Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Cái giá của hòa bình

LNV - Một đất nước Việt Nam nhỏ bé mà có tới hơn 3.000 nghĩa trang liệt sĩ, 1,2 triệu liệt sĩ và gần 100.000 thương binh, bệnh binh. Những con số đã có sức mạnh, có giá trị để nói lên tất cả. Đó là cái giá của hòa bình.

Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc đã có hàng triệu đồng bào, chiến sĩ hy sinh và bị ảnh hưởng bởi di chứng của chiến tranh. Trên khắp mọi miền Tổ quốc, nơi nào cũng có những nghĩa trang liệt sĩ, những tượng đài và công trình Tổ quốc ghi công. Đó không những là chứng tích tái hiện những đau thương, mất mát của dân tộc, mà còn là lời nhắc nhở các thế hệ hôm nay và mai sau, phải luôn ghi nhớ, biết ơn và trân trọng những thế hệ người Việt Nam, đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh cho hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất. Đó cũng là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam "Uống nước nhớ nguồn”.

Thế nhưng, vẫn còn đó, những người thờ ơ, quay lưng với lịch sử, xuyên tạc cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc, xúc phạm đến sự hy sinh của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ. Phóng viên có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Sử học Hoàng Thị Hồng Nga (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Cái giá của hòa bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ tưởng nhớ tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn ngày 22/7

Cái giá của hòa bình

PV: Tính đến nay, nước ta có khoảng 8,8 triệu đối tượng người có công với cách mạng, chiếm gần 10% dân số. Trong đó, có 1,2 triệu liệt sĩ và gần 100.000 thương binh, bệnh binh. Một đất nước Việt Nam nhỏ bé mà có tới hơn 3.000 nghĩa trang liệt sĩ. Những con số nêu trên đã quá đủ để nói về những hy sinh, mất mát của dân tộc Việt Nam, trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do thống nhất, thưa Tiến sĩ?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, biết bao chiến sĩ cộng sản, những quần chúng cách mạng yêu nước đã ngã xuống. Và biết bao gia đình đã gánh trên vai nỗi đau mất mát người thân. Biết bao nhiêu người đã hy sinh hạnh phúc của cá nhân và tuổi thanh xuân. Có những con số, mà khi đọc lên, chúng ta cũng phải lặng đi để suy ngẫm. Đó là gần 1,2 triệu anh hùng, liệt sĩ trong cả nước. Trong đó, có những hài cốt liệt sĩ còn nằm lại trên các chiến trường Việt Nam, cũng như ở các chiến trường của nước bạn Lào, Campuchia, hay thậm chí là nằm ở Biển Đông. Hầu hết các thành phố, thị xã, phường, thị trấn trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều thấy có nghĩa trang liệt sỹ, có những công trình Tổ quốc ghi công. Có lẽ không cần phải thốt lên bất cứ một lời cảm thán nào, những con số đó đã có sức mạnh, có giá trị để nói lên tất cả. Đó là cái giá của hòa bình.

PV: Đó mới chỉ là những con số trong chiến tranh, còn trong hòa bình thì sao? Chúng ta thấy là trong hòa bình, dựng xây đất nước, vẫn có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Chiến tranh đã lùi xa, thế nhưng giữa thời bình, những người con ưu tú của đất nước vẫn không ngừng cống hiến tuổi xuân, thậm chí sẵn sàng hy sinh xương máu cho sự bình yên của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Có những mặt trận không tiếng súng, như cuộc chiến đấu để chống lại đại dịch Covid-19, hay là cuộc chiến đấu để chống lại thiên tai, bảo vệ đời sống bình yên cho nhân dân trong các trận lũ lụt, các trận lũ quét ở các địa phương. Chúng ta vẫn chứng kiến sự hy sinh của các chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân. Tôi cho rằng là, tất cả những chiến công, những sự hy sinh thầm lặng đó, thì không có bút mực nào có thể tả hết. Vậy nên, dẫu là thời nào đi chăng nữa, thì sự cống hiến, sự hy sinh của những người con ưu tú đó, vẫn luôn mãi ở trong trái tim ơn nghĩa của nhân dân, của Tổ quốc. Và Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi công ơn của những người đã cống hiến, hy sinh cho dân tộc.

"Chúng ta vì hòa bình mà đánh”

PV: Thưa bà, những hy sinh, mất mát của dân tộc Việt Nam trong các cuộc chiến tranh xâm lược là không thể đong đếm. Và chắc chắn, những hy sinh đó là bởi "kẻ thù buộc ta ôm cây súng”?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Tôi rất tâm đắc với câu nói của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh "Chúng ta vì hòa bình mà đánh”. Trong thực tiễn của lịch sử Việt Nam, tôi cho rằng, trên thế giới này, hiếm có một dân tộc nào như dân tộc Việt Nam của chúng ta. Trong mấy ngàn năm lịch sử đã có hơn 1 nghìn năm chúng ta phải trực tiếp cầm vũ khí chống ngoại xâm. Nếu chỉ tính từ khi cuộc kháng chiến chống Tần xâm lược cho đến nay, trải qua đến hơn 20 thế kỷ, chúng ta đã phải trực tiếp kháng chiến đến khoảng 13 thế kỷ, trong thời kỳ trung đại. Và đến thời kỳ cận hiện đại sau này, chúng ta cũng phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược hùng mạnh bậc nhất thế giới. Như là phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Chịu đựng những mất mát hy sinh, hơn ai hết, nhân dân Việt Nam nhận thấy rõ giá trị của hòa bình, của độc lập và tự do. Và cũng chính là để giành và bảo vệ được những giá trị đó, dân tộc Việt Nam phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến, để chống lại các thế lực ngoại xâm, để giành và bảo vệ độc lập, tự do đó cho Tổ quốc.

PV: Và chỉ khi mọi nỗ lực giải quyết bằng thương lượng, hòa bình không được nữa, chúng ta mới phải tiến hành chiến tranh?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Đúng vậy, thực tiễn lịch sử cho thấy, chỉ khi những con đường giải quyết bằng hòa bình, bằng thương lượng, bằng đàm phán không còn nữa, thì sự lựa chọn cuối cùng của chúng ta mới là con đường tiến hành chiến tranh. Và điển hình, đó là trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 cho đến năm 1954. Giai đoạn mà đất nước ở vào thế "ngàn cân treo sợi tóc”. Khi mà Đảng và Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa vẫn ưu tiên hàng đầu, giải quyết mối quan hệ với người Pháp bằng con đường hòa bình, bằng con đường thương lượng. Tuy nhiên, thiện chí hòa bình của chúng ta không được tiếp nhận từ phía Pháp. Từ thực tế đó, chúng ta không còn con đường nào khác và sự lựa chọn cuối cùng của dân tộc Việt Nam là phải tiến hành chiến tranh.

Cái giá của hòa bình
Trong công cuộc phòng chống dịch bệnh Covid-19, những người lính tham gia chống dịch bằng "mệnh lệnh từ trái tim"

Sẽ là một lỗ hổng lớn nếu thế hệ trẻ lãng quên lịch sử

PV: Thực tiễn đã chứng minh, trong các cuộc chiến tranh, "kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Theo Tiến sĩ, sẽ như thế nào nếu thế hệ hôm nay không biết được điều đó, hay nói một cách rộng hơn là sẽ như thế nào, nếu lịch sử bị lãng quên?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Thế hệ trẻ sẽ thế nào, nếu như mà lịch sử bị lãng quên, hay là không được học lịch sử một cách có hệ thống. Tôi cho rằng, việc cắt ghép và xuyên tạc lịch sử, vốn là một cách làm của những người muốn bôi nhọ lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Cắt ghép và xuyên tạc lịch sử là những thủ đoạn mạo danh khoa học để có thể xuyên tạc lịch sử. Vì thế, việc giáo dục lịch sử, nếu thiếu hệ thống và toàn diện, thì sẽ đặt thế hệ trẻ Việt Nam đứng trước những hiểm họa. Mà tất cả những người có lương tâm hôm nay sẽ phải cảm thấy có trách nhiệm rất nặng nề.

Liệu thế hệ trẻ mai sau có biết, kẻ thù buộc ta ôm cây súng, có còn phân biệt được đúng – sai, chính nghĩa - gian tà, xâm lược hay chống xâm lược. Và trong những sự biến đổi không ngừng của quan hệ quốc tế, liệu những công dân Việt Nam trong tương lai, có tin vào những việc cha anh mình làm là phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử lúc bấy giờ hay không? Vậy ai là người sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả đối với thế hệ trẻ của đất nước, đang chịu ảnh hưởng từng giờ, từng phút, với sự tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử trên các trang mạng xã hội mà họ không đủ năng lực để phân biệt đúng - sai.

Nếu không coi môn lịch sử là một môn để giáo dục về tư tưởng, về chính trị một cách có hệ thống cho thế hệ trẻ, thì nó sẽ là một lỗ hổng rất lớn, và nó sẽ là những những điều kiện để cho các thế lực phản động dễ dàng lợi dụng, để thực hiện thủ đoạn diễn biến hòa bình.

Cái giá của hòa bình
Gắn kết bằng cụm từ "tình quân dân" mà nhiều người lính vẫn ngã xuống trong thời bình vì sự hạnh phúc, bình yên của người dân. Trong ảnh: Lễ truy điệu 13 liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn công trình thủy điện Rào Trăng 3 ngày 13/10/2020

PV: Sự nguy hại đó đang đặt ra cho công tác giáo dục lịch sử trọng trách rất lớn, thưa Tiến sĩ?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Trong thực tế bây giờ, có những người do thiếu kiến thức lịch sử, chưa nghiên cứu thấu đáo những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, nên khi xem xét lịch sử còn hời hợt và phiến diện. Cũng có những người do thiếu nhãn quan chính trị chuẩn mực nên có những phát ngôn chưa đúng về lịch sử, chỉ nhìn nhận lịch sử bằng con mắt hẹp hòi, đánh giá lịch sử bằng thái độ bôi nhọ, xuyên tạc. Tôi cho rằng, đó là biểu hiện suy thoái nghiêm trọng của chính trị và tư tưởng. Và vì như thế, câu chuyện giáo dục lịch sử là rất cần thiết và quan trọng, để thế hệ trẻ có được suy nghĩ, nhận thức chuẩn mực. Tôi nghĩ giáo dục lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

PV: Cái giá của hòa bình, cái giá của độc lập, tự do chúng ta đã thấy rồi. Vậy Tiến sĩ có cho rằng, những ai cố tình lãng quên lịch sử, xuyên tạc lịch sử, chính là họ đang xúc phạm hy sinh của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ?

TS Hoàng Thị Hồng Nga: Tôi thì vẫn nhớ mãi lời thơ, đó chính là "Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”. Và tôi cho rằng, tình yêu quê hương và trân trọng quá khứ, biết ơn tiền nhân, là thứ tình cảm thiêng liêng, mà chúng ta nên trân trọng. Và một con người, nếu không nhớ về cội nguồn và không biết ơn quê hương, không biết ơn những bậc cha anh đã đổ xương máu, đã hy sinh, để chúng ta có được hạnh phúc, độc lập, tự do của ngày hôm nay, thì tôi cho rằng, đó là những người chưa có sự trưởng thành.

Và tôi cho rằng, tình yêu quê hương, đất nước, thì nó không chỉ thể hiện bằng nỗi nhớ như trong câu ca, như trong bài hát. Mà tôi cho rằng, nó còn phải thể hiện ở chính sự ý thức về trách nhiệm bảo vệ, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh. Và phát huy những truyền thống tốt đẹp của đất nước, của quê hương bằng những việc làm cụ thể.

Thế nên tôi cho rằng, với những ai đó còn có những biểu hiện quay lưng lại với quá khứ, phủ nhận lịch sử, xuyên tạc thành quả của cha ông, làm vẩn đục những giá trị cao đẹp của lịch sử Việt Nam, thì tôi cho rằng, những người đó, như một nhà sử học đã từng ví von hình ảnh rằng là "Những ai đó cố tình lãng quên quá khứ, phủ bụi lên lịch sử, thì tự họ đang bôi nhọ lên chính gương mặt người đã sinh ra mình”.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!

VOV

Tin liên quan

Tin mới hơn

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Những dấu ấn với làng nghề và nghệ nhân của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những dấu ấn với làng nghề và nghệ nhân của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm động viên một số làng nghề, cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn. Những chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến khắp nẻo đường đất nước đã tạo ra động lực mới, phát triển mới, những quyết sách mới cho đất nước. Bởi niềm mong mỏi, khát khao của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một Việt Nam giàu mạnh, hùng cường.
Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.
Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra nơi yên nghỉ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra nơi yên nghỉ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Sáng 24/7, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn lãnh đạo đã tới nghĩa trang Mai Dịch kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn
Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử

LNV - Trong xu thế của hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự thích ứng với sự bùng nổ của công nghệ số, các làng nghề Hà Nội đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá và kết nối giao thương.

Tin khác

Đặc sắc sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn tiêu biểu các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên

Đặc sắc sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn tiêu biểu các tỉnh Miền Trung- Tây Nguyên

OVN - Chiều 23/7, tại khu vực Quảng trường Nguyễn Tất Thành và đường Xuân Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khai mạc “Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã năm 2024 khu vực miền Trung – Tây Nguyên (MT&TN)”. Trên 250
Ấn tượng nông thôn mới Thái Nguyên

Ấn tượng nông thôn mới Thái Nguyên

LNV - Cùng với phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có những bước tiến mới, ấn tượng, số xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới ngày càng nhiều; đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn thiện, khang trang. Đi đến đâu cũng thấy cảnh quan ngày càng đẹp, làng quê yên bình, là nơi để con em đi công tác, làm ăn xa khao khát tìm về khi có thời gian.
Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng của Đảng

LNV - 57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Năm 2024: Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội tuyển sinh

Năm 2024: Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội tuyển sinh

LNV - Theo thông tin từ trang web chính thức của HUBT, Năm học 2024 – 2025, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 là 7.090 sinh viên.
Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt

Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt

LNV - Ông là Ngọn lửa ấm áp, rực đỏ, là Ngôi sao sáng chói, sáng mãi, không bao giờ tắt! Cuộc đời và sự nghiệp của ông trọn vẹn như câu nói: “Ta có thể tự hào rằng, tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân” trong tác phẩm kinh điển của nhà văn Nga Ostrovsky “Thép đã tôi thế đấy”.
(Hà Nội) 120 thanh, thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam năm 2024

(Hà Nội) 120 thanh, thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam năm 2024

LNV - Từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ, 120 thanh niên kiều bào Việt Nam tiêu biểu từ 16-24 tuổi đã có mặt tại thủ đô Hà Nội để khởi động sự kiện Trại hè Việt Nam 2024 với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui”.
Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức với nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bài viết của Chủ tịch nước Tô Lâm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà Lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

LNV - Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi.
Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vai trò, vị thế đô thị đặc biệt

Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vai trò, vị thế đô thị đặc biệt

LNV - Ngày 18/7, tại TP Hồ Chí Minh, Đoàn khảo sát của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV của Đảng do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Trao tặng Huân chương Sao vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trao tặng Huân chương Sao vàng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Tô Lâm đã công bố Quyết định và trao Huân chương Sao vàng tới đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng cần tích cực triển khai thực hiện quy hoạch với 3 trụ cột phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng cần tích cực triển khai thực hiện quy hoạch với 3 trụ cột phát triển

LNV - Chiều 17/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2024, tình hình triển khai Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội, Đề án tổ chức chính quyền đô thị và các Đề án sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố...
Khai mạc Lễ hội ẩm thực Món ngon từ biển và hội chợ OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định năm 2024

Khai mạc Lễ hội ẩm thực Món ngon từ biển và hội chợ OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định năm 2024

LNV - Chiều 11.7, tại Công viên thiếu nhi TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội ẩm thực Món ngon từ biển và Hội chợ OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định năm 2024.
Lễ hội Sen Hà Nội để lại nhiều dấu ấn với du khách

Lễ hội Sen Hà Nội để lại nhiều dấu ấn với du khách

LNV - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 với chủ đề “Sắc sen Hà Nội” do thành phố Hà Nội chỉ đạo UBND quận Tây Hồ phối hợp các sở, ngành, đơn vị thực hiện, đang diễn ra tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ). Lễ hội đã diễn ra từ ngày 12- 16/7, với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng gửi tới người dân và du khách.
UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ thông xe cầu Bến Rừng nối Hải Phòng với Quảng Ninh. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới dự và cắt băng thông xe

UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ thông xe cầu Bến Rừng nối Hải Phòng với Quảng Ninh. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới dự và cắt băng thông xe

LNV - Chiều 17/7, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức lễ thông xe cầu Bến Rừng nối huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng với thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến dự, cùng dự có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và đông đảo người dân tham dự buổi lễ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động