Bảo vệ sinh thái sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi
Vùng đất sản xuất lúa ở phường Trung Lương, Thị xã Hồng Lĩnh có vị trí nằm ở bãi ngoài đê La Giang, nơi đây vốn nổi tiếng là một trong số ít vùng có rươi tự nhiên ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, khi người dân thường xuyên sử thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đã khiến nguồn rươi tự nhiên suy giảm nghiêm trọng.
Gạo ST25 được trồng trên ruộng rươi được Công ty An Phát xây dựng thành sản phẩm có thương hiệu để mang tới nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. |
Trước nguy cơ rươi tự nhiên ở phường Trung Lương bị giảm sản lượng khai thác, năm 2022, Trung tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp công nghệ cao thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh triển khai việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển nuôi rươi thương phẩm kết hợp sản xuất lúa hữu cơ trên vùng ven sông Thị xã Hồng Lĩnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trên 15% so với sản xuất thông thường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Lê Văn Lịch – một hộ dân đang có 1ha ruộng lúa kết hợp nuôi rươi cho biết: “Được sự quan tâm của các đơn vị, từ năm 2022, hiệu quả sản xuất lúa và thu hoạch rươi của chúng tôi đã được cải thiện so với nuôi trồng theo cách thông thường. Việc thả bổ sung ấu trùng rươi cũng gia tăng lượng rươi lớn cho gia đình vào mùa thu hoạch, góp phần phát triển kinh tế của gia đình. Gạo từ ruộng rươi cũng có giá bán cao hơn và được bao tiêu sản phẩm nên tôi rất yên tâm.”
TS. Trịnh Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp công nghệ cao cho biết: “Đề tài đặt mục tiêu xây dựng được 4ha mô hình bổ sung giống rươi trên ruộng khai thác rươi tự nhiên, 12ha mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng khai thác rươi tự nhiên và 6ha mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trên ruộng mặn lợ có khả năng mở rộng khai thác rươi tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP cho Gạo Rươi Hồng Lĩnh.”
Hiện tại, dự án đã triển khai được 12ha/ 2 vụ mô hình trồng lúa hữu cơ trên ruộng khai thác rươi tự nhiên đạt chứng nhận tieu chuẩn hữu cơ quốc gia TCVN 11041-2:2017, 6ha/ 2 vụ mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trên ruộng mặn lợ có khả năng mở rộng khai thác rươi đang được đánh giá để cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ TCVN 11041-2:2017, 4ha/ 2 năm mô hình thả rươi bổ sung với mật độ 1 triệu con/ha trên ruộng khai thác rươi tự nhiên.
Các hộ tham gia được hỗ trợ giống, vật tư phân bón, được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc từ khi gieo cấy đến khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch, lúa được Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ An Phát thu mua ngay tại ruộng và chế biến gạo hữu cơ.
TS. Trịnh Thị Thanh Hương (bên phải) đang trao đổi cùng nông dân tại ruộng lúa được trồng theo hướng hữu cơ kết hợp nuôi rươi. |
Vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng o ruộng rươi
“Trong thời gian tới, các đơn vị sẽ tiếp tục đánh giá năng suất thực thu đồng thời sẽ hoạch toán chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng các quy trình công nghệ mà đơn vị chủ trì thực hiện đã nghiên cứu xây dựng cho cả 2 vùng: vùng khai thác rươi tự nhiên và vùng mặn lợ có khả năng mở rộng khai thác rươi”, TS. Trịnh Thị Thanh Hương cho biết.
Ông Lê Văn An – Giám đốc Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ An Phát, sau khi thu mua lúa thuộc mô hình của bà con ở phường Trung Lương, doanh nghiệp đã chế biến gạo đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam TCVN TCVN 11041-5:2018 và đầu tư đóng gói thành sản phẩm “Gạo hữu cơ ST25 ruộng rươi Hồng Lĩnh” để phân phối đến nhiều siêu thị thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và một số tỉnh thành khác. Tuy nhiên, do sản lượng còn hạn chế nên chưa đáp ứng được việc phân phối lớn cho thị trường. Nhưng tín hiệu tích cực là được người tiêu dùng đón nhận, đánh giá cao chất lượng gạo ruộng rươi. Vì vậy, trong thời gian tới, An Phát mong muốn có nguồn nguyên liệu ổn định để có chiến lược phát triển thị trường hiệu quả hơn, lan tỏa thương hiệu gạo của Thị xã Hồng Lĩnh tới nhiều nơi trên cả nước, thậm chí là xuất khẩu sang nước ngoài.
Phó chủ tịch Thị xã Hồng Lĩnh Tôn Quang Ngọc đánh giá cao mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng khai thác rươi tự nhiên tại phường Trung Lương, trong thời gian tới Thị xã sẽ có chủ trương nhân rộng mô hình để tạo nên thương hiệu lúa, gạo cho Thị xã nói chung và phường Trung Lương nói riêng. Dư địa để canh tác lúa kết hợp nuôi rươi ở trên địa bàn còn rất nhiều nên cần sự vào cuộc quyết liệt của các đơn vị và bà con nông dân để mô hình đã hiệu quả sẽ hiệu quả hơn nữa.
Những kết quả thành công của mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng khai thác rươi tự nhiên tại phường Trung Lương đã mở ra hướng đi mới, giúp cho nông dân thay đổi nhận thức trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Việc canh tác lúa hữu cơ trên vùng đất khai thác rươi góp phần cải tạo đất, giữ gìn môi trường sinh thái, khôi phục nguồn lợi rươi tự nhiên, tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn với giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Đây là một trong những hướng đi mới, mang lại hiệu quả cho người nông dân vì họ không chỉ hưởng lợi giá trị kinh tế cao từ trồng lúa hữu cơ mà còn khai thác nguồn lợi từ rươi do môi trường được cải thiện.
Tin liên quan
Hà Nam: Thu nhập ổn định từ mô hình trồng sắn dây
09:21 | 25/10/2024 Kinh tế
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Tin mới hơn
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
11:55 | 02/12/2024 Kinh tế
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”
09:08 | 28/11/2024 Kinh tế
Khai trương cụm sân YoYo Pickleball lớn nhất TP. HCM tại Thủ Đức
10:52 | 26/11/2024 Kinh tế
Mãng cầu hữu cơ Tây Ninh đạt chuẩn xuất khẩu
14:17 | 21/11/2024 Kinh tế
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi vịt công nghệ cao
09:01 | 14/11/2024 Kinh tế
Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - Tiêu dùng bền vững làng nghề 2024
10:07 | 01/11/2024 Kinh tế
Tin khác
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2024 - 2029
10:07 | 01/11/2024 Kinh tế
Lãnh đạo tỉnh Bình Định làm việc với Đại sứ Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam
14:28 | 31/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 | 30/10/2024 Kinh tế
Phú Yên đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
09:22 | 25/10/2024 Kinh tế
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Kinh tế, xã hội đạt nhiều kết quả tích cực
19:33 | 13/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Người nông dân làm giàu nghề sản xuất meo nấm rơm
11:09 | 10/10/2024 Kinh tế
Hà Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP ở Văn Lý
13:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Cựu chiến binh say mê với nghề diệt tổ mối
09:55 | 30/09/2024 Kinh tế
Để quả nhãn Cần Thơ được xuất ngoại
09:31 | 27/09/2024 Kinh tế
Hiệp hội Yến Sào Việt Nam Tham Dự Hội Nghị Phát Triển Ngành Yến Sào Toàn Cầu Tại Trung Quốc
15:28 | 26/09/2024 Kinh tế
Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật ở Thanh Hoá
10:32 | 25/09/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
13:58 | 20/09/2024 Kinh tế
Gara ô tô Hoàng Gia Phát - Địa chỉ tin cậy cho khách hàng tại Hải Dương
13:55 | 20/09/2024 Kinh tế
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 | 19/09/2024 Kinh tế
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
11:55 Kinh tế
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 Nông thôn mới
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội
23:50 Tin tức