Bát Tràng phải trở thành một làng kiểu mẫu

LNV - Năm 1958 Nhà nước quyết định đào sông Bắc – Hưng - Hải, để đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp của 3 tỉnh đồng bằng sông Hồng là Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Con sông cắt ngang qua làng cổ Bát Tràng, chia đội xã Quang Minh (xã Kim Lan và Bát Tràng bây giờ). Một nửa số hộ dân sống ở làng cổ Bát Tràng đã tình nguyện hiến đất, phá dỡ nhà cổ, lò nung gốm lâu đời di dời đến nơi ở mới.
Bát Tràng phải trở thành một làng kiểu mẫu

Ngày 20 tháng 02 năm 1959, Bác Hồ đã về thăm làng gốm Bát Tràng; Bác thăm một số gia đình, thăm HTX Minh Châu. Bác ân cần thăm hỏi, động viên và tìm hiểu một số công đoạn sản xuất gốm sứ. Bác nhắc, sản xuất ra mặt hàng này phải thực hiện: Nhanh, nhiều, tốt, rẻ. Muốn làm được như vậy phải có sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Nói chuyện với cán bộ nhân dân làng Bát Tràng, Bác thay mặt Đảng, Chính phủ hoan nghênh nhân dân Bát Tràng đã góp phần xây dựng công trình đại thủy nông Bắc – Hưng – Hải. Bác biểu dương nhân dân và nhắc nhở xã cần chú ý đến đường xá, giao thông, trồng cây để tạo môi trường trong lành. Cuối cùng Bác căn dặn: “Làng Bát Tràng mới phải trở thành một trong những làng kiểu mẫu ở nước Việt Nam mới, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu, hơn 60 năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bát Tràng luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu, nhân dân Bát Tràng từng bước mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng với quá trình đổi mới, sự vận động khách quan của cơ chế thị trường . Ở thời điểm đó giá trị hàng gốm sứ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Thành phố. Các mô hình sản xuất kinh tế của các hộ gia đình phát triển mạnh mẽ, đa dạng về chất lượng, chủng loại, đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Từ năm 2002 với việc triển khai nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lò gas vào sản xuất gốm sứ đánh dấu một bước đột phát trong quy mô, tổ chức, hiệu quả sản xuất gốm sứ của Bát Tràng, giúp địa phương khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nung bằng than, đồng thời tăng hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Gốm sứ của Bát Tràng ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm, ưa chuộng và có mặt ở các thị trường lớn: Pháp, Nhật, Ý, Hàn Quốc, Nga, Hoa Kỳ... Bên cạnh những thuận lợi, gốm sứ Bát Tràng cũng chịu ảnh hưởng lớn từ sự cạnh tranh quyết liệt của các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc, gốm sứ từ các vùng miền khác trong nước. Do vậy, Đảng uỷ, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo, định hướng cho người dân tiếp tục duy trì sản xuất, sáng tác mẫu mã mới đa dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh việc phát triển sản phẩm đại trà, nhiều nghệ nhân, thợ giỏi đã nghiên cứu phục chế gốm cổ đời Lý, đời Trần, đời Mạc...; khôi phục và chế tác thành công nhiều công thức men đặc trưng truyền thống Bát Tràng.

Nhằm động viên và ghi nhận những công lao đóng góp, cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của địa phương, Nhà nước, Thành phố Hà Nội, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã vinh danh và trao tặng danh hiệu Nghệ nhân cho gần 140 người con ưu tú của Bát Tràng trong đó 2 Nghệ nhân nhân dân; 7 Nghệ nhân ưu tú; 27 Nghệ nhân Hà Nội và hơn 100 Nghệ nhân làng nghề, Nghệ nhân dân gian....Bát Tràng trở thành địa phương nhiều nghệ nhân nhất trong cả nước. Những năm gần đây cùng với phát triển sản xuất kinh doanh, Bát Tràng cũng trở thành một trong những điểm du lịch, văn hoá làng nghề được nhiều khách quốc tế và trong nước biết đến. Mỗi năm Bát Tràng đón khoảng gần 2000 đoàn với trên 2 vạn khách thăm quan, du lịch, ký kết các hợp đồng kinh tế tại địa phương, trong đó có xã hội của địa phương phát triển mạnh. Xã có trên 200 doanh nghiệp và hơn 1000 hộ sản xuất, kinh doanh gốm sứ tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 5000 lao động của địa phương và tạo việc làm cho trên 4000 lao động ở nơi khác đến làm việc hàng ngày. Tổng giá trị sản xuất, thương mại gốm sứ năm 2022 ước đạt trên 2000 tỉ đồng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị vững mạnh.

Bát Tràng phải trở thành một làng kiểu mẫu

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ khi người về thăm Bát Tràng ngày 20 tháng 02 năm 1959, Đảng bộ và nhân dân xã Bát Tràng đã bám sát các tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới, khôi phục phát triển làng nghề, chương trình OCOP, xây dựng quy hoạch tổng thể của địa phương, từng bước xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí. Năm 2009, UBND Thành phố Hà Nội công nhận 02 làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng và Giang Cao là làng nghề gốm sứ truyền thống Hà Nội. Năm 2015, UBND Thành phố công nhận xã Bát Tràng là xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2020 xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận xã Nông thôn mới nâng cao, Nghề gốm làng Bát Tràng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Năm 2023 xã Bát Tràng đang phấn đấu hoàn thành tiêu chí để đề nghị công nhận xã Nông thôn mới kiểu mẫu.

Được sự quan tâm của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, huyện ủy, UBND huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng là một trong 2 địa phương được Thành phố lựa chọn thực hiện Đề án điểm về phát triển làng nghề gắn với văn hoá du lịch, quy hoạch, đầu tư một cách đồng bộ để Bát Tràng trở thành điểm thăm quan du lịch làng nghề đạt chuẩn quốc tế của Thủ đô và cả nước. Giúp Bát Tràng bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hoá truyền thống của làng nghề, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống cho nhân dân. Đó chính là niềm tin, niềm hy vọng để nhân dân Bát Tràng thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu, để Bát Tràng trở thành làng kiểu mẫu của Thủ đô và cả nước.

Phạm Huy Khôi

Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng

Phạm Huy Khôi

Tin liên quan

Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

Bát Tràng, Vạn Phúc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu

LNV - Vào ngày 14/02, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón chứng nhận công nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo Thế giới. Đây là hai làng nghề đầu tiên của Việt Nam gia nhập mạng lưới này, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc quảng bá tinh hoa nghề truyền thống và thúc đẩy xúc tiến thương mại cho Hà Nội trong thời gian tới.
Triển lãm “Hồn của đất” tình yêu với Bác Hồ và Tổ quốc

Triển lãm “Hồn của đất” tình yêu với Bác Hồ và Tổ quốc

LNV - Vừa qua, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng (1959-2024), Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồn của Đất” tại Không gian trưng bày Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội.
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa

Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa

LNV - Đến nay, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hơn 50 sản phẩm gốm sứ đạt OCOP từ 3 đến 5 sao. Cùng với chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ trong nước, gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu tới nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ…

Tin mới hơn

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Bản Nặm Dên, xã biên giới Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Diện mạo bản làng đổi thay rõ nét khi hạ tầng cơ sở được hoàn thiện, đời sống người dân nâng cao và các giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy.
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái

LNV - Sau khi được thành lập từ sự hợp nhất của ba xã cũ thuộc thị xã Sơn Tây, xã Đoài Phương (Hà Nội) đang từng bước vươn lên trở thành địa phương phát triển toàn diện. Với định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và du lịch sinh thái, Đoài Phương đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và xây dựng nền kinh tế bền vững.
Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

Nam Đàn đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 về việc công nhận Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.

Tin khác

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.
Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp
Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

LNV - Nghị quyết vừa được HĐND thành phố thông qua, mở ra cơ hội khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch.
Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

LNV - Hà Nội lắp đặt 14 màn hình LED tại 11 điểm thuộc 3 tuyến diễu binh, diễu hành; 7 màn hình LED tại 6 điểm cửa ngõ Thủ đô; 136 màn hình LED tại các điểm công cộng…
Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

LNV - Tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam, bà Đỗ Thị Diệu Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai khẳng định, sự ra đời của tỉnh Gia Lai mới từ ngày 1/7/2025 là bước ngoặt mang tính lịch sử. Với lợi thế “rừng
Giao diện di động