Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Cao Bằng: Huy Giáp bứt phá “thí điểm kép” cán đích nông thôn mới

LNV - Vượt qua đoạn đường dốc quanh co trên dãy núi cao hùng vĩ, chúng tôi đến với xã Huy Giáp (Bảo Lạc). Nơi đây bồng bềnh mây trắng vắt trên lưng núi, thấp thoáng những mái nhà sàn còn thuần nét văn hóa bản địa, chúng tôi được nghe dân bản, cán bộ xã kể về đổi mới tư duy xây dựng những “bản làng đáng sống” cán đích nông thôn mới (NTM) sau 10 năm (2011 - 2020) thực hiện.


Trung tâm xã Huy Giáp (Bảo Lạc). Ảnh: Thế Vĩnh.


Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Huy Giáp Lương Văn Mão cho biết: Năm 2010 trở về trước, tuy bà con sống giữa thế mạnh của rừng nhưng sản xuất lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, đời sống khó khăn, còn gần 50% hộ nghèo, hộ cận nghèo. Do vậy, người dân từ lao động, canh tác đến trẻ em đi học, làm nhà, xây dựng hạ tầng cơ sở điện, đường, trường, trạm… đều trông chờ vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Khó nhất là “đả thông” tư tưởng cho bà con, phần lớn lớp trung niên, người già là chủ hộ chưa thông thạo tiếng phổ thông nên rất khó thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm mới.

Năm 2011, Huyện ủy Bảo Lạc giao cho xã thực hiện “thí điểm kép” xây dựng NTM, triển khai bí thư đảng ủy đồng thời là chủ tịch UBND xã theo chủ trương nhất thể hóa các chức danh. Cùng thời điểm xã nhận hai nhiệm vụ làm thí điểm mà xuất phát điểm thấp trong xây dựng NTM đã đặt ra bài toán khó cho cán bộ xã, đặc biệt là người đứng đầu.

Đồng chí Ma Xuân Hoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Huy Giáp (nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã giai đoạn 2009 - 2018) chia sẻ về giải quyết khó khăn của xã khi đó: Huyện ủy giao cho xã triển khai thí điểm hai nhiệm vụ vừa là vinh dự, song cũng là nhiệm vụ quan trọng mà cán bộ xã cần quyết tâm vượt khó, không lùi bước. Tôi phân tích ưu thế vai trò lãnh đạo nhất thể hóa (Đảng và chính quyền) xây dựng cho mình kế hoạch, các phương án triển khai hiệu quả.

Nhưng quan trọng nhất là xây dựng được đội ngũ cán bộ xã trẻ, năng động, nhiệt huyết, bám dân và nghe dân, lấy nguyện vọng của dân làm cơ sở triển khai nhiệm vụ. Phân tích từng mặt mạnh, yếu của xã, tôi và Thường vụ Đảng ủy xã nhiều lần họp bàn và quyết tâm thực hiện “cuộc cách mạng” từ cán bộ xã đến người dân.

Để gần dân, hiểu dân, Ban Thường vụ Đảng ủy xã chỉ đạo cán bộ xã học tiếng dân tộc Dao, Mông để thường xuyên làm việc trực tiếp với dân, nghe dân phản ánh, định hướng “cầm tay chỉ việc” cho dân. Hằng tuần, tháng báo cáo cụ thể tình hình từng xóm cho Ban Thường vụ Đảng ủy xã, cuộc họp Đảng ủy và chính quyền xã có khó khăn, vướng mắc gì tháo gỡ ngay.

Ban Thường vụ Đảng ủy xã chỉ đạo, yêu cầu cán bộ xã dịch nghị quyết của Đảng bộ xã sang tiếng dân tộc Dao, Mông để tuyên truyền cho bà con hiểu chủ trương của Đảng, nắm tình hình từng xóm, từng hộ dân. Thí điểm 5 bí thư chi bộ đồng thời là trưởng xóm và lấy đó làm điểm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để các xóm khác học tập.

Cây trúc xã Huy Giáp (Bảo Lạc) cho thu nhập cao.


Đảng ủy xã xây dựng nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã về phát triển kinh tế, giảm diện tích trồng ngô, chăn nuôi bò chuyển sang trồng trúc sào với công thức: cây trúc sào + cây gỗ công nghiệp + cây ăn quả. Cán bộ xã trực tiếp tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Được cán bộ xã phân tích, tuyên truyền đổi mới tư duy chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, bà con nghe theo hướng dẫn của cán bộ xã trồng trúc sào, cây lấy gỗ, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi.

Ông Lý Văn Công, xóm Bản Ngà phấn khởi nói: Vẫn đất rừng năm xưa của mình nhưng nghe và làm theo cán bộ xã phân tích, hướng dẫn, tôi thấy không quá khó mà phải biết nắm bắt. Núi rừng nơi đây phù hợp với trồng trúc, trước đây dân bản trồng nhỏ lẻ, giờ trồng nhiều hơn và trồng thêm cây lây gỗ, chờ 5 - 6 năm cây trúc, cây lấy gỗ lớn xuất bán rồi trồng cây ngắn ngày, cây ăn quả (mận máu, lê), chăn nuôi lợn đen, gà thương phẩm. Cứ thế các xóm học tập nhau, tác động đến từng người dân, từng hộ trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp.

Khi bà con hiểu về đổi mới sản xuất, xã tích cực vận động bà con mở rộng trồng cây trúc sào, từ bản Pác Trà, Phiêng Pản, Nặm Cốp... gần trung tâm xã đến bản trên núi cao Pác Lũng, Pù Ngào... Huy động nguồn vốn từ Chương trình 135, Nghị quyết 30a, Quyết định 120 cho hộ nghèo từ giống, kỹ thuật… Trưởng xóm Pác Lũng Lý Văn Hẩn chia sẻ: Được cán bộ xã hướng dẫn tận tình nên người dân vướng ở đâu là cán bộ đến tháo gỡ, do vậy được bà con hưởng ứng, tăng diện tích trồng trúc, trồng cây lấy gỗ...

Những xóm ở trên núi cao không có đường vận chuyển cây trúc, Ban Thường vụ Đảng ủy xã đến trao đổi trực tiếp với bà con cùng thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động nguồn vốn Nhà nước và vận động nhân dân đóng góp, ủng hộ. Xã còn mời cơ quan chức năng đến khảo sát, thành lập Ban Chỉ huy công trường để triển khai thực hiện. Tháo gỡ khó khăn hợp với lòng dân nên bà con các xóm quyết tâm mở đường vượt núi cho xe chở trúc, gỗ ra trung tâm xã bán.

Nông dân xã Huy Giáp (Bảo Lạc) thu hoạch cây trúc.


Để nâng cao dân trí, Ban Thường vụ Đảng ủy xã chỉ đạo cán bộ trực tiếp tuyên truyền, vận động bà con cho trẻ em đến trường đúng độ tuổi. Tiền phụ cấp cho học sinh vùng khó khăn không phát về cho gia đình mà đề nghị giáo viên tổ chức nấu ăn cho các cháu tại trường; huy động xã hội hóa xây dựng ký túc xá cho học sinh ăn theo mô hình bán trú nên thu hút trẻ em đi học.

Sau 5 năm (2011 - 2015) triển khai thí điểm “nhiệm vụ kép”, đời sống của bà con bắt đầu bứt phá. Người đứng đầu “một vai hai việc” Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã và đội ngũ cán bộ năng động, đổi mới, nâng cao năng lực, chuẩn hóa, trẻ hóa, gần dân, sát dân, giải quyết những nhu cầu bức thiết, nguyện vọng của nhân dân trong thực hiện mục tiêu lớn của xã. Nghị quyết Đảng bộ xã tập trung xây dựng NTM, từng bước đạt tiêu chí xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, giảm hộ nghèo; văn hóa, giáo dục, tăng thu nhập cho nông dân, phát triển cây trồng, vật nuôi đặc hữu của địa phương để sản xuất hàng hóa, xây dựng hạ tầng cơ sở đồng bộ.

Qua đó, đời sống của bà con ngày càng được cải thiện, diện tích trúc ngày càng nhân rộng, mỗi vụ bán được 20 - 100 triệu đồng/hộ; ngoài ra còn thu nhập từ hàng nông sản, thịt lợn đen, mận máu, lê vàng…; nhiều hộ xây nhà, mua xe ô tô, xe máy, xe công nông… Bà con phấn khởi hiểu xây dựng NTM là làm cho cuộc sống tốt hơn nên tích của thực hiện các tiêu chí NTM.

Từ kết quả nhiệm kỳ trước, giai đoạn 2015 - 2020, cán bộ xã quyết tâm cùng bà con vươn lên đưa xã cán đích 19 tiêu chí NTM. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Huy Giáp Lương Văn Mão là cán bộ trẻ thế hệ 8X năng động, nhiệt huyết tâm sự: Khó nhất trong thực hiện các tiêu chí là tăng thu nhập, tạo việc làm, giảm hộ nghèo, xác định được chiến lược phát triển kinh tế theo công thức: cây trúc sào + cây gỗ công nghiệp + cây ăn quả + chăn nuôi lợn đen thương phẩm…, đặc biệt xã kết nối để đưa các sản phẩm nông sản địa phương ra thị trường. Cây trúc sào, thịt lợn đen, cây ăn quả trở thành cây, con hàng hóa cho nhân dân bứt phá vươn lên thoát nghèo, từ đó nâng cao nhận thức, phát huy nội lực cùng Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng hạ tầng cơ sở, thực hiện các tiêu chí NTM.

Rượu trúc xã Huy Giáp (Bảo Lạc).


Ngỡ ngàng hơn, đến với xã đạt chuẩn NTM, chúng tôi được cán bộ xã đưa đi trải nghiệm “bản làng đáng sống” gắn với văn hóa cây trúc tại Bản Ngà, Pác Trà, Phiêng Pản, Nặm Cốp…, được hòa mình vào rừng trúc xanh ngút ngàn như trong chuyện cổ tích, đến sàn nhà giữa rừng trúc xem rổ, rá, bàn ghế trúc... Trong nhà sàn ở bản Phiêng Pản, chúng tôi được thưởng thức các món ăn từ măng trúc, thịt lợn đen, gà đen, uống rượu ngâm trong thân cây trúc vàng óng, êm dịu nồng nàn.

Câu chuyện tiềm năng văn hóa cây trúc gắn với không gian bản địa người Dao, Mông trong rừng trúc của cán bộ xã với chúng tôi và một số gia đình được bàn luận sôi nổi. Trong tương lai không xa, với sự năng động của cán bộ xã, sự quan tâm của các cấp, ngành sẽ xây dựng xã Huy Giáp không chỉ là xã điểm xây dựng NTM mà còn là điểm đến hấp dẫn với những “bản làng đáng sống” gắn với văn hóa cây trúc để thu hút khách du lịch đến trải nghiệm, khám phá.

Bài, ảnh: Trường Hà

Sau 10 năm (2011 - 2020) thực hiện Chương trình xây dựng NTM, xã Huy Giáp đạt thu nhập bình quân đầu người 36,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 6%/năm. Huy động các nguồn lực trên 104 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, xã huy động trên 35 tỷ đồng, nhân dân hiến trên 85.000 m2 đất, đóng góp trên 5 tỷ đồng, gần 26.000 ngày công lao động. Bê tông hóa 16 tuyến đường/50 km đường xóm, bản; mở 35 km đường làng, ngõ xóm. Xây dựng chiến lược sản xuất phù hợp, bền vững: cây trúc sào + cây gỗ công nghiệp + cây ăn quả + chăn nuôi lợn đen thương phẩm kết nối với thị trường.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
TPHCM: Phấn đấu có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu

TPHCM: Phấn đấu có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu

LNV - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn vùng nông thôn TP.HCM với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố giai đoạn 2021 – 2025.
Phú Yên thành lập mới ít nhất 15 hợp tác xã vào năm 2030

Phú Yên thành lập mới ít nhất 15 hợp tác xã vào năm 2030

LNV - Tỉnh Phú Yên đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ tư vấn, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 15 hợp tác xã (HTX), 45 tổ hợp tác (THT) trong nông nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho 34 HTX nông nghiệp.
Đại Phác - vùng quê có nhiều đổi thay

Đại Phác - vùng quê có nhiều đổi thay

LNV - Về xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu Đại Phác, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) điều khiến ai cũng phải ấn tượng là bởi vùng quê này đã có nhiều đổi thay rõ nét. Nhiều ngôi nhà xây mới mọc lên, những con đường rợp bóng cây xanh và các loài hoa khoe sắc, đồng lúa xanh màu no ấm...
Làng nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

Làng nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

LNV - Cuối năm 2015, UBND tỉnh Hậu Giang ký kết hợp tác cùng quỹ toàn cầu hóa nông thôn mới (NTM) Saemaul Undong Hàn Quốc triển khai Dự án Làng NTM-Saemaul
Hà Giang: Xã Đồng Tâm hân hoan, phấn khởi về đích Nông thôn mới

Hà Giang: Xã Đồng Tâm hân hoan, phấn khởi về đích Nông thôn mới

LNV - Đồng Tâm là một trong ba xã của huyện Bắc Quang được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) năm 2023; đây là kết quả đáng tự hào sau hơn 10 năm đồng lòng, chung sức nỗ lực vượt khó của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Về đích NTM đem lại cho người dân niềm phấn khởi, nguồn động lực để không ngừng cố gắng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Tin khác

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các Quyết định số 632, 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đất Đỏ và huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Sơn La: Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Tiêu chí môi trường, là một trong những tiêu chí khó trong hành trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương trong tỉnh triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân hoàn thiện, duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu thuộc tiêu chí môi trường; chủ động lồng ghép các nội dung của chương trình vào từng ngành, lĩnh vực có liên quan... góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tuyên Quang: Thêm 5 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao

Tuyên Quang: Thêm 5 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao

LNV - UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành quyết định công nhận thêm 12 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM), trong đó có 05 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Thanh Hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong phong trào XDNTM đã được các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tập trung chỉ đạo, nhằm lưu giữ và phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.
Nghệ An: Trên 39.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Nghệ An: Trên 39.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh Nghệ An có thêm 39 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và thêm 32 thôn, bản đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã NTM toàn tỉnh lên 319 xã/411 xã.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Yên Định phấn đấu đạt huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024 nên còn rất nhiều việc phải làm và tập trung cao, chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực lớn mới hoàn thành.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Cách trung tâm huyện 07 km, Vạn Thắng là xã thuộc vùng nội đồng của huyện Ba Vì (Hà Nội), có tổng diện tích đất tự nhiên 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 nhân khẩu cư trú tại 07 thôn trong xã. Nền kinh tế của xã đa thành phần, gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Xã Quảng Ninh đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Xã Quảng Ninh đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

LNV - Sáng ngày 30/6, xã Quảng Ninh huyện Quảng Xương tổ chức lễ công bố và đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Nghệ An: Thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao

Nghệ An: Thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao

LNV - Ngày 28/6, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2023. ​​​​​​
Phước Quang vinh dự là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định

Phước Quang vinh dự là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định

LNV - Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chung sức, đồng lòng về đích đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Đây là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định.
Long An: Hội LHPN huyện Cần Giuộc chung tay xây dựng nông thôn mới

Long An: Hội LHPN huyện Cần Giuộc chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Đóng góp vào phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã triển khai, thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Từ đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.
Nam Định: Mặt trận Tổ quốc Xuân Trường vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định: Mặt trận Tổ quốc Xuân Trường vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

LNV - Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Xuân Trường xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), thấy được quyền lợi, trách nhiệm của mình để từ đó chủ động tham gia.
Hà Nội: Xã Dương Quang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Xã Dương Quang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng 17/05, Đảng uỷ-HĐND-UBND-UBMTTQ xã Dương Quang, huyện Gia Lâm tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/2024).
Thanh Hóa: Huyện Hà Trung về đích nông thôn mới

Thanh Hóa: Huyện Hà Trung về đích nông thôn mới

LNV - Huyện Hà Trung là huyện đồng bằng nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 25km. Là địa phương giàu truyền thống cách mạng, văn hóa. Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến nay Hà Trung đã cán đích ngoạn mục.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động