh, diện tích 1.500m2 tạo việc làm cho 4-5 lao động.Ông Bình cho biết: “Bao năm gắn bó với ruộng vườn song nhiều kỹ thuật tưởng như đơn giản họ lại chưa từng làm. Qua lớp dạy nghề được trang bị kiến thức chuyên môn, sau khóa học, nông dân có thể chủ động áp dụng các kiến thức cho ra những sản phẩm chất lượng tốt hơn, có giá trị kinh tế cao hơn”.


Cơ sở đan ghế nhựa xuất khẩu của chị Nguyễn Thị Huê, xóm 5, xã Hải Đường vừa đào tạo học viên, vừa tạo việc làm cho nhiều lao động.

Phát huy thế mạnh địa phương có làng nghề truyền thống mộc mỹ nghệ Tam Tùng đông (xóm 22), làng nghề cây cảnh Tam Tùng nam (xóm 21) và các nghề như chế biến cau, may công nghiệp, đan nhựa…, xã đã khuyến khích các cơ sở sản xuất uy tín ở các làng nghề tổ chức các lớp truyền nghề, tạo việc làm cho người dân ở địa phương. Anh Bùi Văn Vụ, 38 tuổi, chủ xưởng chế tác tượng, tranh gỗ mỹ nghệ ở xóm 22 cho biết: Được Hội Phụ nữ xã bảo lãnh, vợ chồng anh đã vay 50 triệu đồng theo chương trình vốn ưu đãi hỗ trợ giải quyết việc làm. Nhờ đó, anh Vụ có thể đầu tư mua 3 máy đục 3D tự động CNC, 1 lò sấy gỗ hơi nước, rồi máy phay, máy bào, máy tiện… đáp ứng yêu cầu sản xuất. Kinh tế gia đình anh ngày một khấm khá hơn với doanh thu từ 700-800 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, anh Vụ trực tiếp dạy nghề cho những người có nhu cầu, người có nguyện vọng vào làm tại xưởng có thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/tháng. Anh Đỗ Đạt, là đối tượng từng thuộc diện hộ nghèo được anh Vụ nhận làm ở xưởng cho biết: “Xưởng của anh Vụ nhận dạy nghề và tạo việc làm giúp lao động nông thôn chúng tôi có việc làm ngay ở quê nhà, không phải đi xa mà vẫn có thu nhập ổn định. Bình quân mỗi tháng tôi được trả lương 7,5 triệu đồng nên có điều kiện chăm lo cho gia đình đầy đủ hơn”.

Nhờ có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản nên cơ sở đan ghế nhựa xuất khẩu của chị Nguyễn Thị Huê, xóm 5, xã Hải Đường luôn ổn định sản xuất. Với tâm niệm giúp bà con địa phương có việc làm, từ năm 2006 chị đã đưa nghề may về địa phương. Sau khi đào tạo đội ngũ lao động, chị mở xưởng tạo việc làm ổn định cho hàng chục người. Năm 2019, được cấp uỷ, chính quyền địa phương tạo điều kiện, chị Huê tiếp tục phát triển nghề đan ghế nhựa xuất khẩu tạo việc làm cho hàng trăm lao động là phụ nữ và người cao tuổi với thu nhập ổn định 70-100 nghìn đồng/ngày. Bà Nguyễn Thị Viễn (71 tuổi), xóm 5, một trong những lao động làm nghề đan ghế nhựa chia sẻ: “Tuy đã cao tuổi nhưng tôi vẫn còn sức khoẻ, nếu như trước đây tôi chỉ trông chờ từ thu nhập trồng rau, cấy lúa thì đến nay lúc nông nhàn làm nghề đan ghế nhựa đã giúp tôi có thu nhập đủ ổn định cuộc sống”. Còn chị Nguyễn Thị Huế, xóm 5 đang trong độ tuổi lao động nhưng trước đây chỉ ở nhà trông con và không có thu nhập ổn định. Sau khi vào làm việc tại xưởng của chị Huê, đến nay đời sống gia đình được cải thiện.

Từ thực hiện công tác liên kết đào tạo nghề, xã Hải Đường đã tạo nguồn nhân lực ổn định, chất lượng, góp phần duy trì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, các làng nghề trên địa bàn xã. Đến nay, lao động có việc làm thường xuyên của xã Hải Đường đạt tỷ lệ 96%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 64 triệu đồng/người/năm, nhiều mô hình kinh tế phát triển bền vững, qua đó tạo động lực để xã Hải Đường sớm về đích và hoàn thành mục tiêu đạt danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới./.

Viết Dư/Theo báo Nam Định

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...

Tin khác

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề được xác định là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4

Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4

LNV - Tiếp tục hành trình xây dựng môi trường học tập vui chơi lành mạnh, giúp trẻ nhỏ rèn luyện sức khỏe tốt, Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương thêm lớp năng khiếu mới tại quận Gò Vấp, TP. HCM.
Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo

Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo

LNV - Bằng nhiều giải pháp và hành động, cùng sự chung tay của toàn xã hội, đến nay TP Hạ Long không có hộ nghèo. Người dân khó khăn đã vươn lên mức sống trung bình.
Hà Nội: Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố lần thứ nhất

Hà Nội: Phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố lần thứ nhất

LNV - Sáng 23-5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố Hà Nội lần thứ nhất. Cuộc thi nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, áp dụng có hiệu quả các đề tài, giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Lào Cai: Gỡ khó trong việc đào tạo nghề nông thôn

Lào Cai: Gỡ khó trong việc đào tạo nghề nông thôn

LNV - Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) tỉnh Lào Cai tích cực triển khai. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các trung tâm vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên dạy nghề, cần có giải pháp tháo gỡ.
Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nghề nghiệp

Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nghề nghiệp

LNV - Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có vai trò quan trọng cho phát triển nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân

LNV - Hồng Hà là xã ven Sông Hồng, nằm ở phía bắc huyện Đan Phượng của Hà Nội, nền kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp và ngành nghề. Năm 2020 xã Hồng Hà đã về đích NTM nâng cao, năm 2022 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hồng Hà đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao.
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

LNV - Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), địa phương có 17/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 62,9%); 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Thái Bình, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Kim Quan, Phúc Ninh, Nhữ Hán); 03 xã Thái Bình, Mỹ Bằng, Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, năm 2024 có thêm 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Lang Quán); 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (Nhữ Hán); xã Phúc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại

OVN - Nhắc đến nước mắm Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, không chỉ những người trong nước mà cả nước ngoài đều tấm tắc khen hương vị đặc biệt thơm ngon, đậm đà khi đã một lần dùng thử. Có lẽ nhờ bí quyết ủ chượp và chiều dài lịch sử hơn 300 năm, đã kết tinh nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết.
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt  hóa thành sắc màu mùa xuân

Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân

LNV - Bao lì xì không chỉ là món quà mang lời chúc may mắn, mà còn là nét đẹp trong văn hóa phong tục của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết. Với những nét vẽ ngây thơ, trong sáng và giản dị trên bao lì xì, các em học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động