Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam
Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 gồm 3 hoạt động chính như: Lễ vinh danh 100 nghệ nhân, thợ giỏi từ các làng nghề trên cả nước; Lễ khai mạc Festival; hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày sản phẩm của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương |
Ban tổ chức cho biết, tại Hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP có sự tham gia của hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế như Lào, Indonesia, Thái Lan, Nga…
Với quy mô 300 gian hàng, Hội chợ trưng bày, giới thiệu nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước, điển hình: Gốm sứ Bát Tràng; tơ tằm Mỹ Đức, mây tre đan Phú Vinh, sơn mài Hạ Thái, khảm trai Chuôn Ngọ; gốm Chu Đậu...; giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sản phẩm hữu cơ, đặc sản như: Gạo tám Điện Biên, gạo nếp Tú Lệ, Gạo ST24, gạo sạch Vị Thủy...
Hội chợ được phân chia thành các không gian trưng bày riêng biệt, gồm: Không gian sáng tạo làng nghề Hà Nội, trưng bày giới thiệu và tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu kết tinh từ việc phát huy truyền thống, sự sáng tạo của các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề truyền thống của Hà Nội. Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ quốc tế được thiết kế, trang trí đặc biệt theo đặc thù văn hóa của các quốc gia tham gia.
Ngoài ra, còn có không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tham dự Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023. Không gian làng nghề di sản với quy mô 25 gian hàng trưng bày, giới thiệu kết hợp trình diễn tại chỗ 25 nghề thủ công truyền thống của 19 tỉnh, thành phố đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó là không gian trải nghiệm văn hóa ẩm thực OCOP vùng miền trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, ẩm thực đặc sắc của các vùng, miền địa phương nhằm tạo cơ hội cho khách hàng đến tham quan, giao dịch và tham gia các hoạt động Festival...
Ban tổ chức sẽ mời một số nghệ nhân tiêu biểu tham gia thao diễn thủ công mỹ nghệ, giới thiệu sản phẩm tại chỗ một số nghề truyền thống như gỗ mỹ nghệ, thêu, dệt lụa, nón lá, gốm, đồng.
Trong khuôn khổ chương trình, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với TP Hà Nội tổ Hội thảo quốc tế công tác bảo tồn và phát triển làng nghề với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế và các Lễ hội Vạn Phúc, Phú Xuyên, Mê Linh, Hà Nội.
Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 nhằm bảo tồn, gìn giữ, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; hình thành các nét văn hoá đương đại của làng nghề Việt Nam, trong đó lấy các làng nghề của Thành phố Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác;
Tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề. Đồng thời, khơi dậy tình yêu các nghề truyền thống của thế hệ trẻ, qua đó thu hút lực lượng lao động trẻ, có trình độ tham gia vào hoạt động, sản xuất kinh doanh của các làng nghề;
Tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về thiết kế mẫu mã, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng làng nghề của Việt Nam với các nước trên thế giới;
Xây dựng và hình thành các tour, điểm du lịch làng nghề. Kết nối giữa các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ sản phẩm với các làng nghề, làng nghề truyền thống để thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm; Tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá các làng nghề, phố nghề truyền thống của Thành phố Hà Nội và trên cả nước.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng các vị đại biểu tham quan gian hàng |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề đang hoạt động, trong đó số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 2.008, thu hút khoảng 1,58 triệu lao động với thu nhập bình quân khoảng 5–6 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều làng tồn tại từ 500 đến 1.000 năm lại đây, trở thành những làng nghề tiêu biểu, được cả nước và thế giới biết đến, như lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng…
Sự phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, sử dụng và phát huy các nguồn lực về lao động, vốn và các nguồn lực khác.
Các ngành nghề, làng nghề ở nông thôn là lĩnh vực mang tính kinh tế - xã hội, vừa có tính lịch sử, văn hóa. Đây là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển những tinh hoa kỹ thuật, nghệ thuật trong sản xuất các sản phẩm mang bản sắc riêng của các cộng đồng dân cư nông thôn ở các vùng, miền của Việt Nam.
Mỗi nghề, làng nghề là một câu truyện lịch sử, văn hoá đặc trưng của mỗi vùng, miền. Đều là nghề làm gốm nhưng hoa văn, chất mem, cách làm của gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu, gốm Bầu Trúc và gốm Đồng Nai là rất khác nhau; cũng làm dệt thổ cẩm nhưng hoa văn, hoạ tiết của người Dao, người Mông, người Thái cũng khác nhau... Chính điều này đã tạo ra tính đa dạng về mẫu mã, chất liệu, kích thước, chủng loại của các sản phẩm trong làng nghề.
Các sản phẩm của các làng nghề được thổi hồn từ đôi bàn tay tài hoa, khối óc sáng tạo của các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động để tạo ra các sản phẩm vừa phục vụ đời sống hàng ngày của người dân, vừa có tính thẩm mỹ và dùng vào việc trang trí.
Thành phố Hà Nội không những là trung tâm chính trị của đất nước, mà còn là cái nôi của văn hoá, lịch sử, truyền thống của dân tộc Việt Nam và vẫn được biết đến là vùng đất “trăm nghề”. Có thể nói, từ Thành phố này đã hình thành, phát triển rất nhiều nghề, ngành nghề nông thôn và lan toả đến rất nhiều địa phương khác trên cả nước.
Tiếp nối thành công của Hội chợ Làng nghề Việt Nam những năm trước, năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam 2023 với quy mô quốc tế.
Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo tồn, giữ gìn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam, trong đó lấy các làng nghề của TP Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa sang các địa phương khác.
Qua đó, tạo môi trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề; tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề; quảng bá, giới thiệu các làng nghề, phố nghề truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội và cả nước; góp phần từng bước thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển du lịch trong các làng nghề trong nhân dân để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn...
Tin liên quan

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3
15:03 | 05/12/2024 Tin tức

Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

B47 Coffee: Từ Vùng Đất Cao Nguyên Đến Thương Hiệu Cà Phê Nổi Bật
14:46 | 03/04/2025 Tin tức

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng
19:52 | 02/04/2025 Tin tức

TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025
19:52 | 02/04/2025 Tin tức

Hội chợ thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34
19:48 | 02/04/2025 Tin tức

Vương quốc Anh – Việt Nam tăng cường hợp tác chống nạn mua bán người
11:26 | 02/04/2025 Tin tức
Tin khác

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
11:26 | 02/04/2025 Tin tức

Nam Định: Công nhận các huyện Trực Ninh, Xuân Trường đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:00 | 01/04/2025 Tin tức

Đến năm 2030, cả nước có 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới
15:14 | 01/04/2025 Tin tức

Xã Quảng Châu, TP Hưng Yên tổ chức lễ hội truyền thống Đền thờ Hoàng Bà
15:12 | 01/04/2025 Tin tức

Tổ chức gặp mặt hội đồng hương Gia Lai tại Thành phố Hồ Chí Minh
11:10 | 31/03/2025 Tin tức

Hà Nam: Các hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn
08:30 | 31/03/2025 Tin tức

Long An: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thạnh Hóa
08:29 | 31/03/2025 Tin tức

Quảng Nam: Triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP chào mừng 50 năm ngày giải phóng tỉnh
08:28 | 31/03/2025 Tin tức

Bình Định đón nhận Huân chương độc lập hạng Ba
08:26 | 31/03/2025 Tin tức

Hiệp hội làng nghề dệt Phùng Xá tổ chức lễ tri ân Cụ Tổ nghề dệt
15:23 | 30/03/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành công trình có mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Khai mạc Tuần lễ Công nghệ Anh tại Đông Nam Á 2025
20:35 | 28/03/2025 Tin tức

Bình Định tạo dựng một hệ sinh thái kinh doanh bền vững
19:49 | 28/03/2025 Tin tức

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 Du lịch làng nghề

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 Du lịch làng nghề

B47 Coffee: Từ Vùng Đất Cao Nguyên Đến Thương Hiệu Cà Phê Nổi Bật
14:46 Tin tức