Du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
Hội nghị tham vấn Đề án du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2023-2030 tổ chức vào ngày 21/03. |
Là Vườn Quốc gia (VQG) được thành lập đầu tiên tại Việt Nam, VQG Cúc Phương đã có một lịch sử hơn 60 năm về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn môi trường thiên nhiên, đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, giáo dục và diễn giải môi trường và triển khai DLST.
Trên cơ sở tiềm năng về đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hoá cộng đồng bản địa và các thành tựu trong nghiên cứu khoa học, cứu hộ bảo tồn, những năm qua Cúc Phương là đơn vị đi đầu và đã rất thành công trong việc tự tổ chức được "hệ sinh thái" du lịch với nhiều chương trình và sản phẩm, phát huy tốt giá trị của rừng.
Đây là VQG đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch sinh thái có trách nhiệm với môi trường, 5 năm liền được bình chọn là "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á".
“Sứ mệnh của Vườn quốc gia hài hòa giữa bảo tồn và phát triển”
Đề án du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2023 – 2030 được xây dựng nhằm cụ thể hóa Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cụ thể hoá phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2021 – 2030.
"Phát triển du lịch là một trong những mục tiêu quan trọng nhưng không đánh đổi bằng mọi giá..."- Ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết. |
Tại Hội nghị tham vấn, ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, Vườn sẽ phát huy những tiềm năng về giá trị văn hoá - lịch sử của Vườn trong các hoạt động du lịch, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, trải nghiệm của du khách khi đến với Vườn Quốc gia Cúc Phương.
“Phát triển du lịch là một trong những mục tiêu quan trọng nhưng không đánh đổi bằng mọi giá, coi phát triển du lịch là một công cụ hữu hiệu để tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức, tình yêu với thiên nhiên”, ông Nguyễn Văn Chính nhấn mạnh.
Quan điểm của Đề án là coi bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng số 1 của Vườn, là trọng tâm để phát triển du lịch, hướng tới du lịch sinh thái bền vững, lồng ghép và nâng cao kiến thức, giáo dục trải nghiệm về thiên nhiên, đa dạng sinh học, động vật hoang dã và các loài đặc hữu của Vườn Quốc gia Cúc Phương tới du khách.
Đồng thời, Đề án góp phần phát huy những giá trị văn hoá - lịch sử, là tiềm năng của Vườn trong các hoạt động du lịch, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, trải nghiệm của du khách. Đề án cũng định hướng tổ chức không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch sinh thái; định hướng phát triển du lịch sinh thái theo cung - cầu; định hướng tăng cường vị thế và hình ảnh của Vườn thông qua phát triển du lịch sinh thái.
Trong đó phát triển du lịch là một công cụ hữu hiệu để tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức, tình yêu với thiên nhiên. Vì vậy cần nâng cao chất lượng trải nghiệm, chất lượng dịch vụ và tăng cường các hoạt động trải nghiệm, giáo dục, diễn giải môi trường một cách trực quan, sống động và thực tiễn; tiếp tục duy trì và phát huy danh hiệu VQG hàng đầu Châu Á.
Ông Bùi Chính Nghĩa (giữa) Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT) cùng lãnh đạo Vườn Quốc gia Cúc Phương (phải) và Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình (trái) chủ trì hội nghị. |
Đến thời điểm hiện tại, VQG Cúc Phương chỉ hoạt động theo một hình thức duy nhất là BQL VQG tự tổ chức các loại hình du lịch, cung cấp dịch vụ cho du khách. Tuy nhiên, hiện nay VQG Cúc Phương vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong phát triển du lịch sinh thái, từ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, truyền thông và quảng bá du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
Rừng và đổi mới, sáng tạo - Giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn
Tham vấn Đề án du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho hay, phần cốt lõi của Đề án này là hoạch định được các điểm và các tuyến du lịch kết nối ở nội vùng và ngoài vùng. Điều này rất quan trọng để từ xây dựng đề án được cụ thể, bài bản. Đề án phải phù hợp với chiến lược phát triển du lịch không chỉ của cả nước mà quan trọng là của địa phương này để đảm bảo sự kết nối. Đồng thời tạo ra những sản phẩm khu vực vùng, miền. Ví dụ như Ninh Bình kết nối được Tràng An, Cúc Phương không chỉ là điểm nhấn mà còn là lợi thế rất lớn để tăng sức hấp dẫn, tăng lượng du khách và chất lượng dịch vụ.
Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu tại Hội nghị |
“Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái phải đảm bảo được 3 trụ cột: Thứ nhất là sử dụng bảo tồn, bền vững đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên, giáo dục môi trường; Thứ hai là khôi phục văn hóa bản địa với lợi thế là 14 xã lân cận có tới 96% đồng bào người Mường và văn hóa cách mạnh ngay trong lòng Vườn, Thứ ba là du lịch sinh thái phải có hiệu quả tăng thu nhập đảm bảo tự chủ tài chính của Vườn, nâng cao sinh kế cho người dân…”- Nguyên Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Cũng tại Hội nghị, nhiều đại biểu, chuyên gia cho rằng việc xây dựng "Đề án phát triển du lịch sinh thái VQG Cúc Phương giai đoạn 2023-2030" là yêu cầu cần thiết, tạo bước chuyển biến trong việc bảo tồn thiên nhiên và khai thác hợp lý các thế mạnh, tiềm năng của VQG Cúc Phương theo định hướng phát triển của ngành du lịch trong nước và địa phương, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và tạo ra những trải nghiệm tốt cho du khách.
Các đại biểu cho rằng việc xây dựng Đề án là yêu cầu cần thiết, tạo bước chuyển biến trong việc bảo tồn thiên nhiên và khai thác hợp lý các thế mạnh, tiềm năng của VQG Cúc Phương. |
Ngoài ra các đại biểu cũng tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến giới hạn đón khách tại VQG Cúc Phương; phát triển kinh tế rừng với bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng các tour tuyến kết nối với vùng, khu vực... Nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh phát triển du lịch cần đề cao ý thức bảo vệ môi trường của du khách, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của hệ động, thực vật tại Vườn.
Mặt khác, người dân khu vực vùng đệm cần được đào tạo kỹ năng cơ bản để làm dịch vụ, du lịch. Đây là những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, góp phần hoàn thiện dự thảo, đảm bảo khoa học, xác đáng trước khi "Đề án phát triển du lịch sinh thái VQG Cúc Phương giai đoạn 2023 - 2030" được phê duyệt.
Vườn Quốc gia Cúc Phương đã ra mắt bộ linh vật của giải chạy Cúc Phương Jungle Paths 2024. Chủ đề của năm nay là “Chạy để bảo tồn". |
Trong khuôn khổ của sự kiện, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã ra mắt bộ linh vật của giải chạy Cúc Phương Jungle Paths 2024. Chủ đề của năm nay là “Chạy để bảo tồn”.
Bên cạnh những trải nghiệm khám phá độc đáo, nhằm xây dựng giải chạy trở thành một sản phẩm du lịch sinh thái thường niên, ấn tượng nhằm lan tỏa thông điệp bảo tồn và phát triển bền vững, Vườn Quốc gia Cúc Phương lựa chọn bộ linh vật sử dụng trong giải chạy là hình ảnh của 5 loài động vật hoang dã có phân bố tự nhiên tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Đó là: Rùa Sa nhân, Tê tê vàng, Sóc bụng đỏ Cúc Phương, Vọoc Mông Trắng và Báo gấm. Mỗi loài động vật sẽ là biểu trưng, được sử dụng tại điểm xuất phát cho mỗi cung đường chạy.
Trong bộ linh vật, Sóc bụng đỏ là loài đặc hữu của Cúc Phương, Vọoc mông trắng là loài đặc hữu của Việt Nam, đây là hai loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB và IIB, Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Giải chạy trail Cúc Phương Jungle Paths 2024 sẽ tiếp tục được tổ chức vào 2 ngày mùng 6 và 7/4/2024 với 5 cự ly:10km, 25km, 42km, 70km và Coros 100km. Đặc biệt mùa giải năm 2024, với sự hỗ trợ của dự án Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tại vườn do Tổ chức USAID tài trợ.
Tin liên quan
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án khuyến công
09:58 | 08/11/2024 Khuyến công
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè
09:35 | 24/10/2024 Du lịch làng nghề
Tin mới hơn
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 | 20/12/2024 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 | 20/12/2024 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
13:54 | 18/12/2024 Tin tức
300 nghệ nhân, doanh nhân tham gia Liên hoan sinh vật cảnh Thủ đô năm 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Tin khác
Nâng tầm giá trị hạt muối thông qua Festival nghề muối Việt Nam 2025
10:22 | 18/12/2024 Tin tức
200 doanh nghiệp hội tụ tại TP.HCM cùng “tinh hoa làng nghề” và OCOP
09:19 | 17/12/2024 Tin tức
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội thảo "Thực trạng phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Nam Định" – Khẳng định vai trò then chốt của của HTX trong các chuỗi giá trị nông sản.
15:00 | 15/12/2024 Tin tức
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 | 13/12/2024 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 | 13/12/2024 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 | 13/12/2024 Tin tức
Khai mạc Chương trình "Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024"
15:12 | 12/12/2024 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách và cựu chiến binh lão thành tỉnh Đồng Tháp
15:11 | 12/12/2024 Tin tức
Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"
23:00 | 10/12/2024 Tin tức
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Festival làng nghề nông sản địa phương
09:22 | 09/12/2024 Tin tức
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung
22:09 | 08/12/2024 Tin tức
Hơn 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cho bảo tồn di tích tại TP. HCM
22:09 | 08/12/2024 Tin tức
Hướng phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
22:08 | 08/12/2024 Tin tức
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường