Hà Nội: Vang bóng một thời nghề đúc đồng Ngũ Xã
Người thợ đang hoàn thiện một sản phẩm.
Nghề đúc đồng từng ược mệnh danh là nghề tinh hoa
Khoảng thế kỷ XV, thời bấy giờ chính quyền trung ương của triều Lê đang lúc thịnh thế, vua xuống chiếu quy tập thợ giỏi trong thiên hạ về kinh đô lập nên các phường nghề nhành phát triển công thương nghiệp. Nghệ nhân làm mộc, làm giấy, dệt vải, kim hoàn khắp nơi đều dồn về kinh thành Thăng Long, lập nên các phường chợ.
Những địa danh như Tràng Tiền, Lò Đúc… cũng bắt đầu xuất hiện từ đây. Mỗi phường chuyên một nghề riêng. Tại đất Thăng Long bấy giờ, có bốn nghề được coi là tinh hoa, gồm làm giấy dó, đồ gốm, kim hoàn và đúc đồng. Dân gian có câu vè “Lĩnh hoa Yên Thái, thợ gốm Bát tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã” để chỉ sự tương ứng của mỗi nghề với mỗi làng.
Trong bốn làng nghề nổi tiếng, ngày nay chỉ còn Bát Tràng là vẫn đang phát triển nghề gốm. Nghề kim hoàn bây giờ không còn tập trung ở Định Công mà mỗi hiệu buôn, tiệm vàng đều có xưởng của riêng mình. Ngề làm giấy Yên Thái thì chỉ còn trong ký ức. Ở gần Yên Thái, nghề đúc đồng của Ngũ Xã ngày nay cũng chỉ còn duy nhất một gia đình còn gắn bó.
Ngũ Xã nằm bên bờ hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), được hình thành từ khoảng thế kỷ XV. Làng được thợ khéo của 5 dòng họ chuyên nghề đúc đồng ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên cùng kéo nhau đến kinh thành chọn đất lập nên. Để tưởng nhớ điển tích này, người dân mới đặt tên làng là Ngũ Xã, tên cổ là Ngũ Xã Tràng.
Theo cụ Nguyễn Văn Ứng (64 tuổi, nghệ nhân đúc đồng già nhất của làng Ngũ Xã) cho biết, nghề đúc đồng gồm có 5 kỹ thuật cơ bản, gồm đắp mô hình chi tiết cần đúc, tiếp theo là tạo khuôn, sau đó là kỹ thuật pha trộn nguyên liệu, nấu và đổ nguyên liệu vào khuôn, đúc xong thì đến công đoạn sửa nguội và cuối cùng là đánh bóng sản phẩm. Với những chi tiết đúc lớn, có những công đoạn phải mất nhiều tháng liền mới hoàn thành. Người nghệ nhân muốn giỏi cả năm kỹ thuật thì có khi phải mất cả đời rèn luyện.
Trong khoảng 500 năm tồn tại và phát triển của làng, mỗi dòng họ đều giữ cho mình một bí quyết riêng, tạo nên bản sắc trong từng sản phẩm. Nhưng song song với việc cạnh tranh, các dòng họ cũng đã đoàn kết với nhau, cùng nhau nghiên cứu ra kỹ thuật đúc chi tiết phức tạp nguyên khối. Đây là một kỹ thuật vô cùng khó và phức tạp, đòi hỏi người nghệ nhân phải có kỹ năng cao trong tất cả các công đoạn. Hiện kỹ thuật này vẫn là bí quyết riêng của làng Ngũ Xã.
Các sự cố thường gặp trong kỹ thuật đúc liền khối là nguyên liệu khôn điền đầy khuôn đúc, chi tiết bị biến dạng, co dãn nhiệt không đều giữa các bộ phận của chi tiết tạo nên sự cong vênh. Nếu một sản phẩm đúc ra bị một trong những lỗi trên thì buộc phải hủy để đúc lại, không thể sửa được. Muốn một sản phẩm đúc nguyên khối được như ý, người thợ phải tính toán tỉ mỷ từ khâu tạo hình, độ dày các chi tiết, hoa văn của khuôn đúc…
Kỹ thuật pha trộn nguyên liệu cũng vô cùng quan trọng, mỗi loại sản phẩm thì cần dùng một loại nguyên liệu riêng. “Để đúc chuông thì cần phải pha nguyên liệu sao cho màu chuông không cần sáng nhưng tiếng chuông lại phải trong và phải vang, nếu pha nguyên liệu sai thì có thể sẽ đúc ra một chiếc chuông câm, đánh không thành tiếng. Để đúc tượng thì lại cần nguyên liệu có màu sắc tôn quý, nguyên liệu phải cứng, bền, trường tồn.
Các nghệ nhân cổ của làng Ngũ Xã đã nghiên cứu ra nguyên liệu đồng mắt cua chuyên để đúc tượng, đây là loại đồng cho màu nâu đỏ như mắt cua, cứng, đúc dễ lên hoa văn và không ghỉ. Loại đồng này mang đặc trưng riêng và có các phẩm chất tuyệt vời cần thiết cho đúc tượng”, cụ Ứng nói.
Thành tựu nghề đúc của làng có thể kể đến các bức tượng nổi tiếng như pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở đền Quán Thánh với chiều cao khoảng 3,9m, nặng khoảng 4 tấn và pho tượng Phật Adiđà cao 3,95m, chu vi tượng 11,6m, nặng hơn 10 tấn toạ trên một đài sen bằng đồng có 96 cánh ở chùa Thần Quang nằm ngay tại làng Ngũ Xã. Các bức tượng này đều được đúc nguyên khối mà không có một khiếm khuyết đúc nào.
Riêng cụ Ứng thì trong gần 40 năm theo nghề cũng đã kịp để lại những thành tựu của riêng mình. “Từ khi bắt đầu theo nghề đến nay, không có năm nào tôi không đúc tượng Bác, có năm đúc hằng mấy tượng liền. Có tượng cao bằng người thật của Bác, có tượng thì chỉ cao mấy mươi phân để đặt trên bàn làm việc. Tượng Bác đặt tại nhà Quốc Hội cũng là tôi làm.
Bên kỷ lục Việt Nam cũng từng ngỏ ý xác lập kỷ lục người đúc nhiều tượng Bác nhất cho tôi nhưng tôi từ chối. Tôi làm vì tâm của mình kính Bác, hơn nữa, trước khi mất, bố tôi cũng chỉ mong tôi làm vậy. Sản phẩm lớn nhất tôi từng đúc là chiếc chuông đồng cao 3 mét nặng gần 6 tấn đặt tại đài tưởng niệm Ngã ba Đồng Lộc. Trước khi tự cho mình nghỉ hưu may mắn tôi đã kịp làm những điều tôi muốn”, cụ Ứng tâm sự.
Nhiều kỹ thuật đúc đồng ở nước ta bị thất truyền
Từng phát triển rực rỡ với bí quyết riêng, sở hữu những sản phẩm không nơi nào khác làm được, thế nhưng, đến nay trong làng Ngũ Xã chỉ còn hậu duệ dòng họ Nguyễn còn lưu nghiệp. Những người nghệ nhân trở nên lẻ bóng, nhỏ bé so với tên tuổi của làng, trăn trở với tổ nghiệp cha ông truyền lại.
Dù đã từng đạt cực thịnh vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII, nhưng nghề đúc đã bị co hẹp rất nhiều trong thời kỳ Pháp thuộc. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thì nghề đúc của làng phải dừng hẳn. Trong những năm máy bay Mỹ ném bom phá hoại, làng lại được chỉ đạo chuyển sang nghề đúc nhôm để phục vụ đời sống nhân dân, hơn nữa, thời kỳ này, nhu cầu đồ đồng cũng gần như bị biến mất.
Cụ Ứng bên những sản phẩm của mình.
Khi đời sống xã hội bắt đầu khả giả trở lại, tốc độ đô thị hóa lại quá nhanh, đất đai lúc này sử dụng làm quán hàng dịch vụ lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất, hơn nữa lúc này trong làng không còn nhiều người giữ được nghề, vì vậy mà hầu như người làng đều chuyển sang làm công việc khác. Dù được chính quyền quan tâm và tạo điều kiện rất nhiều, thế nhưng, cũng chẳng mấy ai mặn mà với nghề khó nhọc khi có lựa chọn khác.
Cụ Ứng kể rằng, dù phải phục vụ trong quân ngũ đến ngoài 40 tuổi mới về chuyên tâm theo nghề, nhưng may mắn cụ đã kịp học được hết những kỹ thuật để được các tiền bối xếp vào hàng nghệ nhân. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết thợ trong làng không đạt được trình độ nghệ nhân vì chỉ thành thạo một hoặc một vài kỹ thuật trong 5 bước cần để cho ra một sản phẩm.
Nói về việc làm sao để nghề đúc đồng được lưu truyền, cụ Ứng cũng rất tâm tư. “Ở nước ta nghề đúc đồng đã có từ rất sớm, phát triển rất rực rỡ nhưng có nhiều kỹ thuật quý đã bị thất truyền. Bằng chứng là các trống đồng Đông Sơn niên đại hơn 2000 năm, nằm trong bùn đất nhưng vẫn giữ được hình hài mà không mọt rỉ.
Trải qua hàng ngàn năm, ngày nay do đời sống phát triển, ít người chọn nghề vất vả này để theo. Không còn mấy người tâm huyết với tinh hoa đất nước, họ bị cuốn theo nhu cầu cơm áo hằng ngày”, cụ Ứng bùi ngùi.
Theo Báo Pháp Luật
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 | 16/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 Khuyến nông
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 Nghiên cứu trao đổi
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 OCOP
Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức
09:35 Kinh tế