Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Hà Nội khởi sắc rõ nét sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới

LNV - Dự kiến trong năm 2023 này, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2025 với 100% số huyện, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Chặng đường hơn 10 thành phố Hà Nội thực hiện "Chương trình nông thôn mới" có thể nói đã làm cho bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ nét, với nhiều dấu ấn, cách làm đa dạng, sáng tạo, với biết bao câu chuyện làm nông buồn-vui gắn bó "sát sườn" với đời sống của đại đa số người dân.

Thành phố Hà Nội với diện tích tự nhiên rộng lớn, có nhiều xã nông thôn, đa dạng về địa hình, thổ nhưỡng, cũng như rất nhiều làng nghề và loại hình sản xuất.

Hà Nội là trung tâm lớn về khoa học công nghệ, nên đã có nhiều thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các vùng chuyên canh lớn, giúp đời sống người dân được nâng cao hơn so với các tỉnh thành phố trong cả nước.

25/25 xã của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đều đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
25/25 xã của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đều đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Thực hiện Chương trình số 4 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân" giai đoạn 2010-2020, thành phố đã lựa chọn đúng và trúng các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp.

Trong khoảng 10 năm từ 2010-2020, thành phố Hà Nội có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 355/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 92,9%) là tiền đề để tiếp tục thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025.

Những năm gần đây, Hà Nội đã tập trung đầu tư nhiều nguồn lực cho vùng nông thôn, dẫn tới số các xã, các huyện đạt chuẩn nông thôn mới tăng cao.

Đến nay, thành phố Hà Nội đã có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 83,3% so với kế hoạch chương trình), gồm Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm, Thạch Thất, Thường Tín, Thanh Oai, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây.

Đối với 3 huyện còn lại gồm Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức chưa đạt chuẩn nông thôn mới, hiện đã hoàn thiện hồ sơ theo quy định trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng thẩm định nông thôn mới Trung ương xem xét, thẩm định huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Như vậy, dự kiến trong năm 2023, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2025, với 100% số huyện, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Về huyện nông thôn mới nâng cao, qua kết quả thẩm định có 4 huyện: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì có cơ sở đủ điều kiện đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

nông thôn mới xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng)
Diện mạo nông thôn mới xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng)

Bên cạnh đó, có 2 huyện Hoài Đức, Thanh Oai phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao trong năm 2024. Dự kiến đến hết năm 2025, sẽ vượt chỉ tiêu Chương trình cả giai đoạn đến năm 2025 là có 5 huyện nông thôn mới nâng cao.

Còn đối với xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiếu mẫu, đến hết năm 2021, thành phố có 382/382 (đạt 100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2021-2025.

Xã nông thôn mới nâng cao, đến nay có tổng số 111 xã (đạt 71%). Đến nay, thành phố có tổng số 20 xã nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 25% so với mục tiêu của Chương trình đến năm 2025 là 80 xã nông thôn mới kiểu mẫu).

Thời gian qua, phong trào nông thôn mới đã thực sự lan tỏa sâu rộng tới từng người dân, từng thôn xóm, trở thành chương trình thiết thực trong đời sống nhân dân.

Nhiều địa phương đã có các mô hình, cách làm thiết thực đem lại hiệu quả như huyện Đan Phượng, huyện Ba Vì, hàng năm tổ chức cuộc thi "Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn," được nhân dân hưởng ứng tích cực, góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp.

Thực hiện nông thôn mới, thành phố Hà Nội cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đến nay đạt 228.568ha, giảm 2,84% so với năm 2020.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi liên tục tăng, đến nay giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá so sánh 2010) đạt 19.969,6 tỷ đồng, tăng 1.820 tỷ đồng so năm 2020.

Cơ cấu ngành chăn nuôi giai đoạn 2020-2025 có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành chăn nuôi lợn, tăng tỷ trọng chăn nuôi gia cầm và trâu bò.

Thành phố phát triển chuỗi liên kết sản phẩm, đến nay, trên địa bàn thành phố có 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển; trong đó, có 57 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm chăn nuôi, 92 chuỗi có nguồn gốc từ sản phẩm trồng trọt.

Một số mô hình liên kết chuỗi điển hình như chuỗi gạo chất lượng cao Bảo Minh; chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm gạo chất lượng cao khu Cháy của Hợp tác xã Đoàn Ket; chuỗi gạo hữu cơ và bưởi diễn của Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến; chuỗi thủy sản của Hợp tác xã thủy sản công nghệ cao Đại Áng; chuỗi thịt bò BBB của Công ty Giống gia súc Hà Nội; chuỗi thịt lợn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm sạch Organic Green; chuỗi rau của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân và chuỗi rau sạch của Hợp tác xã rau, quả sạch Chúc Sơn.

Thành phố tăng cường huy động vốn để giúp người dân sản xuất. chỉ tính riêng 2 năm (2021-2022) thành phố huy động nguồn lực 46.778 tỷ đồng cho người dân sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh sự thành công của chương trình lớn này thì còn nhiều khó khăn, thử thách cần vượt qua.

Đánh giá sơ kết giữa nhiệm kỳ (2021-2025) thực hiện nông thôn mới, Thành ủy Hà Nội nêu ra nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục như còn 10 chỉ tiêu chưa hoàn thành so với Kế hoạch, cần tập trung phấn đấu để hoàn thành kế hoạch đến năm 2025.

Việc đầu tư hạ tầng sản xuất chưa được quan tâm, vấn đề quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư theo quy hoạch, quản lý đất đai, môi trường, thu gom rác thải, nước sạch nông thôn còn nhiều khó khăn.

Chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô.

Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, đặc biệt là chế biến sâu; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, số lượng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế nên việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn.

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp chưa phát huy hết vai trò, vị trí; chưa tương xứng với tiềm năng phát triển; số lượng hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; sản phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ, GlobGap; liên kết theo chuỗi giá trị, liên kết tiêu thụ còn hạn chế.

Việc xử lý nước thải, chất thải chưa triệt để còn hiện tượng thải ra môi trường bên ngoài nhất là số trang trại chăn nuôi ở gần khu dân cư. vẫn còn nhiều hợp tác xã yếu kém hoặc trung bình, tỷ lệ hợp tác xã ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động là tương đối lớn.

Việc phát triển nghề và làng nghề phân tán, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến việc đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến còn khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết chặng đường qua, Hà Nội đã tập trung rất cao độ, nhất là đầu tư nguồn lực cho vùng nông thôn, đẩy nhanh rút ngắn khoảng cách đời sống cho nhân dân nông thôn và thành thị.

Thành phố cũng đã có được nhiều bài học kinh nghiệm để trong các nhiệm kỳ tới tập trung trọng tâm, trọng điểm hơn cho một số lĩnh vực, ngành và địa phương.

Thành ủy Hà Nội đề ra 14 nhiệm vụ, giải pháp lớn phát triển nông thôn mới đến năm 2025; trong đó, tập trung và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu về đích theo đúng kế hoạch.

Cùng với đó, Thành ủy Hà Nội tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, đảm bảo đa dạng, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, nhằm huy động nội lực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và sự đồng thuận trong nhân dân.

Quán triệt chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân giám sát, dân thụ hưởng;" đồng thời, đẩy mạnh Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh " và phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới;" tăng cường công tác kiêm tra, giám sát các hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới để nâng cao hiệu quả, góp phần giữ vững và phát huy các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới…/.

Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)

Tin liên quan

Hà Nội: Thúc đẩy hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm OCOP

Hà Nội: Thúc đẩy hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm OCOP

LNV - Trong những tháng cuối năm 2023, Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nông sản Việt Nam, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

OVN - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều HTX thực hiện khá tốt, nhiều sản phẩm được công nhận đạt từ 3, 4 và cả 5 sao. Tuy nhiên, nhiều HTX luôn đau đáu với việc làm sao để phát triển bền vững, có thể đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại nhiều hơn.
Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Vai trò của phát triển và nâng hạng các sản phẩm OCOP

LNV - Với sự chủ động, tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo địa phương và chủ thể sản phẩm OCOP, nên dù tỉnh triển khai chương trình OCOP muộn hơn so với nhiều tỉnh, thành phố trong toàn quốc nhưng lại nhanh chóng xếp trong tốp đầu toàn quốc cả về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP.

Tin mới hơn

Thạch Thất (Hà Nội):  Nhiều khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Thạch Thất (Hà Nội): Nhiều khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã nỗ lực phấn đấu xây dựng NTM, đến nay đạt được nhiều kết quả khởi sắc. Đời sống người dân từng bước ”thay da đổi thịt”, trở thành điểm sáng của Thủ đô.
Huyện tam nông (Phú Thọ): Khối thi đua số 01 góp phần làm thay đổi diện mạo Nông thôn mới

Huyện tam nông (Phú Thọ): Khối thi đua số 01 góp phần làm thay đổi diện mạo Nông thôn mới

LNV - Khối thi đua số 01 huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) gồm các xã Thọ Văn, Dị Nậu, Hương Nộn, Dân Quyền, Vạn Xuân và thị trấn Hưng Hóa được thành lập theo chỉ đạo của huyện Tam Nông, do xã Thọ Văn làm trưởng khối. Trong nhiều năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Tam Nông và các Phòng, Ban trong huyện, các đơn vị trong khối thi đua số 01 đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ huyện và Đảng Bộ cơ sở đề ra.
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: 73,65% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: 73,65% xã đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022. Đến 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới, 1.331 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 176 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Quốc Oai: Xã Tân Hòa đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai: Xã Tân Hòa đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Nhờ xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai ngày càng khởi sắc rõ rệt, đời sống của người dân được nâng lên.
Ba Vì: Xây dựng nông thôn mới từ những mô hình kinh tế điểm

Ba Vì: Xây dựng nông thôn mới từ những mô hình kinh tế điểm

LNV - Sau hơn 12 năm nỗ lực triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vượt qua những khó khăn của huyện miền núi Hà Nội. Từ việc triển khai những mô hình kinh tế nổi bật, tăng thu nhập người dân. Đến nay, 30/30 xã của huyện Ba Vì đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Xã công lý,Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Khánh thành Nhà Văn hóa Thôn Cát Vinh

Xã công lý,Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Khánh thành Nhà Văn hóa Thôn Cát Vinh

LNV - Được sự đồng ý của Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Công Lý, sáng 02/09/2023 Thôn Cát Vinh xã Công Lý đã tổ chức trọng thể lễ cắt băng khánh thành công trình Nhà Văn hóa thôn trị giá trên 800 triệu đồng chủ yếu từ nguồn kinh phí xã hội hóa.

Tin khác

Huyện Lý Nhân (Hà Nam:) Công đoàn cơ sở xã Công Lý đạt thành tích xuất sắc trong công tác

Huyện Lý Nhân (Hà Nam:) Công đoàn cơ sở xã Công Lý đạt thành tích xuất sắc trong công tác

LNV - Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo, quản lý của Liên đoàn lao động huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) và sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ủy xã, BCH công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn xã Công Lý đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Hà Giang: Cán bộ và nhân dân đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Hà Giang: Cán bộ và nhân dân đồng lòng xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” phong trào xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở huyện Hoàng Su Phì đã khơi dậy mạnh mẽ vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên cùng sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, đem đến diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn của huyện.
Xã Hoà Xá (Hà Nội): Kỷ niệm 50 năm “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và đón nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao”

Xã Hoà Xá (Hà Nội): Kỷ niệm 50 năm “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và đón nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao”

LNV - Sáng ngày 03/9/2023, Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam xã Hoà Xã (huyện Ứng Hoà, Tp. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm lực lượng dân quân du kích xã Hoà Xá được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (03/9/1973 - 03/9/2023); Đồng thời, tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022”.
Xã Công Lý hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Xã Công Lý hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

LNV - Phấn đấu xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao trong năm 2023, xã Công Lý, huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM trên các mặt. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025.
Hà Giang: Huyện Đồng Văn đổi mới từng ngày

Hà Giang: Huyện Đồng Văn đổi mới từng ngày

LNV - Với xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng chưa được hoàn thiện nên quá trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Đồng Văn thời gian qua gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nhân dân trên địa bàn huyện đã nỗ lực vượt khó, thi đua xây dựng NTM. Nhờ đó, đến nay, phong trào đã thực sự đi vào đời sống và đạt được kết quả quan trọng. Xây dựng NTM đã góp phần đưa nông thôn vùng cao ngày càng mới.
Gia Lâm Xây dựng những miền quê đáng sống

Gia Lâm Xây dựng những miền quê đáng sống

LNV - Từ những quyết sách mang tính căn cơ, bài bản, đúng mục tiêu của UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã “chắp cánh” cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của các địa phương trong huyện sớm cán đích, kiến tạo những miền quê đáng sống. Trong đó, phải kể đến những điểm sáng trong phòng trào xây dựng nông thôn mới của huyện như Dương Xá, Bát Tràng…
Nam Định: Hành trình xây dựng nông thôn mới không điểm dừng

Nam Định: Hành trình xây dựng nông thôn mới không điểm dừng

LNV - Sau 14 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn các xã của Nam Định đã có nhiều đổi mới tích cực. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất công nghệ cao gắn với thị trường, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Nhiều công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu ở nông thôn được tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp. Ðời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững mạnh.
Chủ tịch nước thăm xã nông thôn mới nâng cao Vĩnh Tế ở An Giang

Chủ tịch nước thăm xã nông thôn mới nâng cao Vĩnh Tế ở An Giang

LNV - Chủ tịch nước đề nghị nhân dân xã Vĩnh Tế duy trì, giữ vững thành tích đã đạt được; không ngừng nâng cao các tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao; phát huy đời sống văn hóa xóm làng.
Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) : Xã Đoan Hạ phấn đấu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao trong năm 2023

Huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) : Xã Đoan Hạ phấn đấu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới nâng cao trong năm 2023

LNV - Là xã Đồng bằng của huyện miền núi Thanh Thủy, xã Đoan Hạ có diện tích 426,83 ha, dân số 4.850 khẩu, sinh sống tại 4 khu dân cư trong xã. Trong 3 năm thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020- 2025, Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân xã Đoan Hạ đã nỗ lực cố gắng vượt mọi khó khăn đạt được nhiều kết quả rất tích cực.
Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống và phát triển kinh tế- xã hội cho vùng đồng bào dân tộc miền núi

Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống và phát triển kinh tế- xã hội cho vùng đồng bào dân tộc miền núi

LNV - Đi lên từ xuất phát điểm thấp của một huyện miền núi có nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 30/30 xã của huyện Ba Vì đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Xã Hát Môn: Phát triển kinh tế từ cây trồng chủ lực của địa phương

Xã Hát Môn: Phát triển kinh tế từ cây trồng chủ lực của địa phương

LNV - Với tài nguyên nông nghiệp phong phú, thời gian qua, Đảng bộ và chính quyền nhân dân xã Hát Môn (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội) đã ưu tiên khai thác tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực để tạo sức bật phát triển kinh tế nông thôn
Hiệu quả từ mô hình trồng hành lá tại Võng Xuyên

Hiệu quả từ mô hình trồng hành lá tại Võng Xuyên

LNV - Nhiều năm qua, trồng hành lá đã mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần ổn định đời sống cho người dân xã Võng Xuyên (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội). Hiện địa phương đang có nhiều chính sách ưu tiên phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng an toàn thực phẩm (ATTP), tiến tới xây dựng thương hiệu vững chắc trên thị trường.
Tuyên Quang: Thách thức trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tuyên Quang: Thách thức trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, nhiều địa phương sau khi về đích NTM tiếp tục phấn đấu xây dựng NTM nâng cao. Tuy nhiên để sớm hoàn thành mục tiêu rất cần sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, người dân và sự trợ lực từ Nhà nước.
Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả công tác giám sát trong xây dựng nông thôn mới"

Toạ đàm "Nâng cao hiệu quả công tác giám sát trong xây dựng nông thôn mới"

LNV - Ngày 11/8, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội nghị tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới” cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Công an xã Lũng Cú làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương

Công an xã Lũng Cú làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương

LNV - Công an xã Lũng Cú làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại xã miền núi vùng cao phía bắc tỉnh Hà Giang nơi địa đầu Tổ Quốc, địa bàn rộng 3.379,17 ha, phía bắc, phía đông, phía tây của xã Lũng Cú giáp với Trung Quốc, phía nam giáp xã Ma Lé huyện Đồng Văn, xã có 7/9 thôn giáp biên giới với chiều dài đường biên giới là 16 km. Dân số toàn xã là 1.012 hộ với 5.294 nhân khẩu, gồm đồng bào 7 dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm 80%, Lô Lô chiếm 9 %, còn lại 11% là các dân tộc khác. Lũng Cú là xã có tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, song cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

OVN - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều HTX thực hiện khá tốt, nhiều sản phẩm được công nhận đạt từ 3, 4 và cả 5 sao. Tuy nhiên, nhiều HTX luôn đau đáu với việc làm sao để phát triển bền vững, có thể đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại nhiều hơn.
Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

LNV - Trong dịp lễ Tết Trung thu năm nay, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, du khách sẽ được tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa.
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

LNV - Ngày 8/9, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các sản phẩm nông sản với doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ xuất khẩu năm 2023.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động