Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Bến tre: Làng nghề bó chổi cọng dừa Mỹ An ngày càng phát triển

LNV - Năm 2012, làng nghề bó chổi Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh. Đây là những điều kiện thuận lợi để làng nghề bó chổi Mỹ An phát triển, đưa sản phẩm của mình vươn xa hơn nữa


Người thợ bó chổi dùng dây cước trắng buộc chặt (theo cách bện nong mốt) để cọng chổi không dễ rơi, rớt khi quét.


Nghề bó chổi cọng dừa của người dân ở xã Mỹ An ngày càng phát triển, nhờ đó đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Đồng thời, bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở Mỹ An.

Đến làng chổi cọng dừa, rải rác từng nhà ở các ấp, các thợ thủ công lành nghề đang tất bật với công việc, tay mỗi người thoăn thoắt làm nên những cây chổi được bó thật đều, thật chặt và đẹp.

Những người làm nghề lâu năm ở đây cho biết, để có một cây chổi hoàn chỉnh, bền chắc, người thợ phải trải qua 4 - 5 công đoạn. Việc đầu tiên là làm mái chổi - công đoạn mất nhiều thời gian nhất. Sau khi đã định hình mái chổi, người thợ lần lượt bện (kết) cọng dừa, mỗi lần bện, thợ lại lấy dây cước trắng buộc chặt (theo cách bện nong mốt) để cọng chổi không dễ rơi, rớt khi quét. Tiếp đó là công đoạn làm cán chổi, đóng thêm "cây nêm" (lấy phần thân tàu dừa) vào cán chổi để tăng độ cứng, bền; cuối cùng là danh chổi. Chỉ riêng công đoạn danh đầu cán chổi, người thợ dùng máy chặt cho đều và đẹp, còn tất cả các công đoạn khác đều làm bằng thủ công. Vì thế, người thợ mất khá nhiều công sức mới hoàn thành một cây chổi bền, đẹp.

Tại cơ sở của gia đình chị Nguyễn Thị Chi (46 tuổi), trung bình mỗi ngày có khoảng 15 người bó chổi “để ăn công”. Theo chị Chi, mỗi người kiếm được vài chục ngàn đồng một ngày, tùy theo làm được nhiều hay ít sản phẩm. Mỗi một cây chổi cọng dừa, đối với loại hàng thông thường, người lao động được trả tiền công từ 1.500 - 1.800 đồng, nếu là hàng đặt (chất lượng tốt hơn) được trả công 2.000 đồng. Mỗi lao động bó chổi bình quân khoảng 2 triệu đồng/tháng.

Đối với hoàn cảnh không đất sản xuất như bà Phạm Thị Tí (63 tuổi), việc gia công bó chổi là nghề nông nhàn, có thể giúp chủ động thời gian. “Tuy không giàu có nhưng nghề này giúp phụ nữ, trong đó có người lớn tuổi, có được cuộc sống ổn định trong tuổi xế chiều”, bà Tí chia sẻ. Trung bình mỗi ngày, bà nhận gia công khoảng 35 - 40 cây chổi, thu nhập từ 70 - 80.000 đồng/ngày.
Bí thư Đảng ủy xã Mỹ An Trần Văn Tây cho biết, nghề bó chổi nằm rải rác ở các ấp trong xã nhưng tập trung nhiều nhất là ở ấp An Hòa - điểm xuất phát đều tiên của làng nghề. Lúc đầu, chỉ có vài hộ làm với hình thức nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở địa phương. Đến năm 2006, nghề bó chổi ở ấp An Hòa bắt đầu phát triển mạnh và trở thành nơi cung ứng sản phẩm cho thị trường các tỉnh phía Bắc và miền Đông Nam Bộ, đặc biệt còn xuất sang thị trường Campuchia.

Hiện làng nghề bó chổi được nhân rộng ra ở 6 ấp của xã gồm Thạnh Hưng, Thạnh Mỹ, An Bình, An Hòa, An Hòa B và An Khương, với gần 40 cơ sở sản xuất, giải quyết trên 500 lao động nhàn rỗi tại địa phương. Trung bình mỗi ngày, làng nghề sản xuất được hơn 2.500 sản phẩm. Để có đủ nguyên liệu cọng lá dừa nhằm phục vụ cho sản xuất, ngoài nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, các cơ sở sản xuất ở đây thu mua thêm nguyên liệu từ các nơi khác như: Mỏ Cày, Ba Tri...

Theo Bí thư Đảng ủy xã, năm 2011, làng nghề bó chổi ấp An Hòa - Mỹ An được công nhận là làng nghề tiểu thủ công nghiệp thứ 18 của tỉnh Bến Tre, mở ra một hướng mới cho việc phát triển sản phẩm làng nghề, nâng cao thu nhập cho người
dân địa phương.

Năm 2012, làng nghề bó chổi Mỹ An được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh. Đây là những điều kiện thuận lợi để làng nghề bó chổi Mỹ An phát triển, đưa sản phẩm của mình vươn xa hơn nữa. Đến năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Chổi Mỹ An”, giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm “Chổi Mỹ An” và hiểu biết thêm về chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tạo cơ hội mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm chổi Mỹ An.

Để giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống, hằng năm địa phương khai giảng từ 1 - 2 lớp đào tạo nghề bó chổi cọng dừa cho khoảng 50 lao động để nâng cao tay nghề. Hiện tại, Mỹ An đang triển khai các biện pháp củng cố, hoàn thiện Tổ hợp tác liên kết sản xuất bó chổi ấp An Hòa, hướng đến thành lập Hợp tác xã làng nghề bó chổi, tạo đầu ra tập trung giúp người dân an tâm trong sản xuất; đồng thời trong thời gian tới sẽ phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn để người dân mở rộng sản xuất. Đặc biệt, xã đang đăng ký và hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, Bí thư Đảng ủy Trần Văn Tây thông tin.

Trong điều kiện phát triển du lịch của Bến Tre hiện nay, loại hình du lịch làng nghề đang dần khẳng đỉnh sự phát triển mới như một xu hướng tất yếu. Vì vậy, làng nghề bó chổi Mỹ An sẽ hướng tới việc thu hút được khách du lịch tham quan để tạo thêm một nguồn thu nhập ổn định từ du lịch. Khách đến tham quan làng nghề vừa được trải nghiệm sản phẩm nơi làng nghề, xem nghệ nhân biểu diễn, vừa tiêu thụ sản phẩm làng nghề tại chỗ...cũng là cách để góp phần gìn giữ và phát huy làng nghề truyền thống của địa phương.

Bài và ảnh Chương Đài

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nam: Khuyến công hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu

Hà Nam: Khuyến công hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu

LNV - Chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy CNNT phát triển; khôi phục, gìn giữ và phát triển một số ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thái Bình: Hiệu quả từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia

Thái Bình: Hiệu quả từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia

LNV - Được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công Quốc gia, Công ty Cổ phần Đầu tư QDH (cụm công nghiệp Thanh Tân, Kiến Xương) đã mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất tạo sự bứt phá mạnh mẽ về sản lượng, doanh thu. Doanh nghiệp cũng tạo ra môi trường làm việc thuận lợi hơn cho người lao động, hướng tới mở rộng quy mô sản xuất và thị trường xuất khẩu.
Khuyến công Thái Bình: Hướng làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn

Khuyến công Thái Bình: Hướng làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công -Tư vấn phát triển công nghiệp tâp trung triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ bà con làng nghề xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư nâng cao nhận thức và thực hành có hiệu quả về thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giúp làng nghề phát triển bền vững.
Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án sản xuất hạt Mắc ca

Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án sản xuất hạt Mắc ca

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương Đắk Lắk, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND xã Chứ Kbô, huyện Krông Búk tổ chức nghiệm thu đề án: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất hạt mắc ca tại hộ kinh doanh Hoàng Nguyên.
Khuyến công Ninh Thuận: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến chế biến táo sấy

Khuyến công Ninh Thuận: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến chế biến táo sấy

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận đã chủ trì phối hợp tổ chức Đoàn nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến táo sấy” tại Hộ kinh doanh Trung Tuấn.
Thăng Bình (Quảng Nam): Trao chứng nhận cho 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu

Thăng Bình (Quảng Nam): Trao chứng nhận cho 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu

LNV - Huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) vừa tổ chức hội nghị tổng kết, trao thưởng và giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu năm 2024.

Tin khác

Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công

Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công

LNV - Ngày 21/8/2024, Sở Công Thương Đắk Lắk; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND xã Ea Pil, huyện M’Drắk tổ chức nghiệm thu đề án: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất tinh dầu thảo dược tại Công ty TNHH Thương mại EPIS xã Ea Pil, huyện M’Drắk.
Sắp diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024

Sắp diễn ra Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024

LNV - UBND tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND về việc tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Hòa Bình 2024.
Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản

Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản

LNV - Vừa qua, Sở Công Thương Đắk Lắk; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng và UBND xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar tổ chức nghiệm thu đề án: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản tại Hộ kinh doanh Trung Nguyễn, xã Cư Dliê M’nông, huyện Cư M’gar
Quảng Bình: Thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển

Quảng Bình: Thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển

LNV - Bên cạnh chương trình OCOP, chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) là một kênh đánh giá quan trọng đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) hiện nay. Tại Quảng Bình, qua 12 năm triển khai, chương trình đã góp phần phát hiện và tôn vinh nhiều sản phẩm, giúp các cơ sở mở rộng sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó, tạo động lực thúc đẩy CNNT ngày càng phát triển.
Khuyến công Bến Tre: Thực hiện nhiều chương trình, dự án đạt tiến độ và hiệu quả

Khuyến công Bến Tre: Thực hiện nhiều chương trình, dự án đạt tiến độ và hiệu quả

LNV - Để chương trình khuyến công hoạt động hiệu quả hơn trong những tháng cuối năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (KC&XTTM) tỉnh Bến Tre đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Đối với hoạt động khuyến công, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn triển khai thực hiện các đề án khuyến công quốc gia và khuyến công tỉnh đạt tiến độ và hiệu quả.
Khuyến công Thanh Hóa: Đầu tư thiết bị tiên tiến giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Khuyến công Thanh Hóa: Đầu tư thiết bị tiên tiến giảm thiểu ô nhiễm môi trường

LNV - Trong 6 tháng cuối năm 2024, Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng Thanh Hóa phấn đấu giải ngân 100% các đề án với tổng kinh phí là 3.277 triệu đồng.
Khuyến công Bắc Giang: Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất cơ khí chính xác

Khuyến công Bắc Giang: Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất cơ khí chính xác

LNV - Ngày 12/8/2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại phối hợp với Phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công Thương), Phòng Kinh tế huyện Yên Dũng, UBND xã Nội Hoàng nghiệm thu hoàn thành đề án "Đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất cơ khí chính xác" tại Công ty TNHH BNTECH VINA (thôn Chiền, xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc tại CCN Cát Trinh

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc tại CCN Cát Trinh

LNV - Ngày 8/9, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam, Tổng Công ty May Nhà Bè để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình đầu tư phát triển CCN Cát Trinh, huyện Phù Cát.
Lạng Sơn nghiệm thu đề án khuyến công địa phương tại huyện Cao Lộc

Lạng Sơn nghiệm thu đề án khuyến công địa phương tại huyện Cao Lộc

LNV - Vừa qua, tại xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), Hội đồng nghiệm thu các đề án khuyến công của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị sản xuất nước lọc tinh khiết”. Đây là 1 trong 11 đề án khuyến công địa phương năm 2024 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ sản xuất cà phê hoà tan tại Ea Knốp

Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ sản xuất cà phê hoà tan tại Ea Knốp

LNV - Ngày 12/7/2024, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ea Kar tổ chức nghiệm thu Đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cà phê hoà tan tại Hộ kinh doanh Đặng Ngọc Hưng tại thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar.
Bắc Giang: Kinh phí khuyến công hỗ trợ địa bàn đặc biệt khó khăn

Bắc Giang: Kinh phí khuyến công hỗ trợ địa bàn đặc biệt khó khăn

LNV - Kế hoạch sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Bắc Giang năm 2024, tập trung khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất tại những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh như các huyện: Hiệp Hòa, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế và Sơn Động…
Quảng Nam: Nghiệm thu 4 đề án khuyến công

Quảng Nam: Nghiệm thu 4 đề án khuyến công

LNV - Vừa qua, Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam tổ chức nghiệm thu các đề án khuyến công năm 2024.
Kế hoạch khuyến công năm 2025

Kế hoạch khuyến công năm 2025

LNV - Cục Công Thương địa phương đã gửi công văn tới Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025.
Thanh Hóa: Áp dụng sản xuất sạch trong sản xuất công nghiệp

Thanh Hóa: Áp dụng sản xuất sạch trong sản xuất công nghiệp

LNV - Chủ động đầu tư các công nghệ sản xuất hiện đại, cải tổ lại quy trình hoạt động một cách hợp lý nhằm tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên liệu, nhân công… là những giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nỗ lực thực hiện.
45 tỷ đồng kinh phí khuyến công quốc gia đã được phân bổ trong 6 tháng qua

45 tỷ đồng kinh phí khuyến công quốc gia đã được phân bổ trong 6 tháng qua

LNV - Theo thông tin từ Cục Công Thương địa phương, năm 2024, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3396/QĐ-BCT là 130 tỷ đồng/106 đề án cho 38 địa phương, 14 đơn vị và một số nhiệm vụ do Cục trực tiếp thực hiện.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động