Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Dạy nghề gắn với tạo việc làm

LNV - Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nhiều tỉnh, thành đang mở ra nhiều cơ hội việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị trên thị trường. Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm không chỉ tạo việc làm cho lao động hoc nghề mà còn giải quyết được bài toán thiếu hụt lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, giúp người dân xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới...
Những năm gần đây, để có thêm lao động cho cơ sở sản xuất của mình đồng thời giúp giải quyết nhu cầu việc làm của người dân, ông Lê Phước Hậu, chủ cơ sở đan giỏ Phát Hậu (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã cộng tác với nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện để dạy nghề đan giỏ nhựa cho lao động địa phương. Ngoài ra, ông còn mở rộng sang giảng dạy tại các huyện Đức Huệ, Tân Thạnh, Tân Hưng (Long An) với tổng số trên 40 lớp.

Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, ông Hậu dạy nghề, tạo việc cho khoảng 100 lao động nông thôn mỗi năm. Sau mỗi khóa học kết thúc, ông Hậu hỗ trợ việc làm cho học viên ngay tại cơ sở của mình hoặc nhiều cơ sở đối tác. Sản phẩm giỏ đan từ bàn tay của những người lao động nông thôn này được nhiều thị trường ở Đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng. Không những vậy, cơ sở còn lấn sân sang Lào và Campuchia.


Lao động nông thôn và nghề đan lục bình ở Đồng Tháp.


Trung bình mỗi tháng ông đưa ra thị trường khoảng 25.000 giỏ nhựa các loại, tạo việc làm ổn định cho hơn 500 lao động nông thôn, thu nhập 80.000 - 100.000 đồng/ngày.
Ông Lê Phước Hậu cho biết, “Không phải mình dạy nghề rồi là xong, mà mình có thể tạo việc làm cho họ luôn. Cơ sở có nhân công, còn người lao động có việc làm”.

Giỏ đan của cơ sở ông Hậu là một trong nhiều sản phẩm từ mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang chứng tỏ hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Đại Tánh - Phó Gám đốc Sở LĐ-TB&XH Long An, trong 11 năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh có nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được thị trường ưa chuộng như thảm, đệm lục bình, kết cườm, thêu tay nghệ thuật, đan nhựa, sản xuất túi xách tự hủy.

“Các sản phẩm đa dạng này giúp lao động nông thôn sau học nghề có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới” - ông Tánh nói.

Không chỉ ở tỉnh Long An mà tỉnh Kiên Giang cũng đang xây dựng nhiều mô hình dạy nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể kể đến như mô hình nuôi cá bống tượng, cá bống mú, rùa, rắn, kỳ đà ở huyện An Minh, tạo các sản phẩm thương hiệu riêng và cho người lao động nông thôn thu nhập nhàn rỗi. Mô hình cá lồng bè ở các huyện Kiên Hải và Kiên Lương đến nay nhân rộng trên 800 lồng, đem về thu nhập bình quân 23-25 triệu đồng một bè mỗi vụ.

Các mô hình khác như nuôi tôm sú, trồng tiêu, trồng lúa chất lượng cao, trồng nấm bào ngư, trồng rau mầm ở huyện Kiên Lương cũng tạo ra những sản phẩm đặc trưng. Qua đó, mô hình tạo thu nhập cho người lao động nông thôn 3-5 triệu đồng mỗi tháng.

Ông Võ Văn Hiền - trưởng phòng lao động việc làm và giáo dục nghề nghiệp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kiên Giang cho biết, qua những mô hình này, kỹ năng nghề của nông dân đã được cải thiện, chất lượng cây trồng, năng suất lao động, thu nhập tăng lên. Nông dân còn được cung cấp những kỹ năng về hội nhập kinh tế, về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và bước đầu được trang bị những kiến thức về khởi nghiệp.

Tỉnh Bình Dương cũng đã đẩy mạnh đào tạo các ngành nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đó là các nghề như: tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, kỹ thuật chăn nuôi thú y, trồng bưởi theo công nghệ VietGAP, trồng và nhân giống nấm, trồng và chăm sóc cây măng cụt, trồng rau an toàn. Những sản phẩm này đều có giá trị với thị trường trong nước và có tiềm năng xuất khẩu cao.

Theo ông Võ Đông Duy - trưởng phòng dạy nghề Sở LĐ-TB&XH Bình Dương, giai đoạn 2010-2019 tổng số lao động nông thôn được học nghề cả tỉnh là 16.400 người. Trong số đó, nhóm học nghề nông nghiệp là 7.900 người, nhóm phi nông nghiệp có 10.400 người. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tỉnh tuyển sinh được 70 lớp với tổng số lao động nông thôn được học nghề là 1.700 người.

Để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát huy hiệu quả, công tác đào tạo nghề cần gắn với những ngành nghề phù hợp với người lao động và thực tế từng địa phương, những ngành nghề có cơ hôi việc làm cao…

Ông Từ Hoàng Ân - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Cà Mau - cho biết dựa vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kết quả khảo sát nhu cầu học nghề ở từng nơi, Sở có hướng dẫn cho các cơ sở đào tạo nghề đào tạo những nghề phù hợp.

Và thực tế, các địa phương của tỉnh Cà Mau đã triển khai các mô hình dạy nghề cho người lao động nông thôn những ngành nghề phù hợp với nhu cầu thực tế và có cơ hội việc làm cao, có các sản phẩm được bao tiêu đầu ra. Với lĩnh vực nông nghiệp, một số nghề đang được nhân rộng, bao gồm: Nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi cua biển, nuôi tôm tích, nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa... Ngoài ra, mô hình nuôi cá bống tượng, cá sặc rằn, cá trê vàng, rắn ri tượng, trồng nấm linh chi, sản xuất rau màu... cũng đang phát huy hiệu quả, cho ra những sản phẩm được thị
trường ưa chuộng.

Bài và ảnh: Trọng Nhân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

LNV - Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Cộng hoà liên bang Đức) và Công ty TNHH O-DOOR Việt Nam vừa diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về xây dựng và vận hành Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo tại tỉnh Gia Lai, trước sự chứng kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn.
Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

LNV - Những năm qua, tuổi trẻ Lâm Đồng không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị mình. Từ đó xuất hiện nhiều công trình, phần việc có ý nghĩa, tạo sức lan tỏa trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) nói riêng và trong xã hội nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu

LNV - Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên của xã Nhơn Châu đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà còn là động lực quan trọng để hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao cho xã đảo, nơi đang từng bước phát triển du lịch, dịch vụ và bảo tồn tài nguyên biển đảo.
Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số

OVN - Ngày 11/6, tại Trường Đại học Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định khai mạc khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Định năm 2025.
Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

LNV - Bình Định đặt mục tiêu đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân, kỹ sư thực hành và nhân lực trình độ cao, trở thành trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.

Tin khác

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định dự kiến sẽ dành 6,79 tỷ đồng để đào tạo cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.
Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động