Đắk Lắk: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát thực tế địa phương
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956), trong 7 năm qua, các cấp, ngành đã quan tâm, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Toàn tỉnh đã tổ chức được 705 lớp đào tạo nghề cho 23.669 lao động, với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng. Số lao động nông thôn được đào tạo nghề có việc làm mới và làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập tăng lên đạt 76,94%. Một điều đáng ghi nhận là những lao động sau khi học nghề đã vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn sản xuất, một số lao động đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.
Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 cũng chỉ rõ những hạn chế: Số lượng lao động nông thôn được đào tạo mới chỉ đạt 41,82% so với chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu giai đoạn 2010-2017 đào tạo 56.585 lượt lao động nông thôn). Một số địa phương khi xây dựng Đề án chưa xác định rõ đối tượng ưu tiên đào tạo nghề, cũng như các yếu tố đặc thù về lao động nông thôn, dân tộc thiểu số; chưa quan tâm, hỗ trợ các học viên người dân tộc thiểu số điều kiện để sử dụng, phát huy nghề được học vào thực tiễn (như vốn, đất sản xuất). Bên cạnh đó, trang thiết bị đầu tư tại một số đơn vị giáo dục nghề nghiệp chưa đồng bộ, thậm chí có nhiều loại thiết bị sau khi được trang bị chỉ sử dụng một vài lần đã lạc hậu. Một số cơ sở đào tạo nghề chưa thật sự chú trọng đến chất lượng đào tạo và cơ hội tìm kiếm việc làm, chưa gắn kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, dẫn đến chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động...
Dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ Êđê tại xã Ea Tul (huyện Cư M’gar).
Đào tạo nghề phải sát với thực tế
Tại Hội nghị sơ kết 7 năm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vừa được tổ chức, nhiều đại biểu đã nêu lên các nguyên nhân của hạn chế, tồn tại. Đa số ý kiến cho rằng, chỉ tiêu đào tạo nghề chưa đạt là do kinh phí thực hiện đào tạo nghề phân bổ hằng năm ít so với nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Việc phân bổ nguồn vốn muộn dẫn đến các cơ sở mở lớp không phù hợp với mùa vụ sản xuất. Nguồn vốn để hỗ trợ chi phí cho lao động nông thôn học nghề chủ yếu do ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh còn hạn chế. Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác tuyển sinh, đào tạo, có tâm lý trông chờ vào chính quyền địa phương các cấp; một số cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo chưa sát với thực tế sản xuất, điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương nên không thu hút được người học. Một nguyên nhân quan trọng khác là bản thân người lao động, đặc biệt là người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của việc học nghề, khả năng tiếp thu kiến thức, nắm bắt kỹ năng nghề còn hạn chế; nhiều người lao động tham gia học nghề điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, không có nguồn vốn để tự tổ chức sản xuất...
Để đào tạo nghề thực sự góp phần “đổi đời” cho lao động nông thôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Y Hương Niê cho rằng, phải gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với đào tạo nghề lao động nông thôn; trong đó đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, phù hợp nhu cầu của người lao động và phù hợp đặc điểm tình hình của địa phương. Đồng thời cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập được tham gia đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tại địa phương.
Xác định chỉ tiêu từ năm 2018-2020, toàn tỉnh đào tạo nghề cho 26.600 lao động nông thôn; ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn... là nhiệm vụ khó khăn, cần sự nỗ lực thực hiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 H’Yim Kđoh nhấn mạnh: Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ lớn, đòi hỏi các địa phương phải chủ động, sáng tạo trong kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với sự phát triển của các ngành nghề và phải sát với thực tế địa phương, tránh lãng phí nguồn lao động...
Lan Anh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival làng nghề nông sản địa phương
09:22 | 09/12/2024 Tin tức
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung
22:09 | 08/12/2024 Tin tức
Hơn 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cho bảo tồn di tích tại TP. HCM
22:09 | 08/12/2024 Tin tức
Hướng phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
22:08 | 08/12/2024 Tin tức
Khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024
15:04 | 05/12/2024 Tin tức
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3
15:03 | 05/12/2024 Tin tức
Tin khác
Tuyển phóng viên, cộng tác viên
09:10 | 05/12/2024 Tin tức
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 | 04/12/2024 Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 | 03/12/2024 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 | 01/12/2024 Tin tức
TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung
23:49 | 01/12/2024 Tin tức
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV
15:22 | 30/11/2024 Tin tức
Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển
17:00 | 28/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống
09:09 | 28/11/2024 Tin tức
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
09:09 | 28/11/2024 Tin tức
Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng
11:46 | 27/11/2024 Tin tức
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 OCOP
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 Nông thôn mới
Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 Sức khỏe - Đời sống
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 Nghiên cứu trao đổi
Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
09:24 Du lịch làng nghề