Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Gia Lai: Đak Pơ đặt mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới năm 2022

LNV - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, bằng sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, huyện Đak Pơ (Gia Lai) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Huyện này đặt mục tiêu đạt chuẩn “Huyện nông thôn mới” vào cuối năm 2022.

Nhiều thành tựu trong sản xuất

Đak Pơ là một huyện miền núi của tỉnh Gia Lai thành lập năm 2013, trên cơ sở chia tách một phần của huyện An Khê cũ. Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện và lâu dài, Đak Pơ hướng đến mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2022 đạt chuẩn “Huyện nông thôn mới”.


Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp


Theo đó, huyện Đăk Pơ đã chủ trương tập trung cao độ, thực hiện kiên trì, bền bỉ của cả hệ thống chính trị. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về việc huy động nguồn lực, đóng góp công sức, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm, quyền, lợi ích của người dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện chương trình đảm bảo công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất và tạo điều kiện cho người dân tham gia kiểm tra, giám sát.

Với diện tích 502 km2, dân số 42.000 với 17 dân tộc anh em cùng chung sống, chính quyền huyện Dak Pơ đã có kế hoạch phát triển kinh tế toàn diện. Ngoài việc có kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn vốn rừng với diện tích rừng các loại gần 20.000 ha, nguồn lực kinh tế chủ yếu của huyện hiện nay là phát triển kinh tế nông nghiệp và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với hoạt động sản xuất truyền thống của cư dân và đồng bào dân tộc.

Về Nông nghiệp, Huyện có 3 cây trồng chủ lực là: Cây mía đường, cây mì (sắn) và rau xanh. Mía và sắn là hai loại cây công nghiệp đã được cơ giới hoá nhiều khâu trong trồng trọt và thu hoạch, cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận. Rau xanh có diện tích 6.800 ha gieo trồng, sản xuất với đủ chủng loại rau, củ, quả, rau gia vị...vv với sản lượng trên 40.000 tấn/năm. Là nguồn cung thực phẩm không những cho nhu cầu của người dân nội vùng, mà còn cung ứng cho các thị trường lân cận như các tỉnh: Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và Huế...với khối lượng bình quân 150 tấn/ngày.

Từ những nổ lực trong việc cải tạo mạng lưới giao thông nông thôn thuận lợi với kế hoạch bê tông hoá các tuyến đường nội xã; Cải tạo, sửa chữa và làm mới hệ thống kênh mương thuỷ lợi tưới tiêu nội đồng đã giúp cho hệ số sử dụng đất nông nghiệp của huyện tăng từ 1,1 (năm 2015) lên 1,5 (năm 2021). Đăk Pơ còn chú ý xây dựng nhãn hiệu hàng hoá cho vùng chuyên canh rau của mình.

Tháng 9/2021 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Rau Đăk Pơ”. Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đang xây dựng các quy chế: Về quản lý – sử dụng nhãn hiệu; Về kiểm tra giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Về gắn tem truy xuất nguồn gốc của nhãn hiệu “Rau Đak Pơ” ...vv, để các cơ sở sản xuất kinh doanh trong huyện áp dụng ngay trong năm 2022. Ngoài ra, Đăk Pơ cũng đang tiến hành lập bản đồ thổ nhưỡng chi tiết phục vụ cho việc quy hoạch hợp lý hoá, tối ưu hoá cây trồng, vật nuôi trên toàn huyện trong thời gian tới.

Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, từ xuất phát điểm thấp, nên quy mô phát triển có chậm hơn. Tuy vậy, tính đến nay Đăk Pơ đã có 3 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao là: Rượu ghè H’Tuyết, Sữa chua nếp cẩm Thiên An và Sữa chua nếp cẩm Anh Minh. Trong đó, Rượu ghè H’Tuyết có nhiều tiềm năng mở rộng sản xuất và nâng cao hạng sao. Năm 2022, đã có thêm 1 chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP với 3 sản phẩm: Gạo đặc sản, Kim chi (thực phẩm chế biến ăn liền) và Trà hoa ngũ cốc, hiện đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình cấp tỉnh xét duyệt.

Nỗ lực trong phong trào xây dựng Nông thôn mới

Song song với việc đẩy mạnh về phát triển kinh tế nông thôn, đời sống người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Đến năm 2021, Đăk Pơ đã có 7/7 xã được sử dụng điện lưới quốc gia, 80% có chợ đạt chuẩn NTM, 98% hộ dân các xã sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, 4/7 xã đã được công nhận đạt tiêu chuẩn xã NTM.

Ông Nguyễn Hiệp – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Hiện nay, toàn huyện có 4/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm các xã: Tân An, Hà Tam, Cư An và Phú An. Đã từng bước hình thành các vùng sản xuất rau, cây ăn quả chuyên canh, chú trọng xây dựng các chương trình, dự án phát triển các loại rau an toàn theo hướng VietGAP, mô hình trồng cây quýt đường, cây na dai hạt lép kết hợp với tưới tiết kiệm, xây dựng được nhãn hiệu “Rau Đăk Pơ”.


Mô hình trồng thanh long


Mô hình nuôi hươu sao lấy nhung


Mặc dù, năm 2021, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội. Nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực, tập trung lãnh đạo của Huyện ủy, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND huyện, tình hình kinh tế - xã hội địa phương đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay, huyện đã đạt 6/9 tiêu chí xây dựng “Huyện nông thôn mới”. Giáo dục, y tế, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng cao, bảo đảm quốc phòng - an ninh,trật tự an toàn xã hội...

Để thực hiện mục tiêu tiếp theo, huyện Đăk Pơ tiếp tục triển khai quyết liệt kế hoạch đã đề ra. Đẩy mạnh đầu tư, kết cấu hạ tầng cơ sở đồng bộ và hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Phấn đấu trong năm 2022 huyện có thêm 3 xã gồm: Yang Bắc, An Thành và Ya Hội đạt chuẩn NTM.

Để đạt được các thành quả như trên, lãnh đạo huyện Đăk Pơ đã triển khai một số biện pháp sáng tạo: Giữ vững ổn định và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, gắn phát triển nông thôn với đô thị, xây dựng bộ mặt nông thôn khang trang, sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, an toàn, giàu bản sắc văn hóa để đến cuối năm nay đạt các chuẩn của huyện nông thôn mới cấp tỉnh.

H.Tiến

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”

LNV - Với việc có thêm 7 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện Sóc Sơn đã có tổng số 18/25 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương về đích “Huyện nông thôn mới nâng cao” trong năm 2025.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ. Ngọc Mỹ có làng nghề truyền thống tại 2 làng riêng: nghề nón, mũ lá; Nghề mộc đục chạm cao cấp, mộc dân dụng. Kinh tế của nhân dân chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại nhỏ lẻ. tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, kinh tế hàng năm đạt tăng trưởng khá, đời sống của người dân từng bước nâng cao.
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - Xã La Phù, huyện Hoài Đức (Hà Nội) ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương.
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì

LNV - Trường THCS Đồng Thái, huyện Ba Vì, (Hà Nội), tiền thân là trường phổ Thông dân lập cấp 2 Đồng Khánh, được thành lập từ năm 1959. Sau nhiều năm hoạt động liên cấp 1-2, đến năm 1992 UBND huyện Ba Vì ra quyết định thành lập Trường THCS Đồng Thái.
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Họ đã tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn mới thông qua những việc làm cụ thể và thiết thực, góp phần quan trọng vào sự đổi thay tích cực của các vùng quê.
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển

LNV - Bên dòng sông Hậu êm đềm, làng nghề sản xuất dây keo tại xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) là một minh chứng sống cho sự cần cù và sáng tạo của người dân An Giang. Gần 2 thập kỷ qua, nghề làm dây keo đã gắn bó mật thiết với đời sống của hàng trăm hộ dân nơi đây, mang lại nguồn thu nhập ổn định và giữ một nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại và phát triển, làng nghề cần có những thay đổi mang tính đột phá.

Tin khác

Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Ngày 24/12, UBND huyện Quỳnh Nhai tổ chức Lễ công bố xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã.
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngọc Mỹ có địa giới hành chính nằm cách trung tâm huyện lị Quốc Oai 1,5km về phía Tây. Có tổng diện tích đất tự nhiên 556,5ha, trong đó đất phi nông nghiệp 195,87ha chiếm 35,2%; đất nông nghiệp 360,63ha chiếm 64,8%. Xã có tổng dân số 12.483 người/3.163 hộ được chia 2 thôn: Ngọc Than, Phú Mỹ.
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, Đoàn xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà đã tích cực triển khai nhiều công trình, phần việc thanh niên ý nghĩa, góp phần cùng với chính quyền địa phương và người dân thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Các hoạt động này không chỉ tạo ra những công trình thiết thực mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng quê hương, phát triển cộng đồng.
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

LNV - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân, phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn Thành phố Sơn La tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng; hạ tầng đô thị, nông thôn từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện

LNV - Với những giải pháp linh hoạt, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân cho nên thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Kạn đang mang lại những kết quả khả quan. Nhờ xây dựng NTM, đến nay diện mạo vùng nông thôn một số huyện tại tỉnh Bắc Kạn đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân được nâng lên.
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ

LNV - Một số mô hình sản xuất theo chuỗi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, mà còn cung ứng cho thị trường một lượng lớn nông sản rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Đặc biệt nhờ xây dựng tốt vùng nguyên liệu đến quy trình sản xuất đến nay công ty cổ phần công nghệ dược liệu Bắc Hà, xã Nông Thượng (TP. Bắc Kạn) đã có các sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Quốc gia và đang từng bước vươn ra thị trường lớn.
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức

LNV - Với những thế mạnh của mình nhằm phát huy hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã có những kết quả nổi bật.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn

LNV - Những năm qua, công tác tổ chức, triển khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

LNV - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn huyện. Ngay từ đầu giai đoạn, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung của chương trình.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

LNV - Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã ban hành công văn số 1545-CV/HU ngày 4/6/2024 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện trong 2 năm 2024 - 2025.
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững

LNV - Trong những năm qua, huyện Thạch Thành luôn xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện. Trong đó, nổi bật các mô hình sinh kế giảm nghèo từng bước mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới

LNV - Nông dân (ND) đóng vai trò trung tâm và chủ thể quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Thới gian qua, hội ND huyện Tháp Mười đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy vai trò của ND, tạo chuyển biến rõ rệt trong xây dựng NTM ở địa phương.
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới

Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong xây dựng nông thôn mới tại xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An đã ghi nhận nhiều thành công đáng kể trong những năm qua. Với sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, phong trào này không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mà còn nâng cao đời sống người dân.
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Ngày 9/10, UBND tỉnh Nam Định ban hành các Quyết định số: 2099/QĐ-UBND, 2100/QĐ-UBND công nhận các xã Xuân Phúc (sau sáp nhập), Xuân Phú, Xuân Vinh (huyện Xuân Trường) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu; trong đó các xã Xuân Phúc, Xuân Vinh đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về lĩnh vực giáo dục, xã Xuân Phú đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về y tế.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa

LNV - Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" diễn ra từ ngày 26/12/2024 đến hết ngày 01/01/2025 và được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm Hành chính huyện Mê Linh (Hà Nội) trong khuôn viên rộng gần 10.000 m². Lễ hội h
Trường Tiểu học Hoằng Hợp Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Trường Tiểu học Hoằng Hợp Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

LNV - Những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Hoằng Hóa, sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên – nhân viên cùng chính quyền xã và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trường Tiểu học Hoằng Hợp (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã giành nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua dạy và học, luôn là đơn vị nằm trong top đầu của huyện.
Cô Phạm Thị Hậu – Luôn tự hào khi chọn nghề giáo viên mầm non

Cô Phạm Thị Hậu – Luôn tự hào khi chọn nghề giáo viên mầm non

LNV - Cô giáo Phạm Thị Hậu vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống giáo dục; nhen nhóm ước mơ trở thành cô giáo khi có hai bác ruột là giáo viên mầm non. Có lẽ điều đó đã gieo vào lòng cô lòng yêu nghề, mến trẻ. Quá trình học tập tại trường sư phạm Hồng Đức đã tiếp thêm cho cô gái trẻ Phạm Thị Hậu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành một giáo viên mầm non trẻ trung, vừa dịu dàng vui tính, lại rất năng động sáng tạo trong công việc. Năm 2006, cô về công tác tại trường mầm non Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê

Phú Thọ: Phát triển du lịch nông nghiệp - cơ hội từ làng quê

LNV - Thời gian qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn đã trở thành hướng phát triển đầy triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng vùng nông thôn và tạo cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, gia tăng giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

LNV - Cùng với các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, đón Tết Ất Tỵ, Ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động