Bảo vệ và phát huy giá trị Quần đảo Cát Bà gắn với di sản thế giới Vịnh Hạ Long
Thành phố Hải Phòng đã có kế hoạch tổ chức đón nhận danh hiệu nhân kỷ niệm 69 năm giải phóng Hải Phòng vào tối 11/5/2024 tại Quảng trường Trung tâm Chính trị- Hành chính Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm.
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản Thiên nhiên Thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam |
Quần đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng bao gồm Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Vườn quốc gia Cát Bà có diện tích khu vực đề cử di sản thế giới là 22.250 ha với 358 hòn đảo, trong đó có đảo Cát Bà (còn gọi là đảo Ngọc) là phần diện tích quan trọng nhất của huyện Cát Hải Nơi đây chứa đựng các khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên bao gồm các đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ, các đỉnh nhọn núi, vách đá vôi nhô lên trên mặt biển cùng với các đặc điểm liên quan như các mái vòm và hang động, hồ nước mặn....Với nhiều hòn đảo đá vôi muôn hình, muôn vẻ trong đó có sự góp mặt của 775 đảo đá vôi thuộc Vịnh Hạ Long, mặt nước lấp lánh màu ngọc bích, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà hiện lên như một bàn cờ bằng đá quý, nước non trùng điệp, thanh bình, những bãi cát trắng mịn, tinh khôi bao quanh chân các đảo nhỏ...Đi với đó, Di sản được bao quanh bởi vùng đệm, phía Bắc giáp thành phố Hạ Long, phía Đông Bắc giáp thành phố Cẩm Phả, phía Đông giáp huyện Vân Đồn đều thuộc tỉnh Quảng Ninh. phía Nam và phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp đảo Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng. Trong đó đã hội tụ tất cả các yếu tố cần thiết thể hiện đầy đủ các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.
Trong khu vực Di sản diễn ra các hoạt động du lịch, giao thông cảng biển, đánh bắt hải sản và các hoạt động dân sinh khác của cộng đồng dân cư đang sinh sống và kinh doanh trên biển và quần đảo...những hoạt động này hiện đang được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Do đó, cảnh quan thiên nhiên, các giá trị thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và những nét đặc trưng tiêu biểu như các đảo đá, hang động trong khu di sản vẫn được duy trì và bảo tồn nguyên vẹn....
Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cùng đoàn công tác tại kỳ họp lần thứ 45 của Uỷ ban di sản Thế giới diễn ra tại Thủ đô Riyadh-Ả rập Xê-út tháng 9/2023Thế giới diễn ra tại Thủ đô Riyadh-Ả rập Xê-út tháng 9/2023 |
Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hải Phòng cho biết : Năm 1994 và 2000 Vịnh Hạ Long được UNESCO ghi danh là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Năm 2004 Quần đảo Cát Bà được UNESCO ghi danh là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Trên bình diện quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã xếp hạng Vịnh Hạ Long là Danh lam thắng cảnh quốc gia từ năm 1962 và Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt năm 2009, Quần đảo Cát Bà được công nhận là Vườn quốc gia năm 1986, Khu bảo tồn biển năm 2003 và được xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt năm 2012. Theo đó, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được bảo vệ hiệu quả thông qua các luật có liên quan của Nhà nước và các Nghị định của Chính phủ như: Luật Di sản văn hóa, Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp, Luật Du lịch, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thủy sản, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Trên cơ sở các luật đó, mọi hoạt động diễn ra trong khu vực Di sản mà có khả năng tácđộng tới giá trị của di sản cần có sự thông qua của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch và các Bộ ngành liên quan.
Việc công nhận của UNESCO đối với Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà mở ra nhiều cơ hội cho thành phố Hải Phòng và Tỉnh Quảng Ninh, đồng nghĩa với việc 2 tỉnh, thành phố sẽ có rất nhiều công việc phải làm. Bởi, đây là di sản thiên nhiên thế giới đầu tiên tại Việt Nam trải rộng trên địa bàn của hai địa phương - vấn đề quản lý di sản vật thể liên tỉnh trong thực tế trước nay chưa có.
Thách thức ở đây là phải bảo vệ và quản lý di sản như thế nào để có sự thống nhất, hiệu quả giữa hai địa phương, vừa bảo đảm được phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch, vì mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, vừa gìn giữ được tính toàn vẹn và tôn trọng đầy đủ giá trị nổi bật toàn cầu của di sản như nội dung các khuyến nghị của UNESCO bên cạnh việc công nhận di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà. Giải pháp quan trọng nhất cần triển khai ngay là xây dựng kế hoạch, quy chế quản lý di sản giữa hai địa phương để làm cơ sở cùng quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản và giải quyết các mối đe dọa chính như vấn đề ô nhiễm môi trường (dầu, tiếng ồn, nước thải, rác thải…), săn trộm, khai thác tài nguyên biển và lâm sản, đánh bắt quá mức, nuôi trồng thủy sản không bền vững, các khu định cư, sự phát triển trong vùng đệm và sức tải sinh thái của di sản từ du lịch đại chúng…
Ông Trịnh văn Tú, Phó giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao cho rằng: Thời gian tới, khi di sản thế giới được công nhận sẽ tạo ra các cơ hội triển khai các dự án lớn phát triển kinh tế - xã hội liên quan trong và ngoài vùng đệm của di sản ở hai địa phương, đặc biệt đối với thành phố Hải Phòng. Bởi vậy, điều này phải lưu ý bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn di sản theo mục tiêu phát triển bền vững của UNESCO và quan điểm bảo tồn di sản văn hoá.
Bên cạnh các chiến lược quảng bá điểm đến, xúc tiến phát triển du lịch, việc tính toán kết nối thành chuỗi các điểm, tuyến tham quan… để bảo đảm tăng nguồn thu từ dịch vụ du lịch nhưng giảm sức chịu tải của di sản, tôn trọng giá trị nổi bật toàn cầu của di sản là những giải pháp các địa phương cần hết sức quan tâm...Cần tập trung cao tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá trong nước và quốc tế về giá trị di sản. Ngoài ra, cần hoàn thiện kế hoạch quản lý di sản theo hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thiên nhiên thế giới 1972. Tham mưu triển khai lập quy hoạch tổng thể di sản thế giới theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về di sản văn hóa. Xây dựng quy chế bảo vệ di sản...Đồng thời, triển khai thực hiện một số khuyến nghị của Trung tâm Di sản thế giới đối với Di sản thế giới vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà như: Sửa đổi các ranh giới của Vườn Quốc gia Cát Bà để ăn khớp với các ranh giới của phần mở rộng Quần đảo Cát Bà gắn với di sản thế giới Vịnh Hạ Long. Mở rộng phân tích sức chịu tải sinh thái hiện hữu đã được thực hiện đối với Vịnh Hạ Long cho toàn vùng di sản…
Việc Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được ghi danh là di sản thiên nhiên thế giới là một trong những dấu mốc quan trọng khẳng định sự phối hợp hiệu quả, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền hai tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Đây chính là bước khởi đầu cho một quá trình hợp tác cùng phát triển theo chiều sâu và toàn diện hơn của Hải Phòng và Quảng Ninh để hướng tới bảo vệ lâu dài và quản lý bền vững di sản cũng như mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho chính người dân địa phương, cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO nói chung và của Việt Nam nói riêng, là bài học kinh nghiệm hữu ích trong việc kết hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới nói riêng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nói chung ở Việt Nam trong những năm tới.
Tin liên quan
Trung thu nghĩa tình
14:01 | 20/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Kỳ họp thứ 19 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa 16 dự kiến diễn ra vào ngày 17-9-2024
09:43 | 22/08/2024 Tin tức
Quảng Ninh: Vai trò quan trọng của phụ nữ trong xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP
09:39 | 24/07/2024 OCOP
Tin mới hơn
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
TP.Hội An: Nhận giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu á và châu đại dương
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội: Công trình "Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình" - Lan toả sắc hoa cho cộng đồng
09:55 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
22:29 | 06/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Quốc Oai: Xã Đồng Quang tăng cường công tác an sinh xã hội, ổn định an ninh trật tự
13:23 | 05/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thử thách tài năng đầu bếp tỉnh Bình Định
10:16 | 04/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ dâng Y Kathina: Nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ
10:08 | 04/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường THPT Minh Quang Chất lượng dạy và học ngày càng cao
10:05 | 01/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Kỷ niệm 60 năm Di tích lịch sử bãi biển Lộ Diêu, nơi cập bến tàu không số
14:24 | 31/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Người cán bộ hội tâm huyết với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang
18:15 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sức sống mới trên quê hương Phú Thọ
09:25 | 25/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội