Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng
Tác phẩm sơn mài Múa cổ của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm. Ảnh: Đức Tiến |
Làm quen với nghề vẽ tranh sơn mài từ nhỏ, là thế hệ nối tiếp các bậc tiền nhân của làng nghề sơn mài Hạ Thái, nghệ nhân Vũ Huy Mến (làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) vào học Trường Mỹ thuật Hà Nội năm 1966, đến nay ông vẫn tiếp tục cùng những người thợ trong làng làm nghề, gìn giữ và phát triển nghề sơn mài Hạ Thái truyền thống. Trước năm 1991, sản phẩm sơn mài của làng Hạ Thái chỉ dùng sơn ta lấy từ cây sơn tự nhiên ở tỉnh Phú Thọ. Sau năm 1991, sản phẩm không có đầu ra, các hợp tác xã giải thể. Người dân tự làm nghề và tìm kiếm thị trường.
Sơn ta độc đáo bởi nguyên liệu, với đặc tính mềm, màu sắc trầm ấm sâu thẳm, độ bám cao mà các loại sơn khác không thay thế được. Tuy nhiên, để có một sản phẩm hoặc tác phẩm sơn mài hoàn chỉnh, phải trải qua các quy trình cầu kỳ, sơn, vẽ, mài, đánh bóng, hoàn thiện lên đến 12 nước sơn. Người thợ phải kiên trì làm thủ công, xử lý nhiều công đoạn kỹ thuật trong nhiều tháng. Thêm nữa, các tác phẩm sơn mài nghệ thuật có giá trị cao, kén người làm, người xem và cả người mua. Đối tượng khách hàng của các tác phẩm sơn ta phải là người am hiểu kỹ thuật sơn mài truyền thống. Đến làng Hạ Thái bây giờ, thợ làm sơn ta đúng kỹ thuật chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Là thế hệ sau tiếp nối học và làm nghề sơn mài, họa sĩ vẽ tranh sơn mài, sơn khắc Đặng Cao Cường, sống và làm việc tại làng Hạ Thái cho biết: Thích ứng với thời cuộc, giới họa sĩ đương đại dùng cốt gốm hoặc nhựa tổng hợp (composite) để làm vóc. Chất liệu mới này có ưu điểm nhẹ, đáp ứng được những bức tranh công trình khổ lớn, lên đến 100m2, trong khi đó, chất liệu gỗ chỉ đáp ứng kích thước đến 1m4. Quy trình sản xuất sản phẩm bằng chất liệu sơn mới được giản lược vài bước, dễ làm hơn. Tuy không mang lại màu sắc trầm ấm, độ sâu và bền màu như sơn ta, nhưng sơn công nghiệp có màu sắc tươi tắn, bóng bẩy, bắt mắt. Dù hoàn thiện sản phẩm theo lối truyền thống hay hình thức sơn mài mới, những người dân làng nghề Hạ Thái đều chung mục tiêu giữ gìn và phát triển nghề.
Tương tự, làng nghề khắc in mộc bản Thanh Liễu (phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương ngày nay) hình thành và phát triển đến nay đã gần 600 năm. Sản phẩm khắc in mộc bản của thôn Thanh Liễu đa dạng, từ kinh sách, thơ văn, tranh trang trí, phù, ấn, triện, tranh thập vật... Mộc bản trường học Phúc Giang được UNESCO ghi danh Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương do nghệ nhân Nguyễn Huy Vượng, người làng Hồng Lục (tức Thanh Liễu) thực hiện khắc in vào năm 1758. Làng nghề không chỉ nổi tiếng với kỹ thuật khắc mộc bản tinh xảo mà còn là nơi tạo ra nhiều ván in mộc bản quý giá. Nhiều bản in kinh sách do các nghệ nhân Thanh Liễu thực hiện đang được lưu giữ trong chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà (tỉnh Bắc Giang), chùa Bà Đá (Hà Nội).
Để làm được một tấm mộc bản, nghệ nhân phải trải qua khoảng 30 bước, từ chọn gỗ, ngâm gỗ, xẻ gỗ, cắt chà bào, làm phẳng... rồi mới đến khắc, in ấn. Theo thời gian, máy móc và công nghệ in ấn hiện đại xuất hiện khiến nghề khắc in mộc bản mai một. Các nghệ nhân trong thôn chuyển sang khắc dấu tư pháp, khắc bia mộ..., chỉ còn ít hộ giữ được nghề truyền thống.
Tham gia xây dựng thương hiệu sơn mài Việt Nam, nghệ nhân Vũ Huy Mến nhìn nhận, sơn mài truyền thống Việt Nam là nghề đặc biệt, các nước khác không dễ gì có được. Tác phẩm nghệ thuật sơn mài có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm. Vì vậy, nghề này khó thực hành và đào tạo. Kinh tế thị trường phát triển buộc người thợ phải đổi mới, tuy nhiên nếu nghề sơn mài truyền thống bị mai một, là điều đáng tiếc. Sơn mài truyền thống trở nên “đuối” trên sân nhà, nhưng nghệ nhân Vũ Huy Mến nhìn nhận, trong nghề nghiệp luôn phải đổi mới và sáng tạo. Cái cũ tồn tại và phát triển được chính là nhờ cái mới. Nếu như Hạ Thái xây dựng được địa điểm như chợ gốm Bát Tràng, chắc chắn làng nghề sẽ thu hút khách du lịch đến trải nghiệm, lưu trú sáng tác và giá trị làng nghề sơn mài sẽ được lan tỏa rộng rãi.
Bên cạnh câu chuyện sáng tạo trên chất liệu truyền thống, sử dụng di sản đúng, hiệu quả và không làm mất đi bản sắc văn hóa, việc khai thác, sử dụng nguồn lực di sản trong phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế cá nhân là vấn đề trăn trở trong các làng nghề thủ công truyền thống. Công cuộc này đòi hỏi nhiều yếu tố cộng hưởng, trong đó cộng đồng, Nhà nước, nhà đầu tư cùng chung tay, tạo ra thị trường thu hút khách hàng, thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp đồng thời quảng bá, truyền dạy và lan tỏa giá trị làng nghề trong nhịp sống đương đại.
Tin liên quan
Tin khác
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
13:46 | 26/11/2024 Tin tức
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng
11:01 | 26/11/2024 Tin tức
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa
11:01 | 26/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
10:59 | 26/11/2024 Tin tức
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng”
10:41 | 26/11/2024 Tin tức
Đồng chí Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước
10:37 | 26/11/2024 Tin tức
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
11:19 | 25/11/2024 Tin tức
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 | 23/11/2024 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Thi đan lát, dệt thổ cẩm tại Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Gạo ST25 đạt giải Nhì gạo ngon nhất thế giới năm 2024
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Xúc tiến thương mại góp phần phục hồi thị trường xuất khẩu gốm sứ
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024
13:00 | 20/11/2024 Tin tức
Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng
11:46 Tin tức
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 Làng nghề, nghệ nhân
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 Văn hóa - Xã hội
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
13:46 Tin tức