Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Con trai nghệ nhân ở làng nghề Đào Xá trăn trở việc gìn giữ nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống

LNV - Ngôi làng thuần nông Đào Xá tại huyện Ứng Hòa, TP.Hà Nội nổi tiếng là nơi sản sinh hàng triệu cây đàn truyền thống của dân tộc. Từng nức tiếng xa gần với nghề truyền thống đậm chất nhân văn, nhưng làng đàn Ðào Xá giờ đây đang đứng trước nguy cơ thất truyền.


Ông Đào Anh Tuấn (con trai nghệ nhân Đào Văn Soạn) - người cuối cùng theo, giữ nghề tại làng nhạc cụ Đào Xá.


Đặt chân tới một vùng quê thanh bình tại xã Đông Lỗ đâu đó vang lên từng nốt âm thanh của tiếng đàn nguyệt vừa thân thương, vừa mộc mạc. Đó là những âm thanh được phát ra từ làng Đào Xá, nơi nổi danh với nghề làm đàn suốt nhiều thế kỷ.

Để hiểu rõ hơn về công việc này, chúng tôi tìm về Đào Xá vào một ngày đầu tháng 11. Thật tiếc khi biết tin, cụ Đào Văn Soạn là người duy nhất ở Việt Nam được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cấp quốc gia trong lĩnh vực làng nghề truyền thống và danh hiệu Nghệ nhân ưu tú của TP. Hà Nội vừa qua đời.

Ông Đào Anh Tuấn tỉ mỉ chỉnh từng phím đàn.


Tuy nhiên, chúng tôi may mắn gặp được ông Đào Anh Tuấn (con trai nghệ nhân Đào Văn Soạn). Trong cuộc trò chuyện, ông Tuấn đã giúp chúng tôi hiểu hơn về nghề, hiểu về cả những trăn trở của người cuối cùng giữ nghề truyền thống tại Đào Xá qua cách chất giọng trầm ấm của người đàn ông đã gần 60 tuổi.

Trăm năm lưu giữ những thanh âm truyền thống

Ở tuổi gần 60, sinh ra trong làng nghề, gia đình có 4 đời gắn bó với nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống, hơn ai hết ông Đào Anh Tuấn là người biểu rõ nhất về những thăng trầm của làng nghề.

Theo lời ông Tuấn, nghề làm nhạc cụ truyền thống của làng tính đến nay đã hơn 200 năm. Vào thời kỳ phát triển nhất làng có hơn 50 gia đình làm nghề, đã có tốp thợ của làng được tuyển vào làm đàn ở Cung đình Huế. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, làng nghề không phát triển được vì đó là thời kỳ kinh tế khó khăn. Sau chiến tranh, người làng nghề phải đi xa tới các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Sài Gòn… để làm nghề.

Tất cả những tấm bằng khen của bố (nghệ nhân Đào Văn Soạn) đều được ông Tuấn nâng niu, treo ở trí trang trọng nhất.


Tới đầu những năm 90, nhờ chính sách đẩy mạnh khôi phục văn hóa truyền thống của Nhà nước, nghề làm đàn ở Đào Xá mới dần có những bước chuyển mình.

Với những người thợ chế tác nhạc cụ ở Đào Xá, từ xưa đến nay để có thể theo nghề phải thạo hay ít nhất phải biết về nghề mộc, chưa kể phải có đôi tai và cặp mắt tinh tế. Từ khâu chọn gỗ, ra gỗ, phơi gỗ cho đến công đoạn chắp, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai và hoàn thiện. Tất cả đều được làm theo phương pháp thủ công đúng với kỹ thuật truyền thống.

Cái khó nhất khi làm một chiếc đàn là hoàn thiện âm thanh. "Ngày nay người thợ nhàn hơn vì một số công đoạn có máy hỗ trợ, việc chỉnh âm cũng đã có máy chỉnh. Nhưng cơ bản, người thợ vấn phải biết căn chỉnh phím, biết thẩm âm để làm sao chiếc đàn đạt được chuẩn mực nhất", ông Tuấn chia sẻ.

Mỗi chi tiết của từng cây đàn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ của người thợ, dù có một khâu đã được máy móc hỗ trợ.


Sản phẩm của làng rất đa dạng, từ cây đàn bầu, đàn tam, thập, lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tỳ bà... cho đến những cây nhị, cây hồ, cây líu... đều có cả. Những ai đã theo nghề này thì đều có thể làm được tất cả các loại đàn dân tộc một cách thuần thục. "Điều đặc biệt, người làm nghề có thể không có kiến thức về âm nhạc nhưng nhạc cụ họ làm ra có âm thanh rất chính xác", ông Tuấn tự hào khẳng định.

Nỗi niềm gìn giữ nghề cha ông
Gia đình anh Đào Văn Tuấn và chị Nguyễn Thị Huệ (con trai, con dâu ông Soạn) đã theo nghề làm đàn được 10 năm. "Trước đây tôi làm nghề lái xe. Khi lớn tuổi thì quay về học nghề của bố, mong muốn lưu giữ nghề tổ tiên để lại…", anh Tuấn bộc bạch.



Để làm ra được một chiếc đàn ưng ý cũng lắm công phu, đòi hỏi người thợ phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn nguyên liệu, phơi gỗ, ra gỗ đến đánh bóng, trau chuốt và lắp ghép.


Dù biết, theo nghề truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn, song ông Tuấn… vẫn quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống. Nhớ lại những kỉ niệm ngày đầu theo bố học nghề, ông Tuấn kể: "Bố tôi từng nói, tôi không học được nghề của gia đình. Nhiều lần mải hoàn thiện, quên giờ trưa, nhưng chỉ đến chiều đã bị bố cho thành củi vì gắn sai phím, lệch âm".

Kiên trì, không bỏ cuộc, sau 10 năm cố gắng, giờ đây ông Tuấn là người thợ làm nhạc cụ dân tộc cuối cùng tại Đào Xá. Những đơn hàng tại xưởng sản xuất của ông vẫn xuất đi liên tục. Những cây đàn với nhiều loại, nhiều mức giá từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng, chủ yếu phục vụ thị trường Hà Nội và tỉnh miền Bắc.

Nghề truyền thống dù tạo ra mức thu thập ổn định cho gia đình. Nhưng nói về việc duy trì làng nghề, giọng ông Tuấn bỗng trầm hơn: "Cứ như thế này, khoảng chục năm nữa khi già, yếu không đủ sức khỏe làm nghề được nữa chắc cái tên làng làm đàn Đào Xá cũng bị xóa bỏ khỏi danh sách làng nghề truyền thống. Thật tiếc, khi bố còn sống, tôi chưa được trở thành nghệ nhân.

Đây không chỉ đơn thuần là một nghề mà hơn thế còn là nét văn hóa đặc trưng lâu đời của quê hương. Tôi vẫn luôn hi vọng sẽ tìm và truyền lại được nghề cho thế hệ sau", ông Tuấn bộc bạch.

Không còn là bài toán về thị trường, hướng tìm đầu ra cho sản phẩm, câu hỏi làm thế nào để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống cũng như giữ gìn và phát triển được những nét đẹp của văn hóa dân tộc là một vấn đề lớn được đặt ra với làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá nói riêng, và các làng nghề thủ công, truyền thống nói chung.

Bài và ảnh Kim Duyên

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hành trình của chiếc chiếu hoa

Hành trình của chiếc chiếu hoa

LNV - Bình Định là miền đất thượng võ, giàu truyền thống văn hóa và cũng là địa phương có nhiều làng nghề với những sản phẩm thủ công nức tiếng gần xa. Nổi bật nhất là những chiếc chiếu cói Hoài Nhơn óng mượt, dẻo dai, màu sắc tươi thắm. Cầm chiếc chiếu trên tay mới hiểu vì sao sản phẩm này được ưa chuộng rộng rãi, chinh phục khách hàng trong nước và cả khách hàng quốc tế.
Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

LNV - Có lịch sử gần 40 năm phát triển nhưng nghề làm bún truyền thống ở Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) không còn nhiều người làm như trước, anh Trần Hải là một trong số ít những người còn giữ được hương vị bún xưa.
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc hình thành, gắn với đời sống người dân địa phương từ năm 2003. UBND thị xã Hoài Nhơn đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh Bình Định, Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh xem xét, quyết định công nhận làng nghề.
Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

LNV - Trang phục truyền thống của người Hrê, Ba Na là sự kết tinh văn hoá trong môi trường tự nhiên, xã hội riêng biệt, mang nét đẹp của sự hồn nhiên, thanh khiết như đất, như nước, như núi rừng.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

LNV - Nhiều chiếc thuyền cá sau khi khai thác xong đưa vào bờ, bị vùi lấp dưới bùn cát trên dọc tuyến bờ biển từ nam ra bắc từ vài chục đến gần trăm năm tưởng đã bị lãng quên, nhưng qua bàn tay của nghệ nhân Hà Quốc Hưng (50 tuổi) và nghệ nhân Trần Văn Hoá (59 tuổi) ở Hải phòng đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Tin khác

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

LNV - Không sở hữu nghệ thuật tinh xảo, sản phẩm cầu kỳ, có màu sắc rực rỡ nhưng nghề gốm ở làng Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn phát triển qua hàng trăm năm, mang trong mình nét đẹp mộc mạc và giản dị của miền quê nơi đây.
Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện có hàng trăm làng nghề, trong đó có gần 60 làng nghề được công nhận danh hiệu cấp tỉnh. Tại đây, sản phẩm của các làng nghề được xem là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm nét văn hóa đặc trưng, đồng thời còn là nguồn sinh kế cho người dân địa phương
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Mới đây, nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

LNV - Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc và Làng nghề dệt chiếu cói Công Thạnh, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn đang thực hiện công tác bảo tồn và phát triển hai làng nghề này.
Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

LNV - Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời, tồn tại hơn 1.000 năm. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam.
Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

LNV - Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa. Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo.
Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

LNV - Nghề chằm nón lá xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của Nhân dân xã An Ninh Tây (Đức Hòa, Long An). Đây cũng là nghề truyền thống tạo việc làm cho người dân những lúc nông nhàn dỗi.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

LNV - Nghề đan thúng chai Phú Mỹ được hình thành hàng thế kỷ qua ở thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) từ nghiệp đi biển của người dân nơi đây. Đây là nghề không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn gắn bó, tạo nên một nếp sống của người dân Phú Mỹ.
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

LNV - Tối 16/5, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) đã khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía bắc - Hà Nội tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (số 1 Đỗ Đức
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024

LNV - Tối 16-5, UBND tỉnh Đồng Tháp khai mạc Lễ hội sen lần thứ 2-2024 với chương trình văn nghệ đặc sắc, đông đảo du khách đến tham quan chụp ảnh và mua sắm hàng trăm sản phẩm OCOP.
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung

LNV - Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Thanh Hóa: Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khẳng định chất lượng, giá trị thương hiệu

Thanh Hóa: Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khẳng định chất lượng, giá trị thương hiệu

LNV - Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định công nhận 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2023. Các sản phẩm CNNT tiêu biểu này đều là các sản phẩm có thế mạnh, mang nét đặc trưng của địa phương, đạt chất lượng tốt; Có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Vĩnh Long: Kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 gần 5 tỷ đồng

Vĩnh Long: Kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 gần 5 tỷ đồng

LNV - UBND tỉnh Vĩnh Long vừa phê duyệt gần 5 tỷ đồng kinh phí khuyến công địa phương năm 2024,giao cho Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động