Cải tiến mẫu mã bao bì để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Mẫu mã sản phẩm và bao bì vẫn theo “lối mòn”
Phát biểu tại Hội thảo “Tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ tăng sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu”, TS. Nguyễn Như Chinh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam – cho biết, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mỗi năm đạt gần 2 tỷ USD. Con số trên có thể được mở rộng hơn nữa nếu sản phẩm thủ công mỹ nghệ được quan tâm đến kiểu dáng và mẫu mã bao bì.
Hội thảo “Tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ tăng sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu”. Ảnh: Nguyễn Vân |
Một trong những nguyên nhân khiến mẫu mã sản phẩm, mẫu mã bao bì nói chung, sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói riêng chưa đa dạng được, lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam chỉ ra là do hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề đều ở quy mô nhỏ lẻ (hộ gia đình), năng lực về vốn, mặt bằng và cơ sở vật chất hạn chế nên không thể đầu tư chiều sâu cho việc thiết kế mẫu mã mới sản phẩm và bao bì mới.
Ông Trịnh Quốc Đạt – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam – phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Vân |
Mặt khác, ở các làng nghề hiện nay, số lượng nghệ nhân tài hoa, hiểu sâu về kỹ thuật, kỹ xảo nghề truyền thống không còn nhiều. Lớp nghệ nhân cao tuổi, sức yếu, hạn chế về khả năng nắm bắt thị hiếu, thị trường, trong tiềm thức luôn lệ thuộc vào các mẫu mã truyền thống. Còn những người trẻ được học hành bài bản, có sự năng động, nhạy bén nhưng lại chưa có nhiều kỹ năng, kỹ xảo với nghề, hạn chế hiểu biết những chuẩn mực về giá trị truyền thống, thích chạy theo sự tân kỳ, bắt chước, sao chép mẫu sẵn có và cải biên chút ít để làm mới, chưa có tính sáng tạo. “Đây cũng là sự hạn chế nhất định cho phát triển mẫu mã sản phẩm và bao bì, kiểu dáng thiết kế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay”, TS. Nguyễn Như Chinh chia sẻ.
TS. Nguyễn Như Chinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Vân |
Từ thực tế tại địa phương, bà Nguyễn Hồng Chuyến – Phó Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp – Sở Công Thương Hải Dương – nêu, yêu cầu của cuộc sống hiện đại và hội nhập kinh tế thế giới đang đòi hỏi sản phẩm thủ công mỹ nghệ phải phong phú, đa dạng đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng. Trong khi đó, các làng nghề truyền thống thiếu hẳn một khâu quan trọng là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sự đa dạng trong mẫu mã sản phẩm.
Bà Nguyễn Hồng Chuyến – Phó Trưởng phòng Quản lý Công nghiệp – Sở Công Thương Hải Dương. Ảnh: Nguyễn Vân |
Ngoài một số ít nhà thiết kế chuyên nghiệp tâm huyết với nghề truyền thống, chưa có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp nghiên cứu chuyên sâu cho từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Các cơ sở làng nghề và doanh nghiệp hiện đầu tư quá ít cho nghiên cứu thị trường, nhất là thị trường dành cho tạo mẫu và thiết kế.
Dù có tiến bộ với nhiều sản phẩm đẹp, độc đáo, song có thể thấy, phần lớn các sản phẩm được thiết kế mới dừng lại ở những chi tiết cải tiến nhỏ, chủ yếu là khác biệt trong kết cấu, chất liệu sản phẩm chứ chưa có nhiều mẫu mới.
Sở dĩ các thiết kế, mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ và bao bì ở Hải Dương còn nghèo nàn, đơn điệu là do các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ hiện nay có quy mô nhỏ lẻ, năng lực tài chính yếu nên không đủ điều kiện đầu tư cải tiến mẫu mã. Trong khi đó, sự phối hợp giữa đội ngũ nghệ nhân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, nên quá trình cải tiến mẫu mã diễn ra chậm chạp, không đáp ứng được nhu cầu đổi mới kiểu dáng.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày sản phẩm gốm của Công ty CP gốm Chu Đậu (Thái Tân - Nam Sách) |
Cần lắm “bắt tay” giữa nhà thiết kế và nhà sản xuất
Trước hiện trạng trên, TS. Nguyễn Như Chinh nhận định, muốn sản phẩm thủ công mỹ nghệ phát triển mạnh mẽ hơn nữa phải “bật” được khỏi tư duy truyền thống mới tiếp cận được sâu với thị trường. Tuy nhiên, tinh hoa văn hóa Việt là một yếu tố quan trọng trong khai thác chất liệu để tạo nên những mẫu mã, kiểu dáng thiết kế mới cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ phù hợp với nhu cầu của thị trường. “Do đó, tính truyền thống cần được phát huy những điểm thế mạnh thay vì bảo thủ, cố hữu giữ rịt những mẫu mã truyền thống không còn phù hợp với thị trường”, TS. Nguyễn Như Chinh nhấn mạnh.
Ông cũng đồng thời nhấn mạnh, để phát triển mẫu mã sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ và bao bì phù hợp, cần có sự “bắt tay” của nhà thiết kế và nhà sản xuất.
Với nhà thiết kế, cần có sự thực tế của nhà sản xuất để mẫu mã sản phẩm, mẫu mã bao bì vẫn mang được bản sắc dân tộc, hơi thở của vùng miền; vẫn tận dụng được nét truyền thống, vừa có thể áp dụng công nghệ mới; dễ tổ chức sản xuất, đáp ứng được yêu cầu về số lượng lớn; kích thước, chất lượng, nguyên vật liệu và giá thành thành phẩm cần phù hợp với đối tượng khách hàng; sản phẩm vừa là mỹ thuật đơn thuần, vừa có thể là sản phẩm mỹ thuật ứng dụng…
Đối với nhà sản xuất, để nhà thiết kế đủ dữ kiện và thăng hoa sáng tạo, phải có sự chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ tối đa. Bên cạnh đó, ở mỗi bước trong quá trình sáng tạo, cả nhà thiết kế và nhà sản xuất phải liên tục bàn bạc, đánh giá để đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất, chuẩn bị cho bước kế tiếp. Thậm chí, nhà sản xuất còn phải đem những gì đã phác thảo được thăm dò trước thị trường để đánh giá tiềm năng tương lai của sản phẩm có thiết kế, mẫu mã mới.
Về phía tỉnh Hải Dương, bà Nguyễn Hồng Chuyến thông tin, để thúc đẩy sự sáng tạo và làm phong phú về mẫu mã sản phẩm, địa phương đã tổ chức cuộc thi “Thiết kế mẫu sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tỉnh Hải Dương”. Đây cũng là hướng đi có trách nhiệm của tỉnh Hải Dương trong việc thúc đẩy phát triển và bảo tồn nghề truyền thống. “Việc này cần tiếp tục được làm thường xuyên, liên tục và sâu rộng, thậm chí cả các cuộc thi mẫu mã, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ở cấp huyện để kích thích sự sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mới tinh tế, có giá trị kinh tế cao của các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề ở Hải Dương” – bà Nguyễn Hồng Chuyến nói.
Tại hội thảo các chuyên gia và các nhà nghiên cứu phát biểu tập trung vào những vấn đề gồm: Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ; Thực trạng và giải pháp về mẫu mã bao bì, đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Quan hệ thương hiệu và bao bì sản phẩm trong nền kinh tế thị trường; Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc thiết kế bao bì sản phẩm; Bao bì đẹp góp phần nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu sản phẩm; Đào tạo thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay; Vai trò của bao bì – ý nghĩa và tầm quan trọng trong xuất khẩu…
Trong bối cảnh thế giới hội nhập như hiện nay, việc thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm đang phát huy vai trò quan trọng trong trong việc nhận diện và khẳng định thương hiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam.
Chiều cùng ngày, các đại biểu tham quan Công ty CP gốm Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Các đại biểu chứng kiến các công đoạn sản xuất gốm và tham quan khu trưng bày các sản phẩm, bao bì gốm, sứ.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 | 03/12/2024 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 | 01/12/2024 Tin tức
TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung
23:49 | 01/12/2024 Tin tức
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ
23:29 | 30/11/2024 Khuyến công
Tin khác
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV
15:22 | 30/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO
09:10 | 28/11/2024 Tin tức
Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống
09:09 | 28/11/2024 Tin tức
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá
09:09 | 28/11/2024 Tin tức
Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng
11:46 | 27/11/2024 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
13:46 | 26/11/2024 Tin tức
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng
11:01 | 26/11/2024 Tin tức
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa
11:01 | 26/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
10:59 | 26/11/2024 Tin tức
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng”
10:41 | 26/11/2024 Tin tức
Đồng chí Tôn Ngọc Hạnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước
10:37 | 26/11/2024 Tin tức
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
11:19 | 25/11/2024 Tin tức
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 | 23/11/2024 Tin tức
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 OCOP
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
15:23 Tin tức
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 Tin tức
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 Nông thôn mới
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 Làng nghề, nghệ nhân