Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 35°C Thừa Thiên Huế
Đẩy nhanh tiến độ công nhận Ninh Hiệp Hà Nội trở thành Điểm du lịch

Đẩy nhanh tiến độ công nhận Ninh Hiệp thành Điểm du lịch

Chính quyền xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đang quyết liệt hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là khai thác triệt để tiềm năng du lịch, phấn đấu sớm đưa Ninh Hiệp trở thành Điểm du lịch của thủ đô.

Mảnh đất giàu tiềm năng

Đến với Ninh Hiệp hôm nay, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước diện mạo một vùng nông thôn trù phú, sôi động, những căn biệt thự liền kề, lâu đài tráng lệ chạy dài trên con đường liên xã. Đi sâu vào khu chợ vải, chợ buôn quần áo Ninh Hiệp nức tiếng gần xa, mới thấy hết được sự tấp nập của một trong những kinh đô mua sắm sầm uất nhất cả nước.

Ngay từ đầu làng Nành (xã Ninh Hiệp) đã thấy những tòa nhà cao tầng mọc san sát, xe ô tô mới cóng đậu đầy đường. Đi sâu vào làng, biệt thự, siêu xe… gây choáng ngợp.
Ngay từ đầu làng Nành (xã Ninh Hiệp) đã thấy những tòa nhà cao tầng mọc san sát, tốc độ đô thị hóa nhanh.

Ninh Hiệp phát triển với tốc độ nhanh, từ một chợ nông thôn với những sạp vải nhỏ mỗi gian, giờ đây thay vào đó là những con phố sầm uất, tráng lệ, nhộn nhịp buôn bán. Nơi đây, nổi tiếng với chợ vải, quần áo đã tồn tại mấy chục năm nay. Giao thông đi lại thuận tiện, có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1 (cao tốc Hà Nội - Bắc Giang), cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên vì thế đây là trạm trung chuyển vải vóc, quần áo, vải vóc lớn nhất miền Bắc. Người dân xã Ninh Hiệp chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn bán vải, quần áo... khu vực làng Nành (Ninh Hiệp) nơi có chợ Nành Ninh Hiệp được coi là ngôi làng giàu có nhất miền Bắc.

Nói đến Ninh Hiệp chỉ nhắc đến vải vóc, quần áo thôi là chưa đủ. Ninh Hiệp còn nổi bật với làng sơ chế thuốc Nam, thuốc Bắc với lịch sử hơn một nghìn năm.

Theo Phó chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp Nguyễn Thị Thúy Bình, nhờ kế thừa nghề truyền thống của cha ông, người dân Ninh Hiệp ngày nay vẫn giữ được làng nghề sơ chế thuốc Nam, thuốc Bắc với quy mô trên 100 hộ kinh doanh dược liệu. Bên cạnh đó, làng nghề còn là nơi lưu giữ những đồ vật, kỉ vật đặc sắc của người làm nghề truyền thống.

Đến chợ Ninh Hiệp, bạn sẽ thực sự bị choáng ngợp vì sự phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kiểu cách của vải vóc và quần áo.
Đến chợ Ninh Hiệp, bạn sẽ thực sự bị choáng ngợp và thích thú vì sự phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kiểu cách của vải vóc và quần áo.

Nhận định về tài nguyên du lịch của địa phương, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, cán bộ phòng công chức Văn hoá - xã hội xã Ninh Hiệp cho biết, Ninh Hiệp là nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa Thăng Long và Kinh Bắc, do đó đã sớm hình thành một diện mạo văn hóa đa dạng với nhiều phong tục tốt đẹp và nhiều di tích lịch sử có giá trị. Về bề nổi, Ninh Hiệp đang phát triển theo hướng một đô thị thu nhỏ, nhưng về chiều sâu, mảnh đất con người nơi đây vẫn giữ được nhiều tầng văn hóa đặc sắc. Bằng chứng là hoạt động sôi nổi của các CLB Hán Nôm, CLB thơ phú, hội sinh vật cảnh, hội khuyến học, khoảng 20 CLB văn hóa văn nghệ, phong trào thể dục thể thao luôn đứng top đầu huyện Gia Lâm.

Một trong những nét kiến trúc thiết kế tại Chùa Nành, xã Ninh Hiệp
Một trong những nét kiến trúc cổ độc đáo còn lưu giữ tại Chùa Nành, xã Ninh Hiệp.

Hiện nay, Ninh Hiệp có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghiên cứu lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch mua sắm và dịch vụ. Với tổng số 23 di tích trong đó 11 di tích được xếp hạng lịch sử. Nhiều di tích có giá trị văn hóa tiêu biểu như: Chùa Nành, Đình ninh Giang, Nhà thờ tổ thuốc Nam, Đền thờ Bắc Cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân…và những lễ hội đặc sắc…

Làng nghề sơ chế thuốc Nam, thuốc Bắc, xã Ninh Hiệp có truyền thống lâu đời là một điểm đến hấp dẫn thu hút khách tham quan du lịch (Trong ảnh: Nhà thờ tổ nghề thuốc Nam thuốc Bắc)
Làng nghề sơ chế thuốc Nam, thuốc Bắc, xã Ninh Hiệp có truyền thống lâu đời là một điểm đến hấp dẫn thu hút khách tham quan du lịch. (Trong ảnh: Sở Du lịch Hà Nội khảo sát, hướng dẫn thủ tục công nhận điểm du lịch và tư vấn phát triển du lịch trên địa bàn xã Ninh Hiệp ngày 19/5/2023 - Ảnh chụp tại Nhà thờ tổ nghề thuốc Nam thuốc Bắc).

Tranh thủ các nguồn lực phát triển mạnh ngành du lịch.

Là một xã có nền kinh tế đa dạng, nhiều ngành nghề, từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có chợ vải truyền thống lớn nhất cả nước, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn diễn ra nhanh, mạnh.

Nhà thờ tổ thuốc Nam, thuốc Bắc xã Ninh Hiệp.
Bên ngoài nhà thờ tổ nghề thuốc Nam, thuốc Bắc xã Ninh Hiệp.

Thực hiện Kế hoạch số 118 – KH/HU ngày 17/02/2023 của Huyện ủy Gia Lâm về Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đầu tư huyện Gia Lâm trở thành quận, giai đoạn 2020 – 2025 năm 2023; Nghị quyết số 113 -NQ/ĐU ngày 27/02/2023 của Đảng ủy xã Ninh Hiệp về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với các tiêu chí thành lập phường; Ban chỉ đạo chương trình Xây dựng nông thôn mới xã Ninh Hiệp đã xây dựng Kế hoạch số 60/KH – BCĐ ngày 30/3/2023 về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và đầu tư xây dựng xã thành phường trên địa bàn xã Ninh Hiệp năm 2023…

Mục tiêu đưa Ninh Hiệp trở thành điểm du lịch của thủ đô sớm chạm đích, xã nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng điểm đón khách du lịch kết hợp giới thiệu các sản phẩm OCOP, giới thiệu sản phẩm làng nghề như: Đông trùng hạ thảo, trà hoa, hạt sen… và giới thiệu truyền thống lịch sử địa phương.

Đặc biệt, theo chia sẻ của Phó chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp Nguyễn Thị Thúy Bình, trong tương lai, Ninh Hiệp sẽ xây dựng thí điểm mô hình chợ đêm tại khu nhà ở thấp tầng Tuấn Dung và khu cây xanh sinh thái Cánh Buồm Xanh. Đây là mô hình du lịch kết hợp mua sắm và dịch vụ, thúc đẩy hoạt động bán lẻ, xây dựng thương hiệu cho chợ vải Ninh Hiệp, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Ninh Hiệp cũng tăng cường liên kết tuyến du lịch với các địa phương lân cận. Trước mắt phát huy hiệu quả tuyến du lịch tâm linh Đền Bà Tấm - Đền Gióng - Đền thờ Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân - Đền Đô - Đền Bà Chúa Kho; và tuyến du lịch làng nghề truyền thống Gốm sứ Bát Tràng - Dát vàng Kiêu Kỵ - Làng nghề truyền thống thuốc Nam, thuốc Bắc, chợ vải Ninh Hiệp.

Một trong những hiện vật được trưng bày tổ nghề thuốc Nam, thuốc Bắc xã Ninh Hiệp.
Một trong những hiện vật được trưng bày tại nhà thờ tổ nghề thuốc Nam, thuốc Bắc xã Ninh Hiệp.

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, mục tiêu của chương trình được xác định cụ thể là “đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững”.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển thông qua thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm tại các vùng nông thôn ngoại thành, thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương. Phát triển du lịch gắn kết với bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, xây dựng nông thôn mới bền vững, làng nghề truyền thống, để thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện du lịch Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, bảo đảm tính bền vững.

Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển du lịch làng nghề, song mô hình này tại Ninh Hiệp vẫn gặp một số khó khăn và chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh vốn có.

Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền - Công chức văn hoá - Xã hội xã Ninh Hiệp cho biết xã đã nhờ các cán bộ Sở văn hóa trực tiếp đến khảo sát, tư vấn và định hướng phát triển du lịch làng nghề. Bên cạnh những nhìn nhận và đánh giá tích cực, các chuyên gia cũng chỉ ra những khó khăn trước mắt là tư duy du lịch của người dân còn hạn chế do lợi ích kinh tế từ việc buôn bán quá lớn; thiếu nguồn nhân lực tại chỗ để phát triển du lịch; cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của khách như lưu trú, ăn uống còn hạn chế.

Đối với làng nghề sơ chế thuốc Nam, chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chưa đủ. Các hộ kinh doanh cần sự hỗ trợ sát sao, tập huấn chuyên môn và kỹ thuật từ ngành y tế trong bảo quản và chế biến dược liệu. Từ đó đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất để phát triển, lưu giữ những tinh hoa của làng nghề nghìn năm tuổi.

Mong rằng với tâm thế vững vàng và chỉ đạo quyết đoán, UBND xã Ninh Hiệp cùng huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục hành trình xây dựng điểm du lịch ở những định hướng cao hơn, trở thành đô thị văn minh, hiện đại top đầu thủ đô.

Bài viết có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP. Hà Nội

Thanh Hậu - Vân Đinh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Dự án xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và bà con Nhân dân hai xã Ân Tín, Ân Mỹ, huyện Hoài Ân và các vùng lân cận nhiều năm qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 3/2026.
Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tin khác

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

LNV - Sau nhiều năm với sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, kết quả xây dựng NTM tại Quảng Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, do một số xã phải sáp nhập với xã khó khăn hơn hoặc có ít tiêu chí đạt nên việc xây dựng NTM đã gặp không ít khó khăn.
Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

LNV - Hơn 2 năm sau khi được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo xã Lay Nưa, TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên đổi thay từng ngày. Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Lay Nưa không ngừng nỗ lực, đồng lòng dựng xây và phát triển quê hương với phương châm “xây dựng NTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc”
Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

LNV - Nằm cách Đà Nẵng hơn 45km về phía tây theo Quốc lộ 14G, thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tận hưởng không gian trong lành của núi rừng vùng cao xứ Quảng. Tại đây, Nông trường chè Quyết Thắng (nay là Công ty Cổ phần Nông Lâm Nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam) trải rộng như một thảo nguyên xanh ngút ngàn, mang đến một khung cảnh thơ mộng và tràn đầy sức sống. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những công nhân lành nghề trồng chè, hái chè, chế biến chè – một trải nghiệm thú vị giúp hiểu hơn về quy trình tạo ra những tách trà thơm ngon.
Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 8/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố quyết định huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước được UBND tỉnh Bình Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, trong những năm qua, xã Phước Lộc tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tiến bước về đích NTM nâng cao.
Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

LNV - Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế bản địa trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Giải pháp này góp phần quảng bá văn hóa địa phương, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.
Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

LNV - Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc huyện Can Lộc, (Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong thời gian qua, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, cán bộ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao đã tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu bằng nhiều công trình và phần việc cụ thể, thiết thực. Những đóng góp này không chỉ giúp chính quyền và người dân địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM mà còn góp phần đưa quê hương ngày càng phát triển giàu đẹp.
Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

LNV - Dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh đã hồi sinh một dòng sông chết, ô nhiễm trong nhiều năm trở nên thông thoáng, xanh mát và mở ra không gian phát triển đô thị mới cho thành phố Quy Nhơn – đô thị ven sông, kết nối các khu dân cư, khu đô thị theo quy hoạch.
Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022, xã Nhơn Hải đăng ký xây dựng NTM kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, UBND tỉnh Bình Định đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn.
Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Bến Tre là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nông nghiệp nông thôn. Đến năm 2025, tỉnh Bến Tre hướng tới phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hành chính và dịch vụ công.
TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị

TP. Buôn Ma Thuột xây dựng mô hình mẫu về nông nghiệp đô thị

LNV - Được xem là trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ của tỉnh, để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, TP. Buôn Ma Thuột đã tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái, nông nghiệp chất lượng cao.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống

LNV - Ở vị trí nào, ông Lý Văn Quang- cựu chiến binh, thương binh hạng 3/4 ở xã Dân Quyền (huyện Tam Nông, Phú Thọ) cũng làm việc hết mình với tinh thần " Vì nhân dân phục vụ ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ông luôn tự hào vì gia đình mình đã c
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh

LNV - Trước kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025), “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” TP. Hồ Chí Minh đã thu hút lượng lớn du khách cả trong lẫn ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử.
Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp ghé thăm văn phòng làm việc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cũng tại đây, chúng tôi được lắng nghe hồi ức của Thượng tướng về những ngày chiến đấu hào hùng.
Giao diện di động