Điểm đến gốm Biên Hòa - con đường di sản
Không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa của đất, nước và lửa, Điểm đến gốm Biên Hòa - con đường di sản còn là minh chứng cho một hành trình bảo tồn, phát triển nghề gốm truyền thống đầy tâm huyết và khát vọng hội nhập. Qua đó, tạo điểm nhấn văn hóa, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách.
![]() |
Bức tranh di sản sống động
Điểm đến gốm Biên Hòa - con đường di sản được triển khai trên diện tích gần 1 ngàn m² trong khuôn viên Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. Không gian này như một bảo tàng mở ngoài trời, được thiết kế để tái hiện sinh động quá trình hình thành và phát triển của nghề gốm truyền thống tại Nam Bộ, mà nổi bật là dòng gốm Biên Hòa - Đồng Nai xuất hiện từ xưa cho đến nay.
Tiến sĩ Trương Đức Cường, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, cho biết Điểm đến gốm Biên Hòa - con đường di sản tại trường được chia thành nhiều khu vực, mỗi khu trưng bày các tác phẩm gốm tiêu biểu theo từng giai đoạn lịch sử. Người dân và du khách có thể trải nghiệm, chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm cổ, các tác phẩm nghệ thuật đương đại và tham gia vào các hoạt động trải nghiệm làm gốm truyền thống.
Điểm đến gốm Biên Hòa - con đường di sản tại Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã và đang giới thiệu không gian của gốm Biên Hòa với những mẫu mới, có kiểu dáng giao thoa kết hợp tân cổ điển và hiện đại. Sự kết hợp hài hòa giữa gốm nghệ thuật và gốm tiêu dùng cùng màu sắc rực rỡ, được chạm, khắc, tô men… tạo điểm nhấn riêng có của gốm Biên Hòa - Đồng Nai.
Ngay từ cổng vào Điểm đến gốm Biên Hòa - con đường di sản, bức tranh bích họa dài 75m đã mô tả nghề gốm xưa, từ những chiếc xe thô sơ, các lò nung củi truyền thống, cho đến hình ảnh các làng nghề một thời. Xen kẽ là các cụm tượng nghệ thuật ngoài trời, hay biểu tượng của những vùng đất gốm nổi tiếng: Trường Dạy nghề Biên Hòa sau đó đổi tên thành Trường Mỹ nghệ bản xứ Biên Hòa (nay là Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai), Bát Tràng (Hà Nội), Bàu Trúc (Ninh Thuận)… Tất cả hòa quyện thành một bức tranh di sản sống động, kết nối đất nước, quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tham gia thực hiện Điểm đến gốm Biên Hòa - con đường di sản, họa sĩ Nguyễn Quốc Trọng, cựu sinh viên Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, cho biết anh đảm nhận 5 hạng mục chính trong công trình nghệ thuật này gồm: cổng chào, mô hình lò gốm truyền thống, gốm làng quê, thác nước gốm và giếng trời. Thông qua các tác phẩm, anh mong muốn góp phần giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa đặc sắc của gốm Biên Hòa đến với công chúng, nhất là với những người trẻ.
Nơi nghệ thuật và trải nghiệm thăng hoa
Con đường di sản không dừng lại ở việc trưng bày, giới thiệu các hiện vật gốm, mà Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai còn dành hơn 400m² Điểm đến gốm Biên Hòa - con đường di sản làm không gian thực hành để phục vụ học sinh, sinh viên và công chúng yêu gốm. Tại đây, người dân và du khách tham gia có thể trực tiếp xoay gốm, nặn gốm, tô men, nung sản phẩm - trải nghiệm trọn vẹn hành trình “thổi hồn cho đất”.
Đặc biệt, các bộ sưu tập đến từ gốm Bát Tràng, Bàu Trúc và Biên Hòa hiện diện như những trang sử sống động kể lại sự đa dạng, độc đáo trong văn hóa gốm của người Việt. Từ những biểu tượng dân gian như Chí Phèo, Thị Nở, đến hình ảnh múa Apsara, cầu Long Biên hơn trăm tuổi hay Vườn quốc gia Cát Tiên, thác mơ và Bửu Long… Các giá trị văn hóa được thầy và trò Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai thiết kế, thi công chỉ trong 20 ngày, “gói ghém” tài tình trong từng thớ đất, nét men.
Tiến sĩ Trương Đức Cường bày tỏ kỳ vọng trong tương lai không xa, người dân Biên Hòa - Đồng Nai sẽ tự hào vì đã tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm hạn chế nguy cơ mai một của nghề gốm truyền thống. Trách nhiệm lớn lao ấy đặt lên vai thế hệ hôm nay, những người có sứ mệnh bảo tồn và phát huy giá trị di sản, biến di sản thành tài sản riêng có của vùng đất Nam Bộ nói chung, Đồng Nai nói riêng. Hành trình của niềm hy vọng và khát vọng ấy đang được hiện thực hóa qua Điểm đến gốm Biên Hòa - con đường di sản, góp phần kết nối với ngành công nghiệp không khói và mở ra cơ hội để nghề gốm ngày càng phát triển trên trường quốc tế.
“Không gian trải nghiệm mới Điểm đến gốm Biên Hòa - con đường di sản được xem là nơi ươm mầm cho nghề gốm tiếp tục phát huy và phát triển theo chủ trương của Đảng “văn hóa còn là dân tộc còn”. Bản sắc văn hóa của làng nghề gốm truyền thống chính là nguồn cảm hứng để những người yêu gốm, đam mê nghệ thuật có thể thỏa sức thể hiện mình. Nghề gốm Biên Hòa không chỉ là một di sản, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển mang dấu ấn riêng của khu vực Nam Bộ - nơi chúng ta đã và đang coi trọng, đặt nghề gốm đúng vị trí xứng đáng trong dòng chảy di sản văn hóa” - tiến sĩ Trương Đức Cường nhấn mạnh.
Tin liên quan

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 | 30/04/2025 OCOP

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 | 08/07/2025 Tin tức

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 | 08/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cần được triển khai đồng bộ, phù hợp thực tế từng vùng, miền
13:58 | 08/07/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 | 08/07/2025 Tin tức

Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh
08:47 | 08/07/2025 Tin tức

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội
08:41 | 08/07/2025 Tin tức
Tin khác

Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế
08:32 | 08/07/2025 Tin tức

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7
09:18 | 07/07/2025 Tin tức

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 | 02/07/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 | 30/06/2025 Tin tức

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
09:42 | 30/06/2025 Tin tức

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức