Chuyển đổi xu hướng tiêu dùng trong dịch Covid-19
Hiện giá xuất chuồng gà ri, gà mía lai công nghiệp thả vườn tại Thái Nguyên, Bắc Giang dao động từ 38.000 - 45.000 đồng/kg (trong khi trước đây giá 55.000 - 60.000 đồng/kg); gà công nghiệp lông trắng 25.000 - 26.000 đồng/kg, gà ta, gà mía thuần chủng 90.000 đồng/kg. Trưởng Ban quản lý chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ Lê Xuân Viết cho hay, những ngày gần đây lượng gia cầm trung bình về chợ trên 40 tấn/ngày, trong đó, giá vịt thịt giảm mạnh chỉ còn khoảng 25.000 - 30.000 đồng/kg, loại vịt bầu cánh trắng, vịt bơ giá bán còn thấp hơn.
Không chỉ gia cầm giảm giá mạnh, mặt hàng trứng cũng trong tình trạng tương tự. Vào thời điểm giữa tháng 2 giá trứng gà công nghiệp giảm chỉ còn 850 - 900 đồng/quả. Thời điểm này mặc dù giá trứng đã tăng trở lại nhưng chỉ 1.500 - 1.600 đồng/quả, trứng vịt 1.300 – 1.400 đồng/quả, trong khi giá thành sản xuất 1.700- 1800 đồng/quả. Không chỉ trứng gà mà trứng cút cũng đang xuống thấp chưa từng thấy, giảm khoảng 50% so với thời điểm trước khi có dịch Covid-19. Hiện các đầu mối chỉ thu mua với giá 16.000 - 18.000 đồng/100 quả, trong khi muốn hòa vốn thì phải 27.000 - 28.000 đồng/100 quả. Giá chim cút thịt chỉ 8.000 đồng/con, trong khi giá thành sản xuất 10.000 đồng/con.
Người tiêu dùng mua thịt gà tại siêu thị Big C trong dịch Covid-19.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Lê Việt Nga, từ đầu tháng 4 đến nay giá gà công nghiệp liên tục giảm. Nguyên nhân là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành du lịch bị ảnh hưởng, nhà hàng, khách sạn gần như không hoạt động, bếp ăn tại các trường học tạm đóng cửa... nên nhu cầu tiêu thụ trứng, thịt gia cầm giảm kéo theo giá giảm mạnh, người nuôi thua lỗ. “Giá bán trứng và thịt gia cầm giảm thì người tiêu dùng được lợi nhưng người chăn nuôi lại lỗ nặng” - bà Nga chia sẻ.
Thay đổi cơ cấu bữa ăn
Trong khi giá bán trứng và gia cầm đang giảm mạnh thì mặt hàng thịt lợn hơi tăng giá lên mức 88.000 - 92.000 đồng/kg kéo theo giá thịt lợn dao động từ 150.000 - 180.000 đồng/kg. Để tiết kiệm chi tiêu, nhiều bà nội trợ đã chuyển sang sử dụng trứng gia cầm, thủy sản... thay thế thịt lợn, đồng thời giúp người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm trong dịch Covid-19.
Chị Đỗ Thị Thoa (trú tại phố Nguyễn Khánh Toàn) chia sẻ, trước đây gia đình chị sử dụng thịt lợn trong bữa ăn nhưng hiện đã loại thịt lợn ra khỏi thực đơn, chuyển sang ăn các thực phẩm khác. “Thịt lợn giá cao trong khi hải sản, gia cầm lại rẻ nên tôi đã chuyển dần sang mua thịt gia cầm, cá, tôm... Việc chuyển đổi này cũng giúp gia đình tôi tiết kiệm được một số tiền so với mua thịt lợn, đồng thời gián tiếp “giải cứu” gia cầm” - chị Thoa nói.
Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp Việt Nam Đào Thế Anh, việc thay đổi cơ cấu bữa ăn theo hướng sử dụng thịt, trứng gia cầm thay thế một phần sản phẩm thịt lợn thiếu hụt là một hướng chuyển đổi quan trọng để đảm bảo an ninh về thực phẩm. “Trước mắt việc chuyển đổi cơ cấu bữa ăn cũng là cách người tiêu dùng chung tay “giải cứu” gia cầm, trứng đang mất giá” - ông Thế Anh chia sẻ.
Để người dân dần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn, ngành công thương, nông nghiệp cần khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thay thế thịt lợn qua đó giảm sức ép cho nguồn cung trong nước. Đây cũng là giải pháp giúp người chăn nuôi gia cầm Việt Nam tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn khó khăn này.
Thu Hương
Theo KTĐT
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Tin khác
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 | 18/12/2024 Kinh tế
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
09:21 | 17/12/2024 Kinh tế
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt
09:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh
15:43 | 16/12/2024 Kinh tế
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 | 12/12/2024 Kinh tế
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 | 11/12/2024 Kinh tế
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế
09:23 | 09/12/2024 Kinh tế
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
15:00 | 30/11/2024 Kinh tế
HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững
13:00 | 30/11/2024 Kinh tế
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”
09:08 | 28/11/2024 Kinh tế
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 Làng nghề, nghệ nhân
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)
09:58 Nông thôn mới
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 OCOP