Cô gái Quảng Nam bỏ thành phố về quê khởi nghiệp với mo cau

LNV - Mo cau tưởng như là thứ bỏ đi nhưng cô gái quê Quảng Nam đã biến chúng thành những mặt hàng
Tốt nghiệp ngành kinh tế, Trường Đại học Hùng Vương, TP.HCM vào năm 2008, chị Phan Vũ Hoài Vui (32 tuổi, quê xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) ở lại lập nghiệp nơi phồn hoa đô hội.

Mo cau trước đây là trò tiêu khiển của trẻ nhỏ ở vùng quê, nay được tận dụng để sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường.


Hoài Vui ở lại TP.HCM làm việc trong 12 năm. Trong thời gian này, dù công việc ổn định, vừa làm kế toán, vừa mở trung tâm Anh ngữ, vừa kinh doanh nhưng chị vẫn không nguôi ý định về quê mình làm một sản phẩm gì đó gắn với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và nhất là tạo công ăn việc làm cho bà con ở quê hương.

Đợt dịch Covid-19 đầu năm 2020, trung tâm ngoại ngữ đóng cửa để phòng ngừa dịch bệnh, Vui về quê Tiên Phước nghỉ ngơi. Trong thời gian rảnh rỗi ở quê, Vui phát hiện ra quê mình nhiều mo cau bỏ không. Lúc này xem trên mạng, Vui thấy sản phẩm từ mo cau của Ấn Độ bắt mắt và bán rất nhiều trên thế giới.

Những sản phẩm từ mo cau của chị Phan Vũ Hoài Vui được giới thiệu, trưng bày tại hội chợ Techmart Quảng Nam cuối tháng 3/2021.


Sau khi tham khảo nhiều nơi, Vui thấy mo cau có thể làm ra những sản phẩm đựng đồ rất hữu ích mà mo cau quê mình thì bỏ phí, chưa được tận dụng. Sau nhiều tháng tìm hiểu và… suy nghĩ, Vui dồn hết tiền dành dụm, tích cóp lâu nay và vay thêm bên ngoài mua một máy dập mo cau về quê mình. Tháng 9/2020, chiếc máy dập mo cau đã về đến quê, Vui bắt tay vào sản xuất.

"Nói thì ngắn gọn thế chứ công việc cũng "lên bờ xuống ruộng" lắm. Lúc ở TP.HCM, công việc cũng tạm ổn, nhưng đến khi dịch xảy ra thì cơ sở dạy ngoại ngữ đóng cửa, công việc kinh doanh khó khăn, em về quê để nghỉ ngơi và tìm hiểu để làm ra các sản phẩm từ mo cau", Vui chia sẻ.

Vui tâm sự: "Trước nay mình chỉ làm dịch vụ là chủ yếu chứ không sản xuất gì cả nên nghề này là nghề tay ngang và rẽ ngang bất ngờ đối với em. Thật ra đối với em, khi về quê làm nghề này không phải là làm cho em nữa mà công việc hiện là trách nhiệm với gia đình, quê hương, với bà con làng xóm. Em cảm thấy áp lực cũng như trách nhiệm của mình với bà con, với quê hương lớn hơn".

Chị Phan Vũ Hoài Vui giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp của mình đến khách hàng.


Hiện tại, Hợp tác xã Nông nghiệp kỹ nghệ Quảng Nam do Vui làm chủ có 6 người, chưa kể nhân viên kinh doanh ở các nơi. "Mỗi tháng cơ sở của Vui tiêu thụ từ 30-40 nghìn bẹ mo cau. Giá mỗi bẹ mo cau không đáng là bao nhưng với số lượng thu mua nhiều thì mỗi tháng 1 gia đình cũng kiếm được ít tiền đi chợ", Vui nói.

Bẹ cau ở vùng đất Quảng Nam rụng từ tháng 4-9 hàng năm. Đây cũng là thời điểm người dân thu mua nguyên liệu chở đến cơ sở của Vui để bán lại. Sau khi thu mua xong, công nhân sẽ tiến hành chà rửa thật sạch. Tiếp đến đưa vào máy ép thành từng sản phẩm như chén, đĩa, khay, muỗng và những vật dụng khác. Một công đoạn tiếp theo cũng quan trọng là khử khuẩn, nấm mốc bằng tia Uv, Ozone. Công đoạn cuối sẽ kiểm định lại chất lượng và đóng gói, bán ra thị trường.

Bộ sản phẩm từ mo cau xứ Tiên của Vui gồm 13 sản phẩm như chén, đĩa, khay, muỗng và những vật dụng khác. Thoạt nhìn, các sản phẩm làm từ mo cau tựa như hình các sản phẩm làm từ vật liệu như nhựa, nhôm nhưng bắt mắt và rất dễ nhìn. Ví dụ như một chiếc khay vuông được làm từ mo cau, các đường nét, điểm gấp khúc khá tự nhiên. Sản phẩm khi hoàn thiện rất sạch, thân thiện với môi trường.

Nguyên liệu "bao la", sản phẩm có thể nói là bắt mắt nhưng vấn đề đầu ra có khó khăn? Vui chia sẻ, trước khi bắt tay vào làm cũng đi tìm hiểu thị trường, nhất là ở các thành phố lớn, nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng hạng sang họ thích các sản phẩm làm từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường… Hiện sản phẩm từ mo cau của Vui đã có mặt ở các thành phố lớn, nhiều khách sạn như Hà Nội, TP.HCM, Hội An…, doanh thu cũng tăng dần khi nhiều khách hàng biết đến sản phẩm.

Hơn nửa năm đi vào hoạt động, đến nay mỗi ngày hợp tác xã của Vui sản xuất được hơn 1.000 sản phẩm các loại. Mỗi sản phẩm chỉ từ vài nghìn đồng và thân thiện với môi trường nên được nhiều cơ quan, các nhà hàng tìm mua.

Nói về những khó khăn khi khởi nghiệp, Vui chia sẻ: "Có 2 khó khăn lớn nhất khi em rẽ ngang, khởi nghiệp ở quê là vốn và con người. Trong đó, khó khăn về con người làm em đau đầu. Rất khó tìm người quản lý giỏi, như ý mình muốn. Còn vốn thì đối với người khởi nghiệp như em thì rất cần. Đây là khó khăn vô cùng lớn để có thể phát triển cơ sở sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của thị trường".

Đánh giá về sản phẩm làm từ mo cau của chị Phan Vũ Hoài Vui, ông Nguyễn Hùng Anh - Phó Chủ tịch huyện Tiên Phước - cho biết, sản phẩm làm từ mo cau trước hết thân thiện với môi trường. Đây là sản phẩm mới và tận dụng được nguồn nguyên liệu của địa phương. Tương lai không xa, những sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ được bạn bè quốc tế tin cậy.

Ông Phạm Ngọc Sinh - Phó Giám đốc Sở KH-CN Quảng Nam, Trưởng Ban điều hành hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam - cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gần 60 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp tỉnh được tỉnh công nhận. Các sản phẩm khai thác từ tự nhiên chiếm khoảng 12%. Bởi vì ít có ai nghĩ rằng khởi nghiệp từ những cái mà chúng ta bỏ đi sẽ thành công. Tỉnh Quảng Nam hướng đến xây dựng một nền kinh tế xanh, cho nên tất cả những cơ chế, chính sách, định hướng phát triển sẽ hướng đến kinh tế xanh.

Công Bính/Theo Dân trí

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

LNV - Sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định và Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia là hai chương trình đặc biệt quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

LNV - Nhận thấy nghề làm men lá truyền thống của người Mông đang dần bị mai một, cô gái trẻ bỏ việc ở Hà Nội để về quê Hà Giang khởi nghiệp và đã tạo ra một thương hiệu nổi tiếng.
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Tin khác

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

LNV - Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

LNV - Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên” nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên cho các nhà đầu tư để hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và học sinh, sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

LNV - Từ nguồn đất đai có sẵn của gia đình, anh Huỳnh Anh Tuấn đã mạnh dạn mua hươu giống thuần chủng từ tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng mô hình hướng đến phát triển các sản phẩm làm từ nhung hươu.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong

Chiều 22/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành đập dâng Phú Phong tại huyện Tây Sơn và kiểm tra tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi
Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm

LNV - Trường mầm non Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1999. Đến nay, sau 26 năm hình thành và phát triển, trường luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo sự chỉ đạo của phòng giáo dục; cũng như sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ luôn được củng cố, nâng cao và phát triển vững mạnh. Có nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Với những thành tích đạt được trong các phong trào thi đua dạy và học, trường mầm non Nga Yên luôn nằm trong top đầu về chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Nga Sơn, là điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bình Định phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng, tinh thần thượng võ, "hào khí Tây Sơn" để phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, xây dựng tỉnh Bình Định phát triển nh
TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

LNV – Trong những năm qua, Trường mầm non thị trấn 2 huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bậc giáo dục mầm non. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực, xây dựng “Trường mầm non hạnh phúc - lấy trẻ làm trung tâm” phát huy tính tích cực của trẻ trong các hoạt động, với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như tạo dựng niềm tin đối với phụ huynh. Trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, chuẩn bị tâm thế và kiến thức vững vàng bước vào bậc tiểu học.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động