Hà Nội: Đẩy mạnh và duy trì hiệu quả nhiều chuỗi liên kết nông sản
Huyện Quốc Oai là địa phương có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, chính vì vậy huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn để góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương. Đến nay, huyện đã quy hoạch thành công 3 khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích lên đến 104,8ha tại ba xã Cấn Hữu, Cộng Hòa và Tân Hòa. Những khu vực này đã được bố trí quỹ đất phù hợp cho chăn nuôi, hình thành các trang trại và gia trại chăn nuôi quy mô lớn, nằm ngoài khu dân cư, với số lượng nuôi từ 5.000 con gia cầm trở lên.
Mô hình gà đẻ trứng đã mang lại thu nhập ổn định cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn TP Hà Nội. |
Đặc biệt, nuôi gà đẻ trứng đã mang lại thu nhập ổn định và cao cho các hộ chăn nuôi, hiện có khoảng 135 trang trại với sản lượng đạt 860.000 quả trứng mỗi ngày, chủ yếu cung cấp cho các thương lái và hợp tác ký kết với doanh nghiệp chế biến.
Thay vì tiếp tục duy trì tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, huyện đã khuyến khích việc hình thành các mô hình chăn nuôi quy mô lớn. Hiện tại, có 198 hộ đang nuôi gia cầm sinh sản và thịt với quy mô trên 1.000 con/lứa, tập trung chủ yếu tại các xã như Hòa Thạch, Cấn Hữu, Phú Cát, Phú Mãn và Sài Sơn.
Huyện đã dành ra tổng diện tích 490ha cho các ao hồ chăn nuôi thủy sản chuyên canh. Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng thủy sản lúa cá, với diện tích chuyển đổi ngày càng tăng qua các năm. Người dân đã chủ động áp dụng các giống cá có chất lượng, năng suất cao như cá chép, cá trắm và cá rô phi đơn tính để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, huyện Quốc Oai đã xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ, lấy tổ chức nông dân (Chi hội/HTX/Hội) tại các vùng chăn nuôi tập trung làm trọng tâm. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào cũng như doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tham gia vào chuỗi từ chăn nuôi, trồng trọt đến tiêu thụ sản phẩm.
Trong 9 tháng năm nay, huyện đã phát triển thêm các chuỗi liên kết thịt lợn, gà và sản phẩm từ gà, vịt (trứng) giữa các hộ chăn nuôi tại xã Cấn Hữu và HTX Nông sản thực phẩm Thành An, xã Cộng Hòa. Huyện cũng đã hỗ trợ hình thành 2 mô hình chuyên canh, bao gồm mô hình 10ha sen tại xã Cộng Hòa và mô hình trồng các loại cây dược liệu, cây măng, cây ớt và cây xoài keo xuất khẩu.
Hay tại Ứng Hòa, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ Đoàn Kết Cao Thị Thủy cho hay, vụ Xuân 2024, hợp tác xã sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hóa theo tiêu chuẩn xuất khẩu, với diện tích 100ha tại huyện Ứng Hòa.
Hợp tác xã được huyện hỗ trợ 100% kinh phí giống lúa và 100% kinh phí phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, phân bón. Duy trì chuỗi lúa gạo hiệu quả, hợp tác xã đã ký hợp đồng liên kết với 2.181 hộ dân trong 10 hợp tác xã của 10 thôn trên địa bàn các huyện lân cận và bao tiêu 100% sản phẩm lúa cho nông dân khi vào vụ thu hoạch.
Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã đã liên kết với Công ty TNHH Châu Anh xây dựng, quản lý gần 20 cửa hàng bán lẻ lúa gạo tại Hà Nội và phân phối tới đại lý lúa gạo ở các tỉnh: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Trung bình mỗi vụ, hợp tác xã tiêu thụ khoảng 3.000 tấn thóc và 1.000 tấn gạo Japonica cho nông dân trên địa bàn huyện với giá thành ổn định.
Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn tại xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì. |
Tại huyện Thanh Trì đang phát huy hiệu quả chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại xã Yên Mỹ và xã Duyên Hà. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Trì Nguyễn Thị Tuyết Anh, đến nay, có hơn 200 hộ ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo chuỗi với Hợp tác xã An Phát, Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp Đại Lan, Công ty Davicop.
Khi sản xuất theo chuỗi, các công ty thu mua sản phẩm ổn định (khoảng 30% sản lượng) và cao hơn giá thị trường khoảng 10 - 15%, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Nhằm duy trì mô hình liên kết chuỗi, huyện Thanh trì đã hỗ trợ 50% kinh phí mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ sản xuất.
Báo cáo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, vụ Xuân 2024, trên địa bàn TP có nhiều mô hình liên kết chuỗi trong trồng trọt phát huy hiệu quả như: lúa chất lượng cao tại huyện Ứng Hòa, rau an toàn ở huyện Thanh Trì... Ngoài ra, mô hình trồng ớt liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản T9 (huyện Đan Phượng) với các huyện: Ứng Hòa, Chương Mỹ… cũng cho giá trị kinh tế cao, giúp nông dân tăng thu nhập và yên tâm đầu ra của sản phẩm. Đến nay, Hà Nội đã xây dựng và phát triển được 159 chuỗi, trong đó có 93 chuỗi có nguồn gốc từ sản phẩm trồng trọt. Tham gia các mô hình chuỗi liên kết, nông dân được hướng dẫn quy trình sản xuất, cách quản lý, tổ chức sản xuất cộng đồng; ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất. |
Ngành nông nghiệp và các huyện, thị xã đang triển khai thực hiện những chính sách để phát huy hiệu quả các chuỗi liên kết như: hỗ trợ nông dân, hợp tác xã tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, chứng nhận chất lượng nông sản..
Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục mở rộng và phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trồng trọt. Các địa phương đã và đang quy hoạch để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm.
Hưởng lợi từ các mô hình liên kết chuỗi
Việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã đem lại lợi ích cho hợp tác xã và người dân, góp phần giảm bớt nhiều khâu trung gian, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, gia tăng giá trị sản phẩm... Tuy nhiên, các chuỗi liên kết còn lỏng lẻo, chủ yếu theo hình thức thuận mua, vừa bán, dẫn đến hợp đồng dễ bị phá vỡ.
Việc xây dựng và liên kết các sản phẩm nông sản từ khâu sản xuất đến tiêu thụ đã giúp nông nghiệp Hà Nội phát triển bền vững, nâng cao được hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên để phát huy được những tiềm năng vốn có, nông nghiệp thực sự là bệ đỡ của kinh tế thì bản thân mỗi HTX, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước về vùng nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hành lang pháp lý…
Đặc biệt là sự liên kết của 4 nhà: nhà nông dân – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nước cần có sự tương tác, hỗ trợ nhau thực sự hiệu quả từ từng bước để bản thân mỗi HTX, doanh nghiệp phát huy được tối đa khả năng của mình.
Liên kết chuỗi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn |
Định hướng phát triển kinh tế nông thôn của Hà Nội trong giai đoạn 2021 - 2025 xác định sẽ ưu tiên xây dựng những mô hình sản xuất hàng hóa chất lượng, an toàn thực phẩm và đặc biệt là tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực. Để đạt được mục tiêu trên, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các HTX.
Hiện nay, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đã tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, xây dựng phương án sản xuất, kết nối thị trường cho các hợp tác xã để làm trung gian liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp; thường xuyên đánh giá, dự báo cung cầu hàng hóa nông sản của thị trường để giúp các chuỗi điều chỉnh hướng sản xuất, kinh doanh hợp lý.
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động phối hợp với bưu điện các tỉnh, thành phố đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử PostMart.vn và Voso.vn; thành lập các cửa hàng nông sản an toàn tại một số địa phương, nhằm giới thiệu sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng trên địa bàn cả nước.
(Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội) |
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
11:55 | 02/12/2024 Kinh tế
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”
09:08 | 28/11/2024 Kinh tế
Khai trương cụm sân YoYo Pickleball lớn nhất TP. HCM tại Thủ Đức
10:52 | 26/11/2024 Kinh tế
Mãng cầu hữu cơ Tây Ninh đạt chuẩn xuất khẩu
14:17 | 21/11/2024 Kinh tế
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 | 14/11/2024 Kinh tế
Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - Tiêu dùng bền vững làng nghề 2024
10:07 | 01/11/2024 Kinh tế
Tin khác
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2024 - 2029
10:07 | 01/11/2024 Kinh tế
Lãnh đạo tỉnh Bình Định làm việc với Đại sứ Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam
14:28 | 31/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 | 30/10/2024 Kinh tế
Phú Yên đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
09:22 | 25/10/2024 Kinh tế
Hà Nam: Thu nhập ổn định từ mô hình trồng sắn dây
09:21 | 25/10/2024 Kinh tế
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Kinh tế, xã hội đạt nhiều kết quả tích cực
19:33 | 13/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Người nông dân làm giàu nghề sản xuất meo nấm rơm
11:09 | 10/10/2024 Kinh tế
Hà Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP ở Văn Lý
13:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Cựu chiến binh say mê với nghề diệt tổ mối
09:55 | 30/09/2024 Kinh tế
Để quả nhãn Cần Thơ được xuất ngoại
09:31 | 27/09/2024 Kinh tế
Hiệp hội Yến Sào Việt Nam Tham Dự Hội Nghị Phát Triển Ngành Yến Sào Toàn Cầu Tại Trung Quốc
15:28 | 26/09/2024 Kinh tế
Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật ở Thanh Hoá
10:32 | 25/09/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
13:58 | 20/09/2024 Kinh tế
Gara ô tô Hoàng Gia Phát - Địa chỉ tin cậy cho khách hàng tại Hải Dương
13:55 | 20/09/2024 Kinh tế
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 Đào tạo nghề
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 Đào tạo nghề
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức