Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 29°C Thừa Thiên Huế

Đại tướng Lê Đức Anh – một người sâu sắc và bình dị

TBV -
LTS: Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Sanh Châu từng là người phiên dịch cho các lãnh đạo cao cấp thời Việt Nam bắt đầu hội nhập, trong đó có Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Tuần Việt Nam xin giới thiệu cuộc trò chuyện với đại sứ Phạm Sanh Châu về những kỷ niệm về ông Lê Đức Anh.

Ông bắt đầu phiên dịch cho Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ khi nào?

Ông nhậm chức từ năm 1991 và kết thúc nhiệm kỳ năm 1997; còn tôi bắt đầu dịch cho ông từ năm 1993 và nhiều nhất là vào giai đoạn 1995-1997.


Ông Lê Đức Anh cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (khi ấy là Phó Thủ tướng) trong lễ mừng thọ năm 2014 của ông. Ảnh: VietNamNet


Dịch cho Chủ tịch Lê Đức Anh khác với những lãnh đạo khác thế nào?

Trong số 10 nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam mà tôi được phục vụ với tư cách phiên dịch viên, Chủ tịch Lê Đức Anh đã để lại trong tôi một dấu ấn hoàn toàn riêng biệt.

Thứ nhất, ông rất cao lớn, bề thế, tướng mạo lừng lững. Là vị Đại tướng kinh qua nhiều năm tháng trận mạc, ông tạo ra một uy rất lớn của người lãnh đạo.

Thứ hai, ông nói rất ít. Câu ngắn, ít từ, nhưng rất xúc tích. Trước khi nói, hoặc giữa các câu, thời gian lặng để ông chọn ra từ thích hợp rất lâu. Trong khi đó, ông Võ Văn Kiệt thường chỉ nói đại ý, ý ra trước từ ra sau, tôi phải hiểu ý ông để triển khai chuyển tải thành mạch câu. Ông Đỗ Mười thì nói hóm hỉnh, gần gũi, dân gian và hay pha trò.

Do cách diễn đạt của ông Lê Đức Anh, người nghe rất hồi hộp xem ông nói gì. Nhờ có thời gian làm quen với tư duy của ông nên khi ông nói ra tôi hiểu ngay ý ông. Tôi chỉ việc tìm từ hợp lý để dịch. Những câu nói của ông Lê Đức Anh rất sâu sắc và tôi cảm thấy sự từng trải của một người lính dày dạn trận mạc.

Khi dịch cho ông Lê Đức Anh câu chuyện luôn cẳng thẳng nặng nề vậy sao?

Cũng không hẳn. Có những lúc, câu chuyện của ông cũng nhẹ nhàng, nói chung là tùy theo bối cảnh. Có lần, gặp nguyên thủ một nước, ông nói một câu mà tôi rất ấn tượng: “Việt Nam chúng tôi còn rất nhiều khó khăn, mà một trong những khó khăn đó là chúng tôi phải giải quyết hậu quả chiến tranh…”


Ông Lê Đức Anh và phu nhân thăm trung đoàn không quân 937 vào tháng 5-1996. Ảnh: Tư liệu/ SGGP


Mệnh đề “giải quyết hậu quả chiến tranh” hồi đó các vị lãnh đạo hay nói lắm mà…

Đúng vậy, nhưng ấn tượng là ở câu giải thích tiếp theo. Ông nói: “Có lẽ, chẳng có nhiều nước như Việt Nam, dành dụm được bao nhiêu tiền lại phải dành một nửa trong số đó để chi trả cho những nạn nhân chiến tranh, hay gia đình những người đã hy sinh vì đất nước”. Tức là nước khác kiếm được tiền thì dành phần nhiều cho phát triển, còn Việt Nam phải dành một nửa để tri ân quá khứ.

Hay một lần, ông gặp Fidel Castro tại Hội nghị Các nước không liên kết ở Cartagena de Indias (Colombia) năm 1995. Lúc đó, Việt Nam đã mở cửa gần chục năm, còn Cuba hoàn toàn đóng cửa và họ hiểu lầm rằng Việt Nam đã đi chệch hướng chủ nghĩa xã hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra.

Không giải thích nhiều, ông Lê Đức Anh chỉ nói với Fidel một câu: “Bác Hồ của chúng tôi có nói một câu “dĩ bất biến ứng vạn biến” và chúng tôi cứ theo phương châm đó mà làm thôi”. Ông đã nhắc lại câu này trong chuyến đi thăm Cuba sau đó.

Thông điệp trong câu đó rất mạnh, tức là Việt Nam phải xác định được cái gì là nguyên tắc cốt lõi, và cái gì được phép linh hoạt, nếu không nhân dân ắt sẽ khổ. Fidel chỉ ghi nhận thôi, chứ Cuba đến 20 chục năm sau mới mở cửa.

Tức là ông Lê Đức Anh, khi nói chuyện với từng đối tượng khác nhau, luôn có cách nói khác nhau?

Đúng. Khi nói chuyện, ông luôn ngồi suy nghĩ xem ứng xử thế nào cho thích hợp, đưa ra ý kiến cá nhân của ông, bên cạnh việc sử dụng các kiến nghị phát biểu do các cơ quan chức năng chuẩn bị. Tôi rất thích ông ở đặc điểm này.

Trong những lần tháp tùng Chủ tịch nước Lê Đức Anh ra nước ngoài, ông nhớ nhất chuyến đi nào?

Tất nhiên, đó là chuyến đi New York (Mỹ) vào tháng 9/1995, Chủ tịch Lê Đức Anh tham dự phiên họp của Liên Hợp Quốc. Việt Nam mới bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ vào tháng 7 và chưa bổ nhiệm Đại sứ, mà chỉ có Đại sứ Ngô Quang Xuân, Trưởng Phái đoàn Đại diện của Việt Nam tại New York.

Đại sứ Ngô Quang Xuân đã khóc, khi lần đầu tiên thấy máy bay Việt Nam, do phi công Nguyễn Thành Trung (người ném bom xuống Dinh Độc lập tháng 4/1975) lái, hạ cánh xuống đất Mỹ, và anh Trung đã vẫy cờ Việt Nam ra từ trong buồng lái, lúc máy bay lăn bánh vào bãi đỗ.

Trong chuyến đi đó, Chủ tịch Lê Đức Anh đã thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam tặng Liên Hiệp Quốc một phiên bản trống đồng, và đã đọc một bài diễn văn rất ý nghĩa. Tổng thư ký LHQ Boutros Boutros-Ghali đã đáp từ bằng một bài diễn văn giàu cảm xúc.

Cũng trong chuyến đó có một kỷ niệm tôi cho rất sâu sắc, khi Chủ tịch Lê Đức Anh quyết định đi thăm thành phố Harlem, nằm cạnh New York. Đây là thành phố toàn người nghèo, nơi Bác Hồ đã từng đến. Tất cả mọi người đều không đồng ý, kể cả an ninh Mỹ vì không có trong chương trình. Nhưng cái chính là họ sợ không đảm bảo được an ninh vì Harlem có nhiều tội phạm. Tuy nhiên, Chủ tịch Lê Đức Anh đã quyết và mọi người phải nghe theo.

Vì không có địa chỉ cụ thể, Chủ tịch bảo cứ đi đến khu đó vì ông muốn thăm nơi Bác Hồ đã từng sống. Lúc đến khu vực Harlem, tôi ngồi trên xe với vệ sĩ của đoàn, và thấy tất cả các sĩ quan tháp tùng của Mỹ đồng thời lên đạn hết các loại súng và cho mở tất cả cửa xe trong khi ô tô đang chạy. Họ sẵn sàng nhảy xuống và nổ súng, nếu gặp bất trắc.

Sau đó, Chủ tịch Lê Đức Anh bảo xe dừng lại, ông đi xuống xe và lên vỉa hè đi về phía một người da đen trông rất nghèo khổ. Mọi người nín thở chờ đợi, trong khi ông cứ thản nhiên hỏi chuyện người da đen ấy. Tôi lúc ấy phải đến bên cạnh để dịch. Đúng là ông tướng chiến trường có khác, tôi thầm nghĩ, chẳng coi chuyện mà an ninh Mỹ lo sợ là gì.

Sau Bác Hồ, ông Lê Đức Anh là Chủ tịch nước duy nhất nắm cả quốc phòng, an ninh và ngoại giao. Điều đó tạo ra sự khác biệt ở ông?

Tôi có cảm nhận điều đó khi đi dịch cho cả ba vị lãnh đạo tối cao lúc đó.

Tổng Bí thư Đỗ Mười chuyên về tư tưởng, đường lối. Cá nhân ông cũng đọc rất nhiều và quan tâm đến đường lối phát triển kinh tế. Thủ tướng Võ Văn Kiệt thiên về các biện pháp mạnh mẽ, táo bạo nhằm đổi mới kinh tế. Chủ tịch Nước Lê Đức Anh nắm cả ba lĩnh vực, như anh nói. Lúc đó Bộ Ngoại giao thường báo cáo với Chủ tịch nước Lê Đức Anh để xin chủ trương.

Có phải trong việc bình thường hóa với Trung Quốc năm 1991, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh có vai trò khơi mào quan trọng, nên sau khi lên Chủ tịch nước ông nắm luôn là ngành ngoại giao?

Lúc đó còn trẻ và còn là phiên dịch viên, nên tôi chỉ biết đó là phân công trong Bộ Chính trị. Vào thời điểm đó, Việt Nam chưa bình thường hoá quan hệ với các nước lớn, chưa hội nhập với khu vực và thế giới, việc trao trọng trách như thế cũng thuận.

Mãi đến năm 1995, Việt Nam mới bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN, cũng như ký Hiệp định Hợp tác với Liên minh châu Âu... Một đồng chí lãnh đạo cấp cao vào thời điểm đó phụ trách ba ngành an ninh, quốc phòng và ngoại giao khiến mọi việc được quyết định đồng bộ hơn.

Một nhà báo có nói rằng, thời kỳ ba ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt là thời “tam nhân phân quyền”. Ông có cảm thấy điều đó không?

Tôi có quan sát, và lại thấy nhiều quyết định quan trọng đều do ba ông bàn với nhau, quyết định về chủ trương, rồi phân công cho người phụ trách lĩnh vực đó xử lý cụ thể, hay phát biểu ra bên ngoài, tùy hoàn cảnh. Đương nhiên có các cơ chế khác của Đảng bao gồm Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Hội nghị Trung ương và Đại hội Đảng quyết định đường lối chung.

Tôi nhớ có một lần đi tháp tùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt dự Hội nghị Cấp cao không chính thức tháng 11/1996 tại Jakarta (Indonesia), Thủ tướng nói Tổng Bí thư và Chủ tịch nước giao ông một nhiệm vụ quan trọng mà ông không phải là người trực tiếp phụ trách.

Đó là việc gì?

Là đến nhà riêng để chia buồn với Tổng thống Suharto vì vợ ông ta mới mất, và tác động với Tổng thống để có thể sớm kết thúc đàm phán về thềm lục địa chồng lấn với Indonesia (bây giờ vẫn chưa xong – PV).

Đi dịch cho ba vị lãnh đạo ấy, ông thích làm việc với ai nhất?

Trong số 10 nhà lãnh đạo tôi đi dịch, tôi thích ông Lê Đức Anh nhất, mặc dù thời gian đi dịch không nhiều.

Vì sao?

Về quan hệ tình cảm, tôi khá gần với Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải. Nhưng Chủ tịch Lê Đức Anh là người đầu tiên cho tôi ân tình giữa người lãnh đạo và người phiên dịch.

Khi được giới thiệu là phiên dịch viên đi cùng ông, tự nhiên ông cầm lấy tay tôi và hỏi han về gia đình rất ân cần, rất kỹ lưỡng và rất lâu. Đó không phải tác phong của Tổng Bí Thư Đỗ Mười hay của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Ông ngồi hỏi cặn kẽ “ba cháu làm gì, mẹ cháu làm gì, nhà cháu ở đâu, anh em cháu thế nào, vợ con ra sao”. Tôi cảm nhận đó là sự chân tình rất thật, chứ không phải hỏi xã giao. Ông hỏi để biết con người sẽ phiên dịch cho mình là con người thế nào. Tôi cảm thấy rất ấm áp và trân trọng sự ân cần và tình cảm của ông. Đó là lần đầu tiên tôi cảm thấy thực sự xúc động trong lòng, khi làm việc với lãnh đạo cấp cao.

Sau đó, có một câu chuyện xẩy ra trong chuyến đi của Chủ tịch nước tới thăm căn cứ Subic của Philippines, sau khi ông thăm chính thức thủ đô Manila năm 1995. Khi sang Subic, Thống đốc Subic mở đại tiệc hoành tráng đón tiếp ông. Tham dự có các quan chức đi cùng. Về nguyên tắc, phiên dịch viên như tôi phải ngồi phía sau, không có ghế trong bàn tiệc.

Nhưng tự nhiên ông Lê Đức Anh hỏi: “Ghế của phiên dịch của tôi đâu?” Họ chỉ ở phía sau và ông không đồng ý. Họ rất bối rối vì chưa có tiền lệ như vậy. Để chiều ông họ buộc phải mang thêm ghế lên cho tôi ngồi cạnh ông trong bàn ăn.

Lần thứ ba là chính ông Lê Đức Anh đã viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao, đề nghị giúp đỡ tôi ứng cử vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO.

Khi đang làm Đại sứ tại EU ở Bruxel (Bỉ), tôi thấy bà Bokova người Bulgaria, một nước nhỏ vừa gia nhập Liên minh Châu Âu, ra ứng cử vị trí Tổng giám đốc UNESCO thành công. Tôi mới nghĩ tại sao mình không thử xem.

Trong một chuyến về nước công tác, tôi chia sẻ ý định đó cho các vị lãnh đạo mà tôi quen biết. Mọi người đều ủng hộ bằng lời nói, nhưng chỉ có nguyên Chủ tịch Lê Đức Anh thể hiện bằng hành động thiết thực - đó là viết thư cho Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao.

Đương nhiên thư của Chủ tịch chỉ có giá trị giới thiệu và tham khảo, vì quyết định giới thiệu một ứng cử viên của một quốc gia vào một vị trí lãnh đạo cao nhất của một tổ chức chuyên môn thuộc LHQ là một chuyện lớn, một quyết định có ý nghĩa quan trọng ở tầm quốc gia, nên phải cân nhắc thuận - nghịch, được - mất nhiều mặt, phải có qui trình tham khảo các bộ, ngành, phải thăm dò khả năng thắng cử và phải khảo sát khả năng đề cử của các quốc gia khác...

Hơn nữa, phải tổng hợp các ý kiến để trình Thủ tướng xin chủ trương. Sau khi Thủ tướng đồng ý lại trình xin ý kiến Ban Bí thư. Chuyện đó dài lắm, lúc nào tôi sẽ kể cho anh sau.

Xin hỏi ông câu cuối cùng. Là người có phong cách làm việc là gần gũi các lãnh đạo để giúp cho công việc phiên dịch tốt hơn, ông thấy ông Lê Đức Anh là người như thế nào?

Ông là người bình dị, ăn mặc đơn giản. Từ khi đi với ông, tôi cố gắng chọn bộ quần áo trang trọng mà giản dị để tôn vinh ông.

Thứ hai là ông luôn cố gắng tự làm mọi việc, mặc dù đôi khi sức khỏe ông không được tốt. Có những lúc thấy ông đi liêu xiêu, tôi muốn đỡ ông, nhưng ông bảo để ông tự đi. Có lẽ, năm tháng của đời lính đã rèn giũa ông có phẩm chất như vậy.

Thứ ba là ông rất kỷ luật về giờ giấc về tác phong. Khi họp ông ngồi nghe chăm chú từ đầu đến cuối, không bao giờ bỏ ra ngoài. Ông bảo phải tôn trọng họ ngay cả khi ông họp Hội nghị Cấp cao Liên hiệp quốc, nơi các nhà lãnh đạo khác chỉ đến khi họ phát biểu và rời ngay phòng họp khi phát biểu xong.

Nhưng trên hết cả, ông là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược. Dưới thời ông, Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với các nước lớn trong đó có Trung Quốc và Hoa Kỳ, gia nhập ASEAN và khởi động quá trình hội nhập quốc tế.

Ông là người lãnh đạo giản dị, gần gũi, chân tình, nhưng rất sâu sắc và nhân văn.

Xin cám ơn ông về cuộc nói chuyện chân tình này.


Huỳnh Phan
Theo Vietnamnet

Tin liên quan

Tin mới hơn

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

LNV - Chiều 3/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về: Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực

LNV – Trong thời gian qua, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng được 20 mô hình trình diễn trên địa bàn 47 xã. Tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng hữu cơ, VietGAP; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành lập tổ chức đảng chỉ định cấp ủy hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố xã, phường, đặc khu .
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

LNV - Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước nói chung.

Tin khác

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

LNV - Chiều 30/6, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

LNV - Sáng ngày 30/6, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP. HCM, Đảng bộ TP. HCM, chỉ định nhân sự lãnh đạo TP. HCM sau sáp nhập tỉnh diễn ra tại Học viện Cán bộ TP. HCM (số 324 đường Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh).
Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

LNV - Sáng 30/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, trong không khí trang trọng, xúc động và đầy niềm tin, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân hai tỉnh Gia Lai và Bình Định cùng nhau chứng kiến thời khắc lịch sử tại Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, xã, phường.
TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia

LNV – Nhằm tôn vinh giá trị di sản và quảng bá Bảo vật Quốc gia, ngày 29/6, Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử thành phố. Đồng thời, kết hợp khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP. HCM”.
Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội

LNV - Sáng 30-6, 34 tỉnh, thành phố trên cả nước đồng loạt tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương, Quyết định của địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập các tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, các xã, phường, đặc khu.
Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới

LNV – Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã ban hành Quyết định số 2069/QĐ-UBND về việc thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, thị xã, thành phố hiện có. Các trung tâm được chuyển về trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường quản lý.
Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9

LNV - Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9 vào ngày mai (27/6). Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Sáng 27/6, tỉnh Thanh Hoá tổ chức lễ công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại

LNV - Mới đây, vào ngày 26/6, Vương quốc Anh chính thức công bố Chiến lược Công nghiệp Hiện đại (UK’s Modern Industrial Strategy) mới; kêu gọi hợp tác toàn cầu đặc biệt với những đối tác đáng tin cậy như Việt Nam cùng xây dựng một tương lai bền vững, thịnh vượng hơn.
Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt

LNV - Chiều 25/6, tỉnh Bình Định phối hợp cùng tỉnh Gia Lai tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo việc chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo mô hình tinh gọn, hiện đại và liên thông toàn diện của tỉnh Gia Lai mới.
Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025

Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025

LNV - Cục Thuế đã có hướng dẫn một số nội dung cơ bản để về việc sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025.
Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

LNV - Ngày 30-5-2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1038/QĐ-TTg công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh

LNV - Từ ngày 16 - 23/6/2025, Phái đoàn Năng lượng Việt Nam với 12 đại biểu đã thực hiện chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Anh, nhằm học hỏi kinh nghiệm quốc tế, mở rộng cơ hội hợp tác, kết nối với các đối tác tiềm năng trong ngành điện gió ngoài khơi.
Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín

LNV - Sáng 19/6/2025 Đảng ủy’ HĐND, UBND xã Vạn Tín, Công ty Cổ phần xây dựng số 9; Ông Nguyễn Văn Hải Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; Ông Lê Văn Trang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức; ông Nguyễn Văn Vỹ - Giám đốc Trung tâm VHTT huyện Mỹ Đức đã dự lễ khởi công xây dựng Đình làng Đốc Tín, xã Vạn Tín, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

LNV - Chiều 3/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về: Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ

LNV - Sau khi sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, không gian du lịch của tỉnh Gia Lai mới được mở rộng vượt bậc, mở ra cơ hội vàng để kết nối biển - rừng, xây dựng ngành du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế xanh, bền vững và khác biệt.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trườ
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Giao diện di động